MỤC LỤC
Nếu các bánh xe cầu trước bị hãm cứng trước thì xe sẽ mất tính dẫn hướng.Bởi vì khi đó hướng chuyển động của xe sẽ được quyết định không phải do góc quay của bánh xe dẫn hướng mà là hướng của vec-tơ vận tốc trượt.Nếu các bánh xe cầu sau bị hãm cứng trước và có lực ngang tác dụng thì chúng sẽ trượt ngang và xe sẽ quay vòng theo hướng tác dụng của lực ngang xung quanh cầu trước.Vì vậy, để đảm bảo các điều kiện an toàn chuyển động, hiện nay trên một số xe người ta bố trí thiết bị chống hãm cứng các bánh xe (ABS_Antilock Breaking Systems). Như vậy, khi tỉ số giữa các mô-men phanh không đổi, trọng lượng bám chỉ được sử dụng hoàn toàn tại một điểm ứng với một gia tốc phanh xác định.Ngoài ra ở các điểm khác trọng lượng bám sẽ không được sử dụng hoàn toàn; gia tốc phanh của xe sẽ nhỏ hơn gia tốc lớn nhất có thể có được.Hiệu quả phanh vì vậy sẽ giảm.Hệ thống phanh các ôtô hiện đại ngày nay đã khắc phục được nhược điểm nêu trên của hệ thống phanh “cổ điển” nhờ trên nó được bố trí thêm nhiều cụm hệ thống như: bộ điều hòa lực phanh, hệ thống chống hãm cứng bánh xe, van hạn chế áp suất.
Vì vậy số lượng các bánh xe dẫn hướng cần được chọn cho thích hợp để vừa đảm bảo tính linh hoạt, vừa ít ảnh hưởng đến các yêu cầu khác của xe.
Để xe quay vòng không bị trượt bên (lệch bên) thì các đường thẳng đi qua tâm trục các bánh xe phải cắt nhau tại một điểm.Điểm này được gọi là tâm quay vòng của xe.Chỉ có như vậy thì vận tốc của các bánh xe mới nằm trong mặt phẳng lăn của chúng khi xe quay vòng. Thường L’= L (L_chiều dài cơ sở của xe).Đối với xe ba cầu có sơ đồ bố trí chung theo hình 4-4, kích thước L’ cần được lựa chọn sao cho tâm quay vòng của xe nằm giữa cầu sau và cầu trước.Khi đó các bánh xe của cầu sau và cầu giữa ở cùng phía sẽ lăn trên cùng một vết, do vậy giảm được xác suất xuất hiện sự tuần hoàn công suất giữa hai cầu.Khi giữa chúng không bố trí vi sai.
Vị trí tâm O được xác định bằng tọa độ cho trước (trong hệ tọa độ OXY, trục OX song song với trục dọc xe).Tọa độ của tâm O sẽ là bán kính quay vòng R và khoảng cách x từ tâm quay vòng đến trục OY. Bánh xe cũng như toàn bộ xe sẽ quay vòng đều xung quanh tâm O với vận tốc góc làΩ.Khi biết đượcΩ và khoảng cách từ tâm quay vòng đến trục bánh xe, có thể xác định được vận tốc chuyển động tịnh tiến v’i của trục bánh thứ i.
Xe mang tính chất quay vòng thừa khi chuyển động thẳng nếu gặp lực ngang tác dụng, sẽ có xu hướng quay vòng quanh tâm tức thời.Khi đó sẽ sinh ra lực ra lực ly tâm có chiều trùng với chiều của lực ngang.Do đó góc lệch bên càng tăng.Điều này sẽ dẫn tới sự tăng liên tục của lực ly tâm và nếu người lái không kịp thời quay các bánh xe dẫn hướng ngược trở lại thì xe sẽ chuyển động theo một đường cong có bán kính giảm liên tục, làm cho sẽ dễ bị trượt ngang hoặc có nguy cơ bị lật. Qua phân tích ở trên ta thấy, tốt hơn cả là xe nên mang tính chất quay vòng đúng.Song thực tế, trong mọi điều kiện chuyển động của xe, tính chất quay vòng đúng khó có thể thực hiện được.Lý do vì tính đàn hồi của lốp không giống nhau và các phản lực bên tác dụng lên các bánh xe cầu trước và cầu sau không bằng nhau.Vì vậy khi thiết kế xe , tuỳ theo từng điều kiện hoạt động đặc trưng của nó mà người ta có thể chọn tính chất quay vòng này hoặc quay vòng kia.
