MỤC LỤC
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục hưởng nghiệp cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Tuy nhiên vấn đề quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Nghĩa Hưng chưa thực sự có hiệu quả. Nếu áp dụng họp lý các biện pháp quản lý hoạt động GDHN được đề xuất thì sẽ nâng cao được chất lượng GDHN trong nhà trường, thực hiện được mục tiêu phát triển giáo dục của địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp quan sát: Sử dụng các quan sát để thu thập thông tin về công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường THPT huyện Nghĩa Hưng và ghi chép trung thực những nhân tố có liên quan đến đối tượng và mục đích nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp CBQL, GV, PHHS và tham khảo ý kiến các chuyên gia để có kết luận thỏa đáng trong việc đánh giá thực ừạng nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý giáo dục thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tỉnh chất trường THPT xã hội chủ nghĩa việt nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới ”, [24]. Quản lý công tác GDHN trong trường PTTH là một hoạt động tác động họp lý có kế hoạch, nội dung, phương pháp, chương trình, mục đích của nhà quản lý (Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp người thay mặt Hiệu trưởng quản lý lớp) đến từng học sinh, nhằm điều khiển, điều chỉnh, định hướng, quá trình tự giáo dục của học sinh giúp các em lựa chọn ngành nghề phù họp với hứng thú, năng lực, sở thích cá nhân và nhu cầu của xã hội.
- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về: mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - kỹ thuật, các ngành sản xuất chủ yếu, các nghề nghiệp cơ bản của đất nước và của địa phương; cấu tạo, tính chất, công dụng của các vật liệu chủ yếu; nguyên tắc thiết kế, chế tạo, hoạt động, sử dụng bảo dưỡng, sửa chữa các công cụ và máy móc thông dụng trong sinh hoạt và trong sản xuất; phương pháp công nghệ cơ bản thuộc các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp. - Hình thành ở học sinh kỹ năng và thói quen sử dụng bảo dưỡng, sửa chữa những hỏng hóc nhỏ và các dụng cụ và máy móc thông dụng trong sinh hoạt và phổ biến trong sản xuất; kỹ năng và thói quen chế biến các nguyên vật liệu, chủ yếu bằng các phương pháp công nghệ cơ bản thành các sản phẩm có giá trị sử dụng, giá trị kinh tế - xã hội và giá trị hàng hóa; kỹ năng và thói quen lao động trong một nghề phù họp với phân công lao động của địa phương; tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất được giao cho bản thân và một đội sản xuất; cải tiến kỹ thuật và họp lý hóa công việc của bản thân và của đội sản xuất.
Vì vậy để thực hiện tốt nhiệm vụ và đạt tới mục tiêu của hoạt động GDHN, cần thiết phải làm cho các lực lượng tham gia GDHN và cả học sinh có ý thức đầy đủ về vị trí tàm quan ừọng của những mục đích nhiệm vụ của GDHN, từ đó có ý thức tự giác tích cực thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và tập thể trong hoạt động GDHN, để hoạt động GDHN mang lại hiệu quả cao đối với sự phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước. Đội ngũ hỗ trợ công tác hướng nghiệp trong nhà trường: Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, ừong đó giáo viên bộ môn là người tham mưu trực tiếp cho giáo viên chủ nhiệm về học lực và khí chất của học sinh, giáo viên chủ nhiệm là càu nối giữa nhà trường với gia đình học sinh trong quá trình GDHN, giáo viên chủ nhiệm và ban hướng nghiệp đóng vai trò chủ đạo ừong quá trình hướng nghiệp.
Trên cơ sở đó, ngành giáo dục càn có sự chỉ đạo tích cực xuyên suốt, huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia vào việc giải quyết những khó khăn ừong quá trình thực hiện công tác HN, xây dựng các quy chế đảm bảo cho việc thực hiện công tác HN có hiệu quả, nhất là việc xây dựng đề án phân luồng học sinh sau THPT ở từng địa phương phải mang tính đồng bộ và được sự chỉ đạo xuyên suốt đối với tất cả các cấp lãnh đạo ở từng địa phương. Trước sự phát triển kinh tế đất nước cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, một số ngành nghề đã và đang có thời gian chiếm vị trí cao trong xã hội, thu hút học sinh chen chân tìm một chỗ đứng trong giảng đường như: Bưu chính viễn thông, quản trị kinh doanh, ngoại thương, tài chính, ngân hàng, hải quan..Điều đó phản ánh tâm lý học tập ừong học sinh và cha mẹ các em là “thích làm thầy hơn làm thợ”, một dạng biểu hiện tâm lý nghề nghiệp ừong xã hội nước ta suốt các thập kỷ qua, không thể một sớm một chiều thay đổi được, nhất là trong thời kỳ quá độ thay đổi cơ cấu kinh tế nước nhà.
Luận văn đã làm sáng tỏ một số khái niệm liên quan đến đề tài như quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học và một số vấn đề lý luận về hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp, nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, thu nhập đầu người năm 2015 ước đạt 33 triệu đồng/người/năm. Trong những năm gần đây, nhiều nghề thủ công truyền thống được phục hồi như dệt chiếu cói ở Liêu Hải (Nghĩa Trung), Tân Liêu (Nghĩa Sơn); khâu nón lá ở Nghĩa Châu; làm miến ở Nghĩa Lâm.
Nền kỉnh tế của các xã thị trấn trong huyện phát triển không đồng đều, kinh tế địa phương chủ yếu thuần nông, thu nhập của người lao động thấp vì vậy mức huy động đóng góp của phụ huynh còn hạn chế. - Nâng cao chất lượng giáo dục thực chất, giảm sự chênh lệch giữa các vùng, các hệ, phấn đấu hàng năm có trên 95% học sinh đỗ tốt nghiệp, 60% thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp;. - về đội ngũ: Đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức; tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 2,5 giáo viên; tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn đạt 16%.
NN là một lĩnh vực hoạt động lao động mà ừong đó nhờ đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra một loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó đáp ứng được nhu cầu xã hội. Nhìn chung tỷ lệ học sinh nhận thức về nghề nghiệp là khá tốt, tuy nhiên con số này thực sự chưa cao, điều đó chúng ta chúng ta cần quan tâm đầu tư và có trách nhiệm hơn nữa với công tác GDHN của trường. Trước tiên cần giúp em hiểu đúng khái niệm nghề nghiệp, giúp em thấy được tầm quan trọng công tác GDHN sau đó trang bị cho các em kiến thức về nghề nghiệp để các em có cơ sở vững chắc lựa chọn nghề trong tương lai một cách chính xác.
Như vậy có thể thấy nhận thức CBQL, GV nhận thức được tầm quan ừọng, nhưng sự quan tâm của CBQL, GV về hoạt động GDHN còn hạn chế, chính hạn chế này phần nào lý giải được tại sao học sinh ít sử dụng nguồn thông tin của các thầy, cô giáo khi lựa chọn nghề nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 60.9% ý kiến đánh giá mức độ quan ừọng ừong việc chọn nghề cho con là do từ truyền thống gia đình hay sự lựa chọn, định hướng nghề của cha mẹ. Với kết quả này có thể thấy PHHS chưa đặt niềm tin vào hoạt động GDHN của nhà trường mặc dù học sinh được học GDHN từ lớp 9 đến lóp 12, nhiều phụ huynh cho rằng nhà trường có dạy nhưng chưa thực sự hiệu quả.