Thực trạng hoạt động BHYT cho người nghèo ở BHXH Hải Dương giai đoạn 1999-2005 và giải pháp nâng cao hiệu quả

MỤC LỤC

Vai trò của BHYT

BHYT giúp người tham gia BHYT khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, đáp ứng nhu cầu KCB của mọi người dân, khi bất ngờ bị ốm đau, bệnh tật vì việc khám, chữa, điều trị chi phí rất tốn kém, ảnh hưởng đến ngân sách gia đình, trong khi thu nhập của họ bị giảm đáng kể, thậm chí mất thu nhập. Vì vậy, biện pháp hiệu quả nhất là thực hiện BHYT để giám gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, hỗ trợ cho Ngân sách y tế, khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Mối quan hệ giữa BHYT và chế độ chăm sóc y tế

Riêng đối với trẻ em, UNICEF đề ra 7 ưu tiên nhi khoa (GOBIFFF) cho các nước đang phát triển trên thế giới nhằm giải quyết các vấn đề gây ra tỷ lệ tử vong và bệnh tật cao ở trẻ em như suy dinh dưỡng, tiêu chảy, các bệnh nhiễm khuẩn và bệnh lây. Nếu công tác chăm sóc khoẻ ban đầu làm tốt, phòng bệnh đạt hiệu quả cao thì tỉ lệ bệnh tật và tử vong giảm xuống, các chi phí khám, chữa bệnh cũng giảm và làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động BHYT.

Đối tượng, đối tượng tham gia và phạm vi BHYT Đối tượng BHYT

Vì hoạt động theo nguyên tắc cân bằng thu chi như vậy nên tuy mọi người dân trong xã hội đều có quyền tham gia BHYT nhưng thực chất BHYT không chấp nhận bảo hiểm cho những người mắc bệnh nan y nếu không có thoả thuận gì thêm. Ngoài ra, mỗi quốc gia đều có những chương trình sức khoẻ quốc gia khác nhau, trong đó quy định một số loại bệnh mà người đến khám chữa bệnh đó được ngân sách của chương trình (hoặc ngân sách nhà nước) đài thọ chi phí.

Phương thức BHYT

Thông thường phạm vi BHYT của nhóm BHYT tự nguyện linh hoạt hơn nhóm BHYT bắt buộc, do họ được quyền lựa chọn phạm vi BHYT theo nhu cầu.

Quỹ BHYT

Ngoài ra, quỹ BHYT còn được bổ sung bằng một nguồn khác như: sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước (thông thường chỉ trong trường hợp quỹ có dấu hiệu mất khả năng chi trả), sự đóng góp và ủng hộ của các tổ chức từ thiện, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi theo quy định của các văn bản pháp luật về BHYT nhằm đảm bảo và tăng trưởng quỹ, …. Những người thuộc đối tượng được hưởng BHYT thì khi gặp những vấn đề về sức khoẻ sẽ được khám chữa bệnh theo quy định của Nhà nước, khi đó BHYT sẽ thanh toán những khoản tiền này trong phạm vi theo quy định.

Khái quát về BHYT ở Việt Nam

Đối tượng tham gia bắt buộc gồm người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp của tổ chức chính trị - xã hội..; cán bộ, công chức, viên chức người đang hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp BHXH hàng tháng, người có công với cách mạng..Các đối tượng này dần được bổ sung dần dần đảm bảo đa số người dân được hưởng quyền lợi tự KCB, ví dụ như Nghị định số 58/1998/NĐ-CP bổ sung các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 63/2005/NĐ-CP bổ sung các đối tượng: người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn trong các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác; trạm y tế xã phường, thị trấn; các tổ chức có sử dụng lao động, người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã. BHYT Việt Nam giới hạn trong phạm vi KCB đối với BHYT bắt buộc gồm: khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng, xét nghiệm, thăm dò chức năng, các thủ thuật, phẫu thuật..Các trường hợp loại trừ gồm bệnh phong, bệnh lao, sốt rét, tâm thần phân liệt, động kinh, chẩn đoán điều trị HIV/AIDS, bệnh lậu, giang mai, tiêm chủng phòng bệnh, điều dưỡng, khám sức khoẻ, dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, chỉnh hình, tạo hình thẩm mỹ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các trường hợp tự tử, nghiện ma tuý, cố ý gây thương tích, vi phạm pháp luật.

Các chương trình chăm sóc sức khoẻ (CSSK) ở Việt Nam

Các chương trình y tế hoạt động trong khuôn khổ xoá đói giảm nghèo như chương trình phòng chống bệnh bứơu cổ, phòng chống sốt rét, nước sạch cho sinh hoạt nông thôn, tiêm chủng mở rộng, xoá xã trắng về y tế nhằm cải thiện sức khoẻ, sinh hoạt và đời sống xã hội đối với người nghèo, nâng cao khả năng đề kháng đối với bệnh tật, chữa trị và phòng ngừa những dịch bệnh hay xảy ra xưa và nay ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.  Chúng ta vẫn đang tiếp tục thực hiện chương trình Quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm, triển khai thực hiện các chương trình phòng chống các bệnh không nhiễm trùng, chủ động phòng chống dịch bệnh, triển khai các vấn đề sức khoẻ và môi trường lao động trong các doanh nghiệp, tăng cường quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở BHXH HẢI DƯƠNG 1999 -2005

Quy định KCB cho người nghèo ở Việt Nam Chuẩn nghèo

Trong giai đoạn 2006-2010, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là giảm nghèo toàn diện hơn, công bằng hơn, bền vững và hội nhập; đồng thời thu nhập và mức sống của người dân cũng được nâng cao, do vậy, chuẩn nghèo cũng như các giải pháp thực hiện chương trình giảm nghèo cũng phải thay đổi cho phù hợp. Có thể nói rằng các chính sách dành cho người nghèo là một trong những đóng góp quan trọng cho việc thực hiện thành công chiến lược toàn diện về tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo bền vững, thực hiện công bằng nói chung và chăm sóc sức khoẻ người nghèo nói riêng khi mà người nghèo thiếu mọi nguồn lực để vươn lên, hoà nhập phát triển vào cộng đồng; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội và ổn định chính trị của đất nước.

