MỤC LỤC
+ Về nội dung: Nghiên cứu CDCC ngành nông nghiệp với quan niệm ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm: Nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp. + Về không gian: Chuyên đề nghiên cứu CDCC ngành nông nghiệp theo hướng PTBV tại xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Kết cấu đề tài
Cơ sở lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững cấp địa phương
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tại xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định theo hướng phát triển bền vững giai đoạn
Tác giả Lê Bá Tâm (2016) thì cho rằng “CDCC kinh tế nông nghiệp là một quá trình khách quan làm thay đổi cấu trúc, tỷ trọng, tốc độ và chất lượng các mối quan hệ kinh tế giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế… trong hoạt động SXNN theo một chiều hướng nhất định, ở một giai đoạn phát triển nhất định nhằm đạt tới một cơ cấu hợp lý hơn, tạo thế lực mới cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội”. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là một quá trình động, đó là việc thay đổi cấu trúc ngành nông nghiệp và được thể hiện: (i) Sự thay đổi về số lượng: tỷ trọng các ngành trong giá trị sản xuất, giá trị gia tăng hay tỷ trọng lao động, vốn, đất đai của ngành các tiểu ngành trong ngành nông nghiệp; (ii) Vị trí và tính chất của các tiểu ngành nông nghiệp; (iii) Sự thay đổi cơ cấu trong nội bộ của từng tiểu ngành trong ngành nông nghiệp.”.
(iii) Sự thay đổi trong nội bộ các tiểu ngành. Thứ hai, mục tiêu của quá trình CDCC ngành nông nghiệp là hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững đó là: một là, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp; hai là, tác động tốt đến các vấn đề xã hội và các vấn đề môi trường. Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững cấp địa phương. Tiêu chí đánh giá kết quả quá trình chuyển dịch a) Nhóm chỉ tiêu đánh giá xu hướng chuyển dịch. Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Chỉ tiêu tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cho biết tỷ trọng sản phẩm có lợi thế trong tổng sản phẩm nông nghiệp của địa phương theo GTSX. Khi chỉ tiêu này tăng lên thì chứng tỏ CDCC ngành NN theo đúng hướng PTBV. : Tổng sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của địa phương : Tổng sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Chỉ tiêu này được chuyên đề tính trên góc độ đầu ra của quá trình sản xuất là GTSX của sản phẩm trong chương 2. Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp xanh, nông nghiệp ứng dụng CNC. Tỷ lệ sản phẩm NN xanh, ứng dụng CNC cho biết tỷ trọng ngành sản phẩm sản xuất xanh, ứng dụng CNC trong tổng sản phẩm NN của địa phương. Trong đó, sản phẩm xanh, ứng dụng CNC là các sản phẩm đạt chuẩn Vietgap, GlobalGap. Chỉ tiêu này tăng lên thì chứng tỏ CDCC ngành NN theo đúng hướng PTBV. % sản phẩm NN xanh, UDCNC: Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp xanh, UDCNC của địa phương. : Tổng sản phẩm nông nghiệp xanh, UDCNC của địa phương : Tổng sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Chỉ tiêu này được chuyên đề tính trên góc độ đầu vào của quá trình SXNN là diện tích đất đai sư dụng trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp xanh và nông nghiệp ứng dụng CNC trong chương 2. Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng phó với BĐKH. Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng phó với BĐKH cho biết tỷ trọng ngành sản phẩm nông nghiệp úng phó với BĐKH trong tổng sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Trong đó, sản phẩm ứng phó với BĐKH bao gồm sản phẩm thích ứng với BĐKH và sản phẩm giảm nhẹ BĐKH. Chỉ tiêu này tăng lên thì chứng tỏ CDCC ngành nông nghiệp theo đúng hướng PTBV. % sản phẩm NN ứng phó với BĐKH: Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng phó với BĐKH trong SXNN của địa phương. Tổng sản phẩm nông nghiệp ứng phó với BĐKH của địa phương Tổng sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Chỉ tiêu này được chuyên đề tính trên góc độ đầu ra của quá trình sản xuất là GTSX của sản phẩm ứng phó với BĐKH trong chương 2. b) Chỉ tiêu đánh giá tốc độ chuyển dịch – Hệ số CosՓ. Sư dụng hệ số Cos để đánh giá tốc độ dịch chuyển theo hướng PTBVՓ nhanh hay chậm. Tỷ trọng các ngành có thể dựa vào tổng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, vốn hoặc lao động. Cos càng lớn thì các cơ cấu càng gần nhau và ngược lại. Cụ thể khiՓ Cos =1 thì cơ cấu ngành giữa hai thời điểm là giống nhau tức là chưa có sự dịchՓ nhanh giữa các lĩnh vực trong cơ cấu. Khi Cos =0 thì cơ cấu hai thời điểm xa nhauՓ có nghĩa là có sự chuyển dịch nhanh giữa các lĩnh vực tạo nên cơ cấu ngành. Tiêu chí đánh giá tác động của chuyển dịch a) Chỉ tiêu năng suất lao động. (ii) Sự dịch chuyển hoạt động