MỤC LỤC
Loài người đang phải đương đầu với những vấn đề to lớn, ảnh hưởng sâu sắc tới sự tồn tại và phát triển tương lai của con người, đó là vấn đề về ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, chênh lệch giàu nghèo, bệnh dịch thế kỷ AIDS, nạn khủng bố, chiến tranh cục bộ… ODA đã đóng góp phần to lớn giải quyết các vấn đề này thông qua các dự án và chương trình cấp vốn cụ thể cho các nước đang phát triển, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới nguy cơ tiềm ẩn của các vấn đề toàn cầu. + Đối với những dự án phát triển cơ sở hạ tầng, ODA giúp nước nhận viện trợ có điều kiện tốt hơn để xây dựng những công trình đòi hỏi vốn lớn, mức sinh lời thấp như đường xá, cầu cảng, sân bay… nhưng lại là những dự án mang lại lợi ích kinh tế – xã hội lớn, đặt nền móng cho sự phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư chính là xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo ra sức hấp dẫn mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm thu hút cùng một lúc cả hai nguồn vốn FDI và ODA cho công cuộc phát triển kinh tế.
Một yếu kém khác trong việc sử dụng nguồn vốn ODA là cơ cấu đầu tư bất hợp lý mà Brazil là một điển hình: các công trình hạ tầng được xây dựng với lượng vốn lớn, mất khoảng ắ lượng vốn cho đầu tư phỏt triển trong khi đất nước mới thoát khỏi nghèo nàn, dẫn đến kết quả là Brazil đã trở thành con nợ lớn nhất thế giới vào năm 1986 với tổng nợ là 108 tỷ USD và là một trong hai nước đầu tiên trên thế giới tuyên bố vỡ nợ vào tháng 8 năm 1992. - Giữ vững ổn định chính trị xã hội, thực thi các chính sách định hướng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng (môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, luật pháp hiệu quả, tự do hóa thương mại…) và bảo đảm việc cung cấp các dịch vụ công cộng quan trọng mà thị trường tư nhân không thể cung cấp một cách chu đáo và công bằng nhằm tạo điều kiện cho việc đầu tư có hiệu quả và phát huy sức lan tỏa của chúng.
Ngoài FDI là nguồn vốn cực kỳ quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì ODA cũng là nguồn vốn thực sự cần thiết không những góp phần hỗ trợ giải quyết vấn đề thiếu vốn cho phát triển kinh tế Việt Nam mà còn giúp Việt Nam có điều kiện đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội to lớn, giúp cải thiện thể chế, xóa đói giảm nghèo… mà những nguồn vốn khác không có điều kiện thực hiện. Có thể nói, ODA không chỉ bổ sung vốn cho nền kinh tế mà còn có đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo và duy trì sự tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực và tạo những tiền đề cần thiết cho sự phát triển nhanh và bền vững.
+ Về đa phương: hiện có 15 tổ chức gồm Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB), Uûy ban Châu Aâu (EC), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Quỹ Kuwait, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), chương trình Phát triển của liên hiệp quốc (UNCP), Quỹ Dân số thế giới (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Quỹ Đầu tư phát triển của Liên hiệp quốc (UNCDF). - Một mặt được khác của việc sử dụng ODA là nguồn vốn này đã đóng góp cho sự thành công của một số chương trình xã hội có ý nghĩa sâu rộng như Chương trình tiêm chủng mở rộng, Chương trình dinh dưỡng trẻ em, Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình phòng chống sốt rét… ODA đã góp phần cải thiện thứ hạng của Việt Nam về các chỉ số phát triển con người (HDI), cụ thể là tăng từ 0,646 năm 1995 lên 0,691 năm 2003, đứng thứ 112 trong tổng số 177 nước được xếp hạng, ngang bằng với nhiều nước đang phát triển khác có GDP bình quân đầu người cao hơn nước ta.
