Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu theo mô hình CAMELS HIS và giải pháp nâng cao

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU 1.1. Lý do thực hiện đề tài

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu theo mô hình CAMELS HIS. Qua đó, đề xuất các giải pháp vận dụng những đánh giá này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng, cũng như các NH TMCP Việt Nam nói chung trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.

Kết cấu luận văn CHƯƠNG 1: Giới thiệu

Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Á Châu theo mô hình CAMELS HIS

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc đánh giá từ mô hình CAMELS HIS tại Ngân hàng TMCP Á Châu

Phương pháp nghiên cứu

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học

LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

Ngoài ra, nhằm đảm bảo NH an toàn trong hoạt động kinh doanh còn có những quy định về các giới hạn an toàn hoạt động khác trên cơ sở VTC của NH như: giới hạn tối đa góp vốn đầu tư, liên doanh liên kết, mua cổ phần, giới hạn về cho vay tối đa một khách hàng, giới hạn về cho vay tối đa một nhóm khách hàng có liên quan, giới hạn cho vay các đối tượng ưu đãi, giới hạn về mức bảo lãnh tối đa cho một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một NH, giới hạn về trạng thái ngoại hối mở, giới hạn đầu tư vào tài sản cố định so với VTC. Mỗi một vị trí có vai trò và nhiệm vụ khác nhau: cán bộ lãnh đạo cao cấp - Hội đồng quản trị là người hoạch định đường lối chiến lược kinh doanh của NH, đưa ra các chính sách sử dụng và phát triển nhân lực, quyết định cơ cấu tổ chức và hoạt động; cán bộ quản lý - ban (tổng) giám đốc và trưởng các phòng ban có vai trò rất lớn trong việc điều hành hoạt động, trực tiếp tiếp xúc với nhân viên, bố trí công việc, kiểm tra, đôn đốc nhân viên làm việc, chuyển giao kinh nghiệm cho nhân viên và duy trì không khí làm việc thuận lợi.

Bảng 6: Tình hình thực hiện mức lao động một số sản phẩm chủ yếu của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả năm 2003
Bảng 6: Tình hình thực hiện mức lao động một số sản phẩm chủ yếu của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả năm 2003

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH OANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU THEO MÔ HÌNH CAMELS HIS

Cụ thể là ACB không thu được số tiền bồi thường theo quyết định của Tòa án là 694.830 triệu trong vụ việc ACB đã ủy thác cho nhân viên gửi tiền có kỳ hạn tại NH A; ACB bị thiệt hại kinh tế với số tiền giảm khoản lãi dự thu là 368.132 triệu đối với khoản cho vay NH C; khoản tiền gửi có kỳ hạn tại NH D với số tiền 400.000 triệu đã quá hạn được phân loại vào Nhóm 2-Nợ cần chú ý; 8.966 triệu số dư nợ cho vay một Tổng công ty Nhà nước và 500.000 triệu trái phiếu do Tổng công ty này phát hành được phân loại Nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn và Các số dư nợ cho vay và dư nợ trái phiếu của Nhóm sáu công ty được phân loại vào Nhóm 2 – Nợ cần chú ý. (Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu trong BCTC của ACB 2008-2014) Qua biểu đồ 3.5 cho thấy cơ cấu danh mục tài sản Có của ACB có xu hướng ngày càng giảm dần các TSC không sinh lời, thay vào đó là sử dụng nguồn vốn đầu tư vào các TSC sinh lời bao gồm: xu hướng giảm tiền gửi và cho vay các TCTD, ngày càng tăng cho vay khách hàng, đầu tư chứng khoán kinh doanh, các công cụ phái sinh, chứng khoán đầu tư, góp vốn, đầu tư dài hạn và bất động sản đầu tư. Cụ thể như sau: Hoàn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn; Thực hiện dự án Tự động hóa pháp lý chứng từ giúp rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí và hạn chế rủi ro tín dụng; Thành lập trung tâm Phê duyệt tín dụng tập trung góp phần chuẩn hóa, nâng cao chất lượng phê duyệt; Hình thành các Tổ xử lý nợ tại các cụm, khu vực nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát, xử lý nợ; Xây dựng Bộ chuẩn mực dịch vụ khách hàng và tiến hành các hoạt động đo lường, đánh giá chất lượng dịch vụ làm cơ sở để cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; Tiếp tục củng cố, cải tiến hoạt động của mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch như triển khai mô hình quản lý vùng trên toàn hệ thống; Điều chỉnh chi nhánh quản lý các phòng giao dịch; Quy hoạch hướng phát triển khách hàng cá nhân và/hoặc khách hàng doanh nghiệp; Bổ sung nhân sự cấp quản lý cho chi nhánh và phòng giao dịch theo quy định của NHNN; Đầu tư bố trí, nâng cấp trụ sở và triển khai nhận diện thương hiệu mới.