SXNN từ ngành có giá trị gia tăng thấp sang nhóm ngành có giá trị gia tăng cao hơn. Chính vì vậy, cần phải tách tác động của chuyển dịch tĩnh. và chuyển dịch động trong ngành. Trong đó, tác động của CDCC tĩnh do di chuyển lao động từ ngành có năng suất thấp sang ngành có năng suất cao, thể hiện ở NSLĐ không thay đổi nhưng cơ cấu lao động thay đổi giữa hai thời kỳ. Tác động của CDCC động do di chuyển từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp sang ngành có tốc độ. tăng NSLĐ cao qua sự thay đổi của cả cơ cấu lao động và sự thay đổi của NSLĐ giữa các ngành. Chỉ tiêu NSLĐ tăng lên chứng tỏ SXNN có hiệu quả và quá trình CDCC ngành nông nghiệp hướng tới PTBV. b) Chỉ tiêu khoảng cách thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp. Chỉ tiêu khoảng cách thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp cho biết tác động của tăng trưởng và CDCC ngành nông nghiệp đến tiến bộ xã hội qua việc làm gia tăng thu nhập cho người nông dân nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và thực hiện đảm bảo công bằng xã hội. Khoảng cách TN từ NN và phi NN: Khoảng cách thu nhập từ nông nghiệp so với phi nông nghiệp. Thu nhập từ NN: Thu nhập từ nông nghiệp. Thu nhập từ phi NN: Thu nhập từ phi nông nghiệp. Chỉ tiêu này được rút ngắn thì chứng tỏ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp được thu hẹp dần và ngược lại. Như vậy, quá trình CDCC ngành nông nghiệp góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân từ SXNN và rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng hướng tới PTBV. c) Chỉ tiêu tỷ lệ đất bị thoái hóa.
Nam Dương có 14 thôn, xóm liền kề với nhau và hầu hết các xóm chạy dọc theo hai bên trục đường chính của xã, bao gồm: thôn Rối, thôn Đế, thôn Chiền, thôn Phượng, thôn Bái Dương (7 xóm), thôn Trung Hòa, thôn Vọc và thôn Đầm. Điều này mang lại thuận lợi trong công tác quản lý, quy hoạch, canh tác và hỗ trợ nhau trong sản suất kinh doanh. nối sông Đáy và sông Hồng) nên rất thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, phân phối nông sản và kết nối các vùng trong phát triển kinh tế. Bên cạnh phương thức truyền thông bằng loa phát thanh, hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, xã Nam Dương cũng có những đường dây cáp quang được lắp đặt phục vụ cho việc kết nối internet, tìm hiểu thông tin và giải trí góp phần vào nâng cao hiểu biết của người dân trong sản xuất, góp phần thúc đẩy CDCC ngành NN của địa phương theo hướng phát triển bền vững.
Tuy nhiên hệ thống máy bơm, dẫn nước lại rất thuận tiện: Phía Bắc được tưới tiêu bởi hệ thống trạm bơm Kinh Lũng - máng nổi tây đường Vàng và trạm bơm máng nổi Ấp Bắc (Nam Hùng), vùng trồng lúa phía Nam được tưới tiêu bởi sông Sa Lung (lấy nước sông Đào từ cống Sa Lung) nên người dân trong tưới tiêu, sản suất nông nghiệp vẫn có thể chủ động. Trước hiện trạng thoái hóa đất UBND xã đã tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong sư dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, đưa ra những lịch gieo trồng, phun thuốc và hướng dẫn người dân trong hoạt động nông nghiệp và thực hiện một số công tác bảo vệ môi trường như thu gom, xư lý rác thải, vớt bèo rác trên kênh mương, nhưng vẫn tồn tại lượng thuốc hóa học dư thừa trong đất.
Tuy nhiên khi đi vào thực hiện chính sách tại xã Nam Dương, nhiều hộ gặp khó khăn trong việc thực hiện chuyển nhượng quyền sư dụng đất vì trên đất lúa không cho phép xây dựng các công trình kiên cố phục vụ sản xuất, trong khi người nhận chuyển nhượng để đạt được hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp cần có sự đầu tư vào công nghệ trong sản xuất. Thực trạng năm 2017 cho biết UBND huyện Nam Trực đã xây dựng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ khoai tây Marabel với công ty TNHH Hòa Hưng (Bắc Ninh), trong đó có xã Nam Dương nhưng đến năm 2018, do quy mô liên kết sản xuất giảm giữa công ty này với huyện Nam Trực nên xã Nam Dương đã không còn trong liên kết này.
Gắn với xây dựng nông thôn mới, như vậy sẽ yêu cầu CDCC ngành NN tăng nhanh cả về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong SXNN và tác động tích cực tới gia tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển cả lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ và đảm bảo mọi mặt của cuộc sống từ kinh tế, giáo dục,… cho đến quản lí nhà nước và an ninh trật tự, góp phần nâng cao mức sống cho người dân. Trong đó, nhà nước giữ vai trò chủ đạo, điều hòa các mối quan hệ trong chuỗi liên kết; nhà doanh nghiệp đóng vai trò là hạt nhân và là mắt xích quan trọng nhất trong 3 nhà vì là người trực tiếp cung cấp cac yếu tố đầu vào và giải quyết các sản phẩm đầu ra cho người nông dân; Nhà nông là người trực tiếp sư dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất ra các sản phẩm để tiêu dùng và xuất khẩu.