Trong nguồn vốn ODA, tỷ lệ giải ngân viện trợ không hoàn lại khá cao, cao hơn hẳn so với những năm trước, đạt tới 95,42% so với mức ký kết, nguyên nhân chủ yếu là do không có những ràng buộc về trả nợ nước ngoài, và là nguồn vốn chủ yếu được viện trợ dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật, tập trung vào các lĩnh vực y tế, xã hội, giáo dục, cải cách hành chính… Hình thức viện trợ này thường được giải ngân nhanh hơn các dự án đầu tư bằng vốn vay. Có những công trình kéo dài làm thiệt hại hàng chục tỷ đồng mỗi năm do phải chi trả lãi vay và duy trì bộ máy điều hành, cũng như phải thanh toán cho nhà thầu do việc kéo dài thời gian thi công công trình mà lỗi do phía Việt Nam như những chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, quá trình thẩm định phê duyệt, công tác đấu thầu, thanh quyết toán… Như vậy, nếu kéo dài thời gian giải ngân sẽ làm tăng hàng loạt các chi phí có liên quan đến quá trình chuyển giao vốn.
Theo ông Katsunari Suzuki, Đại sứ Nhật Bản tại Hà Nội: nguyên nhân chính của việc giải ngân chậm là do Việt Nam còn thiếu một đội ngũ cán bộ dự án có năng lực, những người có thể giải quyết nhanh chóng các công việc có liên quan đến ODA, đặc biệt tại những đơn vị có nhu cầu về ODA, khả năng làm việc của những người thừa hành còn quá yếu, không đủ sức thuyết phục các đối tác có nhiều kinh nghiệm trong việc tài trợ ODA cho nhiều nơi và nhiều dự án trên thế giới. Nguyên nhân thể hiện ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý đất đai chưa đồng bộ… Nghịch lý là ngay từ khâu tính toán, xác định tổng mức vốn đầu tư cho dự án đã thất thoát, nhiều dự án thiên về thiết kế phô trương hình thức, không phù hợp với thực tế sử dụng và còn nhiều biểu hiện tiêu cực trong quản lý và thi công công trình như móc nối, thỏa thuận khai tăng số lượng, điều chỉnh dự toán rút tiền và vật tư của công trình.
- Cần có văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cũng như Nghị định 181/2004/ NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật đất đai để giải quyết những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, góp phần thúc đẩy giải ngân nhanh các dự án ODA thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Trường hợp quy định của Việt Nam và các nhà đối tác khác nhau, chưa thống nhất được, cần phải núi rừ chương trỡnh, dự ỏn đú ỏp dụng theo quy định, thủ tục của bên nào để các cơ quan quản lý, các ban quản lý không phải lúng túng và xin ý kiến của cấp trên vì mỗi lần xin ý kiến như vậy mất rất nhiều thời gian và làm chậm tiến độ thực hiện các dự án rất nhiều.
Kế hoạch vốn đối ứng phải phân bổ cụ thể theo từng loại nguồn vốn: vốn ngân sách chi sự nghiệp, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung do ngân sách cấp phát, vốn vay tín dụng theo kế hoạch nhà nước, vốn tự có của các đơn vị (như các dự án điện, cấp thoát nước…), vốn vay từ các nguồn khác, vốn huy động từ các tầng lớp dân cư hoặc những người được hưởng lợi đóng góp (như các dự án cấp nước, đường ống nước, vệ sinh…). - Thủ tục rút vốn ODA tuy đã có bước tiến bộ nhưng còn rườm rà, phức tạp, trải qua nhiều cấp, mất nhiều thời gian tại cơ quan kiểm soát chi: Kho bạc Nhà nước, Quỹ Hỗ trợ Đầu tư và Phát triển… Cần có bước cải tiến quy trình giải ngân theo hướng đơn giản hóa thủ tục kết hợp với kiểm tra giám sát chặt chẽ, đảm bảo tốc độ và chất lượng giải ngân.
- Ngoài những quy định chung được áp dụng thống nhất như nhau cho tất cả các nhà tài trợ, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ phối hợp với nhau để soạn thảo một khung chính sách cho từng nhà tài trợ đặc biệt là những nhà tài trợ ODA lớn cho Việt Nam như Nhật Bản, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á…. Kết hợp với việc tăng cường năng lực quản lý các dự án ODA, phải tăng cường năng lực quản lý, giám sát, đánh giá hoạt động ODA ở mỗi cấp, mỗi ngành, đồng thời phát hiện được những nguyên tắc, chế độ không còn phù hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời để phát huy được tác dụng của công tác quản lý nguồn vốn ODA, khắc phục được tình trạng chồng chéo, phiền hà, gây cản trở cho việc triển khai các chương trình, dự án ODA.