Khi xe lăn trên đường gặp phải vật cản làm cho bánh xe dẫn hướng lệch khỏi vị trí trung gian, nghĩa là làm cho bánh xe dẫn hướng quay quanh trụ đứng.Nhưng vì bánh xe dẫn hướng đặt nghiêng một gócβ nên điểm tiếp xúc giữa lốp với mặt đường phải dịch chuyển trong mặt phẳng vuông góc với trụ đứng và chứa đường BB’.Như vậy, hoặc là bánh xe lún xuống mặt đường hoặc là phần trước của xe được nâng lên.Khi đó, trên bánh xe sẽ có một mô-men tác dụng.Mô-men này sẽ đưa bánh xe về vò trí trung gian. Mô-men ổn định Môđ tăng lên cùng với sự tăng của góc quay vòng α.Ứng với những góc quay vòng nhỏ của các bánh xe dẫn hướng, mô-men Môđnhỏ và ảnh hưởng của nó đến tính ổn định không lớn.Mô-men này có ý nghĩa chủ yếu là làm cho các bánh xe dẫn hướng tự động quay về vị trí trung gian, sau khi thực hiện quay vòng.
Các bánh xe dẫn hướng có thể bị quay vòng cả khi không đánh tay lái do đàn hồi của các chi tiết và do khe hở trong các cơ cấu, các khớp bản lề.Đối với các ôtô mời, hành trình tự do của vành lái nằm trong khoảng 5-100, tương ứng với góc quay của bánh xe dẫn hướng (khi giữ nguyên vành lái) là 20-400.Biến dạng của các chi tiết dẫn động lái dưới tác dụng của mô-men (bằng N.m) đặt vào vành tay lái sẽ làm cho bánh xe dẫn hướng bị quay vòng khoảng 0,1-0,6’.Sự quay vòng của các bánh xe dẫn hướng như vậy, mang đặc tính dao động. Cầu trước (hình 4-17) nối với khung xe qua bộ nhíp kiểu nửa elip.Đầu trước của nhíp nối với khung xe bằng khớp quay, còn đầu sau nối bằng quang treo nhíp.Khi dao động theo phương thẳng đứng, dầm cầu trước và trụ đứng sẽ vạch nên một cung MM có tâm ở đầu nhíp trước.Các bánh xe sẽ dịch chuyển cùng với cầu xe mà không bị quay vòng quanh trụ đứng chỉ trong trường hợp nếu đảm bảo được khả năng cho đầu trục đòn lái đứng (có liên kết cứng với bánh xe) chuyển động theo đúng cung MM trên.
Khi có mô-men ngoại lực tác dụng lên cầu xe, ví dụ trường hợp một bánh dẫn hướng lăn trên mô đất (hình 4-15, a), trục bánh xe dẫn hướng sẽ nghiêng trong mặt phẳng thẳng đứng một góc bằng ψ.Như vậy, cầu xe sẽ quay quanh mặt phẳng thẳng đứng với vận tốc (dψ/dt).Theo tính chất con quay, trong mặt phẳng nằm ngang sẽ xuất hiện mô-men hiệu ứng M’qv (hình 4-15, b). Độ ổn định chuyển động của xe được đánh giá bằng khả năng đảm bảo cho xe không bị trượt hoặc không bị lật khi xe chuyển động trên đường dốc, đường nghiêng ngang hoặc khi xe quay vòng.Thông qua các chỉ tiêu đánh giá là các góc giới hạn trên đường dốc hoặc đường nghiêng, các vận tốc giới hạn khi xe bắt đầu bị trượt hay bị lật trên đường.Ta sẽ lần lượt khảo sát độ ổn định chuyển động của xe trong các trường hợp dưới đây.
Song trong thực tế hiện tượng trượt ngang của các cầu có thể xảy ra không đồng thời.Mặt khác cầu chủ động dễ bị trượt ngang hơn cầu bị động bởi vì trên các bánh xe chủ động còn có sự tác dụng của các lực tiếp tuyến; mà sự tác dụng của nó sẽ làm giảm khả năng bám ngang của các bánh xe với mặt đường. Để ngăn ngừa tai nạn có thể xảy ra trong hai trường hợp xảy ra trượt ngang trên, người lái xe cần phải đánh tay lái thật nhanh về phía bị trượt của xe để làm tăng bán kính quay vòng (tức là làm tăng giá trị của lực ly tâm –khi các bánh xe cầu trước bị trược ngang trước; và làm giảm giá trị của lực ly tâm –khi các bánh xe cầu sau bị trượt ngang trước), do đó giảm hiện tượng trượt ngang của xe, sau đó trả tay lái về vị trí chuyển động thẳng.
Tải trọng tác dụng lên các bánh xe dẫn hướng luôn bị thay đổi khi có dao động sẽ ảnh hưởng xấu đến điều kiện chuyển động ổn định và đặc tính lái của xe.Điều này càng đặc biệt nguy hiểm khi có bánh xe bị nhấc khỏi mặt đường, nhất là với xe nhiều cầu có chiều dài cơ sở lớn.Vì vậy, độ êm dịu chuyển động của ôtô là một chỉ tiêu rất quan trọng.Đặc biệt với xe quân sự, độ êm dịu chuyển động trở thành một nhân tố để xác định vùng tốc độ có thể hoạt động của xe cũng như để xác định độ tin cậy và tuổi thọ của một loạt các cụm chi tiết quan trọng của ôtô. • Hành khách, hành hóa, lái xe vừa là đồi tượng chịu tác động do dao động của ôtô sinh ra, vừa là tác nhân gây dao động (khối lượng của nó được tính vào khối lượng phần treo khi khảo sát dao động của oâtoâ).
