MỤC LỤC
Đối tượng nghiên cứu của khóa luậnđề tài này là công tác phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng, tập trung nghiên cứu vào đối tượng các cán bộ nhân viên (lao động gián tiếp) và công nhân (lao động trực tiếp) của Công ty Cổ phần May Sông Hồng. + Trưởng, phó các phòng ban. + Nhân viên trực thuộc phòng ban + Công nhân sản xuất. Tập trung nghiên cứu đi sâu vào công tác quản trị nguồn nhân lực của lãnh đạo công ty Cổ phần May Sông Hồng để tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của công ty. b) Mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu làm sáng tỏ những lý luận và những vấn đề về nguồn nhân lực, đồng thời tìm ra những nguyên nhân và giải pháp để giúp cho doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng. • Mục tiêu cụ thể. Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng để từ đó nhận xét, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu nguồn nhân lực của công ty để đưa ra được những đề xuất nhằm nâng cao, phát triển nguồn nhân lực của công ty. Đề xuất các giải pháp với mục đích để phát triển, nâng cao hiệu quả và chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng sao cho phù hợp với chiến lược phát triển của công ty. Để cho công ty cổ phần May Sông Hồng có đội ngũ nhân viên chuyên sâu và đoàn kết gắn bó với công ty. c)Nhiệm vụ nghiên cứu. Tập trung nghiên cứu công tác phát triển nguồn nhân lựclực của công ty Cổ phần May Sông Hồng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để giúp công ty hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng, góp phần phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng.
- Phạm vi về nội dung: Khóa luậnĐề tài nghiên cứu các nội dung liên quan đến nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng để góp phần giúp công ty phát triển đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và có hiệu quả. Từ thực trạng nghiên cứu được tìm hiểu những nguyên nhân và đề xuất giải pháp giúp công ty phát triển nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng.
Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động. Theo phạm vi vi mô, phát triển nguồn nhân lực có thể được hiểu là tổng hợp các biện pháp bao gồm hoạch định, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực, tạo điều kiện về môi trường làm việc kích thích động cơ, thái độ làm việc của người lao động nhằm đảm bảo về quy mô, chất lượng và cơ cấu hợp lý đáp ứng mục tiêu và định hướng phát triển của tổ chức. Phân tích công việc thực chất là phân tích chức năng, nhiệm vụ và công việc để xác định rừ nội dung, tờn gọi, trỏch nhiệm và cỏc mối liờn hệ của từng nhiệm vụ, từ đó có thể lượng hóa được các yêu cầu về năng lực cần thiết cho từng vị trí công tác ở các khía cạnh kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất như thái độ, tác phong của người lao động… Các yêu cầu trong phát triển nguồn nhân lực được dự kiến cho giai đoạn phát triển trong tương lai của tổ chức.
Nhìn chung, kết thúc năm 2022, bất chấp ảnh hưởng tiêu cực từ kinh tế Thế giới, công ty vẫn hoàn thành kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh đã đề ra và doanh thu cả năm vẫn tăng trưởng 2 chữ số, biên lợi nhuận gộp tương ứng 21%, đây là con số cao nhất trong vòng 5 năm vừa qua. Có thể thấy, lực lượng lao động năm 2023 giảm hơn so với những năm trước do đây là một năm khó khăn đối với May Sông Hồng khi mà chiến tranh xảy ra khiến công ty bị “tạm gián đoạn” trong việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu, đồng thời, cũng do tình hình chiến tranh nên những đơn hàng FOB của công ty cũng bị thu hẹp. Tuy nhiên, do chính sách tuyển dụng của công ty ưu tiên tuyển lao động là người địa phương, gần các xưởng nên trình độ lao động thấp, phần lớn lao động của May Sông Hồng là lao động phổ thông nên công ty cần có những chính sách đào tạo cho người lao động trước khi chính thức bắt đầu vào làm việc.
Khi Công ty Cổ phần May Sông Hồng có nhu cầu tuyển dụng, BGĐ sẽ xem xét, thông báo cho phòng Nhân sự và người được giao nhiệm vụ tuyển dụng sẽ lập kế hoạch tuyển dụng chi tiết, đăng tuyển tin tuyển dụng lên các trang truyền thông rồi sau đó xem xét những hồ sơ xin việc và lựa chọn ứng viên phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty để tham gia phỏng vấn. Với ngành nghề kinh doanh của May Sông Hồng cần rất nhiều nguồn nhân lực ở các xưởng và chia nhỏ ra ở nhiều khâu (khâu may vá, chần bông, giặt…), do tính chất công việc nên người lao động phải ngồi làm việc 8 tiếng/ngày và có những vị trí tiếp xúc với hóa chất (nhuộm vải). Bằng chứng là trải qua hơn 33 năm hoạt động, dưới sự lãnh đạo của ban lãnh đạo thì công ty đã ngày càng phát triển, doanh thu lợi nhuận tăng qua các năm, công ty cũng dần mở rộng được quy mô (các xưởng may, công ty con), thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước và chăm lo đến đời sống của công nhân viên.
Lãnh đạo của May Sông Hồng đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư vào các trang thiết bị ở các xưởng may, xưởng chần bông,… nhằm sử dụng những công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất giảm bớt những công việc nặng nhọc, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ. Công ty có chính sách khen thưởng xứng đáng với các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, có đóng góp sáng kiến về giải pháp kỹ thuật giúp đem lại hiệu quả kinh doanh cao, đồng thời áp dụng các biện pháp, quy định xử phạt đối với các công nhân viên có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động, hình ảnh của công ty. Ngoài ra công ty đã thực hiện đầy đủ các chế độ phúc lợi khác theo quy định của Luật lao động và chế độ riêng của công ty (hiếu hỉ, kết hôn, thăm hỏi ốm đau, sinh nhật cán bộ công nhân viên, khám sức khỏe đối với công nhân mới, khuyến học cho con người lao động và các chế độ khác) bao gồm bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cũng như áp dụng chính sách tiền lương, thưởng với mục tiêu khuyến khích người lao động làm việc lâu dài.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã kí kết hàng loạt các Hiệp định Thương Mại tự do (FTA), Hiệp định Thương Mại tự do Việt Nam – EU ( EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),… đã mang lại những dấu hiệu khả quan cho ngành dệt may nói chung và May Sông Hồng nói riêng. Điều này đã giúp cho May Sông Hồng mở rộng được thị trường xuất khẩu, có sự cạnh tranh công bằng với các thị trường khác và đặc biệt là phương thức kinh doanh linh hoạt hơn, doanh nghiệp đã đẩy mạnh về xuất khẩu hàng FOB và đây là nguồn doanh thu chủ lực trong cơ cấu doanh thu của công ty. Cụ thể, Nhà nước có những định hướng như mở các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may theo các nội dung như: mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật, mở các khóa đào tạo về thiết kế và phân tích vải, liên kết những chương trình đào tạo quốc tế, đề cử các bộ xuất sắc đi học hỏi, có các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn để người lao động luôn luôn được cập nhật những thông tin một cách sớm nhất,… Chính nhờ những chính sách này sẽ giúp cho người lao động có kiến thức bài bản, có trình độ chuyên môn, tinh thần học hỏi sáng tạo và tạo điều.