Điều này giúp ACB học hỏi kinh nghiệm quản lý rủi ro, quản trị điều hành hoạt động, quy trình nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ NH, gia tăng tài chính, có sự đầu tư sâu hơn về công nghệ hiện đại, nhân sự, cơ sở vật chất…Bên cạnh đó, ACB thực hiện theo đúng các quy định về số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; Ban hành đầy đủ, chuẩn hóa và thực hiện đúng các quy chế nội bộ; Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ tương xứng với quy mô NH, hoạt động hiệu quả và ban hành quy định về quy trình kiểm toán nội bộ áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống; Và đảm bảo các quy định của NHNN về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu. Như vậy, có sự sụt giảm liên tiếp của hàng loạt các chỉ tiêu tài chính như: lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng TTS, tăng trưởng VCSH, hệ số đảm bảo của VCSH đối với nguồn vốn huy động, tỷ lệ sinh lời hoạt động-NPM, ROA, ROE, EPS, hệ số tài sản lỏng, hệ số đảm bảo tiền gửi, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên nợ phải trả, chỉ tiêu thu nhập từ giao dịch tài chính so với tổng thu nhập, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ và vàng so với tổng dư nợ. Qua quá trình phân tích các nhân tố tài chính bao gồm mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, lợi nhuận, tính thanh khoản, mức độ nhạy cảm so với rủi ro thị trường và phân tích các nhân tố phi tài chính bao gồm năng lực quản lý, nguồn nhân lực, kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán và hệ thống thông tin quản lý, luận văn đã đánh giá được những kết quả mà ACB đã đạt được, bên cạnh đó là những vấn đề còn tồn tại mà ACB cần khắc phục, hạn chế và xử lý nó trong thời gian tới.

Ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn 2008-2014. Và, các biểu đồ được vẽ từ bảng dữ liệu được thống kê trong phụ lục 03 - Danh sách bảng số liệu vẽ biểu đồ.
Ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn 2008-2014. Và, các biểu đồ được vẽ từ bảng dữ liệu được thống kê trong phụ lục 03 - Danh sách bảng số liệu vẽ biểu đồ.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÔNG QUA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỪ MÔ HÌNH CAMELS HIS

Tập trung nguồn vốn tín dụng vào những ngành sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như công nghiệp phụ trợ, sản xuất – chế biến, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, hàng may mặc, đặc biệt ưu tiên vốn tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như phục vụ khách hàng cá nhân và mở rộng tín dụng tiêu dùng… Điều này phải được thực hiện cùng với việc giảm các chi nhánh, điểm giao dịch kém hiệu quả đồng thời mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động NH bằng việc phát triển mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch tại các khu vực có sự phát triển kinh tế nhanh, trọng điểm của các tỉnh thành khác. Ban kiểm soát: Thực hiện giám sát hoạt động hệ thống liên quan đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh như tình hình huy động vốn, sử dụng vốn, trạng thái ngoại hối, chất lượng tín dụng…; Giám sát chi phí điều hành thông qua kiểm tra việc tuân thủ quy chế chi tiêu nội bộ của NH, đối chiếu giữa chi phí thực hiện với chi phí được phê duyệt; Giám sát việc thực hiện các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn, xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hoạt động NH; Thẩm định báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất với các công ty con giữa năm và cuối năm. Ban kiểm toán nội bộ: Thực hiện kiểm toán toàn diện tình hình hoạt động, chức năng và quy trình quản lý của hội sở, chi nhánh và phòng giao dịch toàn hệ thống ACB; Kiểm tra hồ sơ nợ xấu và nợ quá hạn theo yêu cầu của Ủy ban tín dụng và Hội đồng Xử lý nợ; thực hiện công tác kiểm quỹ và kiểm tra an toàn kho quỹ; Đưa ra kiến nghị nhằm khắc phục sai sót hoặc vi phạm, điều chỉnh và bổ sung quy định, quy trình nghiệp vụ; Tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, hoặc xử lý trách nhiệm cá nhân tại các đơn vị được kiểm toán; Thực hiện rà soát và cung cấp tài liệu, hồ sơ cần xuất trình cho cơ quan thanh tra giám sát NH; Đôn đốc và hướng dẫn các đơn vị trong toàn hệ thống thực hiện khắc phục kiến nghị sau thanh tra.

Xây dựng cơ cấu, quy trình và công cụ tính toán theo chuẩn quốc tế Với việc NHNNVN đang từng bước điều chỉnh hoạt động thị trường tiền tệ - ngân hàng nước ta theo hướng hội nhập quốc tế, thực hiện các quy định trên cơ sở tham chiếu đến các chuẩn mực quốc tế theo Hiệp ước Basel II và III về công tác quản trị rủi ro và giám sát hệ thống NH thế giới mà văn bản mới nhất là thông tư 36/2014/TT-NHNN, điều này đặt ra yêu cầu các NHTM Việt Nam nói chung và ACB nói riêng cần phải cấu trúc lại toàn bộ danh mục tài sản có cũng như tài sản nợ để vừa tuân thủ được quy định đồng thời vừa tối ưu hóa khả năng sinh lời của danh mục.