Bảng 2: Tỷ lệ hộ nghèo của các vùng trong cả nước
Bảng 2: Tỷ lệ hộ nghèo của các vùng trong cả nước

BHYT cho người nghèo ở Việt Nam

(Nguồn: Tạp chí BHYT số 20/2002) Số liệu trên cho thấy số người nghèo đi KCB tăng nhanh qua các năm và tăng nhiều so với khi chưa triển khai BHYT cho người nghèo; người nghèo có thẻ BHYT được chăm sóc bình đẳng như các đối tượng có thẻ BHYT khác, người nghèo không còn tự ti, mặc cảm khi đi KCB; không còn phải làm đơn xin miễn giảm viện phí đi nhiều nơi, chờ sự phê duyệt của nhiều cấp vừa phiền hà, vừa mất thời gian. Đồng thời, BHYT Bình Định phối hợp với ngành y tế chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện cải cách hành chính trong KCB, giảm thiểu thời gian làm các thủ tục hành chính, hơn nữa, Bình Định còn ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác KCB, đặt các bảng hướng dẫn bệnh nhân đi KCB tại các nơi thuận tiện trong bệnh viện.

Đồ thị 1: Số trạm y tế xã, phường cả nước từ năm 2000 đến năm  2004
Đồ thị 1: Số trạm y tế xã, phường cả nước từ năm 2000 đến năm 2004

Sự hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Hải Dương Quá trình hình thành của BHXH tỉnh Hải Dương

Hiện nay BHXH tỉnh có 12 BHXH huyện, thành phố và có 8 phòng nghiệp vụ, đó là: Phòng Chế độ chính sách, phòng Kế hoạch tài chính, phòng Thu, phòng Giám định chi, phòng Bảo hiểm tự nguyện, phòng Công nghệ thông tin, phòng Tổ chức hành chính, phòng Kiểm tra. Các phòng trực thuộc BHXH tỉnh Hải Dương có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm được giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng giám đốc.

Bảng 5: Số cán bộ, nhân viên trong biên chế và làm việc theo hợp  đồng tại BHXH Hải Dương
Bảng 5: Số cán bộ, nhân viên trong biên chế và làm việc theo hợp đồng tại BHXH Hải Dương

Kết quả hoạt động vài năm qua của BHXH tỉnh Hải Dương 1. Kết quả đạt được

Công tác giải quyết các chế độ BHXH đã thực hiện theo đúng hướng cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các loại giấy tờ, thủ tục không càn thiết cho người lao động và đơn vị trên cơ sở sử dụng cơ chế "Một cửa” việc giải quyết chế độ đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng chế độ BHXH tạo cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động không mất nhiều thời gian khi giải quyết chính sách góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành và ổn định tình hình kinh tế - chính trị, xã hội tại địa phương. BHXH tỉnh Hải Dương đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như Báo Hải Dương, Đài phát thanh truyền hình Hải Dương, Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ, các Tạp chí và với liên đoàn lao động tỉnh để tuyên truyền về chính sách BHXH - BHYT với nhiều hình thức đa dạng như tổ chức hội nghị, báo cáo viên, tuyên truyền miệng tại các đơn vị doanh nghiệp, in cấp hàng trăm ngàn tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền, phát thanh trên hệ thống truyền thanh của huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn về quyền lợi,trách nhiệm liên quan đến chế độ BHXH -BHYT đến nhân dân, học sinh, xuất bản tập san 5 năm xây dựng và trưởng thành của BHXH tỉnh Hải Dương.

Bảng 7: Kết quả thu BHXH từ năm 1995 đến 2004
Bảng 7: Kết quả thu BHXH từ năm 1995 đến 2004

Tình hình triển khai BHYT cho người nghèo

Công tác thông tin tuyên truyền phổ biến chế độ chính sách BHXH đến đơn vị sử dụng còn hạn chế vì vậy còn một số doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người lao động trong các doanh nghiệp này chưa nhận thức được đầy đủ nghĩa vụ, quyền lợi, một số doanh nghiệp chưa tự giác thực hiện chế độ BHXH, BHYT cho người lao động, vì thế người lao động trong các đơn vị này chưa được hưởng quyền lợi BHXH, BHYT. Đến năm 2004 Sở LĐ-TB&XH lại tiếp tục kí kết hợp đồng với BHXH tỉnh Hải Dương để in thẻ, cấp thẻ BHYT cho người nghèo đã được duyệt; sau khi cơ quan BHXH in, cấp thẻ BHYT cho các Phòng tổ chức xã hội thông qua các chi nhánh BHXH huyện thì Sở LĐ-TB&XH căn cứ vào biên bản giao nhận thẻ có xác nhận của Phòng tổ chức xã hội huyện và tổng hợp phát hành thẻ của cơ quan BHXH chuyển trả tiền cho cơ quan BHXH, Ban quản lý quỹ KCB cho người nghèo thanh toán chi phí với Sở LĐ-TB&XH.

Bảng 10: Kết quả KCB  cho người nghèo theo chế độ BHYT  ở BHXH Hải Dương, 1999-2005
Bảng 10: Kết quả KCB cho người nghèo theo chế độ BHYT ở BHXH Hải Dương, 1999-2005

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở BHXH HẢI DƯƠNG