Tuy nhiên khi phân tích kết cấu của hệ thống treo và điều kiên chuyển động của ôtô đã rút ra được kết luận là: dao động tịnh tiến theo phương thẳng đứng (trục OZ) và dao động góc quanh trục OY là hai dạng dao động gây ảnh hưởng chính đến độ êm dịu chuyển động của ôtô.Hai dạng dao động này cũng có những điểm khác bieọt nhau. Với dao động theo phương thẳng đứng thì chuyển vị của thùng xe, vận tốc và tốc độ biến thiên của nó là như nhau với mọi điểm của thùng xe.Ở dao động góc, khi với cùng một tần số dao động và góc quay thì các điểm trên thùng xe sẽ có chuyển vị dài, vận tốc và tốc độ biến thiên của dao động khác nhau.Những điểm càng xa tâm đàn hồi (coi như trùng với tọa độ trọng tâm xe) càng có dao động lớn hơn.
Tùy thuộc vào vùng tốc độ thường sử dụng của xe, vào tải trọng thùng xe và hàng hóa, hành khách chuyển chở trên xe; tùy thuộc vào điều kiện đường sá mà người ta chọn độ cứng thích hợp cho phần tử đàn hồi (chẳng hạn: chọn số lá nhíp, kích thước các lá nhíp, kích thước lò xo xoắn…). Phấn tử giảm chấn dùng để triệt tiêu năng lượng do dao động thùng xe gây ra.Nó biến cơ năng thành nhiệt năng (trong môi trường chất lỏng, hoặc chất khí của giảm chấn) tỏa ra ngoài.Thông số kết cấu quan trọng nhất của giảm chấn là hệ số cản.Nếu hệ số cản quá lớn sẽ làm mất tác dụng của phần tử đàn hồi, thậm chí có thể dẫn đến tính trạng “nối cứng” giữa khung xe với bánh xe.Nếu hệ số cản của giảm chấn quá nhỏ sẽ giảm khả năng dập tắt dao động của hệ thống treo, xe sẽ luôn dao động, đặc biệt khi đi trên đường xấu với vận tốc cao.Kết cấu của giảm chấn, số lượng.
Lực cản lăn và khả năng bám của bánh xe với mặt đường phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đường, áp lực riêng tại vị trí tiếp xúc, biến dạng hướng kính và tiếp tuyến của lốp, chất lượng bám của hoa lốp.Tất cả những tính chất nêu trên đều phụ thuộc vào kết cấu của lốp, như kích thước và hình dạng, tiết diện ngang của lốp, kết cấu và kích thước của hoa lốp, áp suất hơi lốp, vật liệu và số lượng lốp bố, chất lượng cao su chế tạo lốp. Để nâng cao khả năng vượt hào của xe quân sự 2 cầu, đôi khi ở phần giữa xe người ta bố trí các hàng bánh phụ, có thể nâng lên hạ xuống được.Thí dụ: trên xe bọc thép trinh sát tuần tiễu BRDM người ta bố trí hai hàng bánh phụ.Các bánh xe này vừa là bánh tỳ, vừa là các bánh chủ động.Với kết cấu của phần vận hành như vậy, không những nâng cao được khả năng thông qua của xe trên nền đất mềm mà còn cho phép xe vượt được hào với chiều rộng tới 1,2 m khi chiều dài cơ sở của xe chì là 2,8 m.
Trong điều kiện sử dụng thực tế của ôtô, tình trạng mặt đường luôn luôn thay đổi, do đó vận tốc của ôtô cũng luôn luôn thay đổi và chế độ tải của động cơ cũng luôn luôn thay đổi.Vì vậy phần lớn thời gian hoạt động của ôtô là chuyển động không ổn định, lúc thì chuyển động có gia tốc, lúc thì lăn trơn, lúc thì phanh ôtô. Lượng tiêu hao nhiên liệu trong thời gian ôtô chuyển động tăng tốc sẽ lớn hơn so với khi ôtô chuyển động với vận tốc không đổi (v = const, j = 0) vì ngoài phần nhiên liệu tiêu hao để khắc phục các lực cản chuyển động, còn phần nửa phải dùng để tăng tốc (tăng động năng của ôtô).Nếu như cho ôtô chuyển động tăng tốc đến vận tốc v1, rồi sau đó cho ôtô chuyển động lăn trơn đến khi vận tốc giảm đến v2 thì phần động năng này được trả lại (khi ôtô lăn trơn thì động cơ làm việc ở chế độ không tải hoặc tắt hẳn máy) lượng tiêu hao nhiên liệu rất nhỏ.Vì vậy mức tiêu hao nhiên liệu chung có thể giảm hơn so với khi chuyển động với vận tốc không thay đổi.Quá trình ôtô chuyển động tăng tốc và lăn trơn gọi là chu kì gia tốc - lăn trơn, chu kì này lập đi lập lại.sau đây chúng ta sẽ xác định mức tiêu hao nhiên liệu của ôtô trong quá trình gia toác – laên trôn.