Vẻ đẹp người lái đò giữa thiên nhiên hùng vĩ trong "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân

MỤC LỤC

Người lái đò Giới thiệu người lái đò

Ca ngợi sự gan góc, thông minh, dũng cảm, kiên cường, tài hoa của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng cuộc sống mới vùng cao, “Người lái đò Sông Đà” thật sự là một bài ca lãng mạn, trong sáng, hào sảng về lao động và về vẻ đẹp của con người trong lao động. Trên một dòng sông chở nặng thông tin về chính nó, một dòng văn ăm ắp những biện pháp nghệ thuật, Nguyễn Tuân khắc họa hình tượng hiên ngang một người lái đò Sông Đà. Nếu thiên nhiên Sông Đà được tô đậm đến mức phi thường thì hình ảnh người lái đò trên Sông Đà cũng được miêu tả trong tư thế kì vĩ nhất.

Nguyễn Tuân đã miêu tả sóng nước Sông Đà hùng vĩ, dữ dội với “đá bờ sông dựng vách thành”, với những mặt ghềnh, hút nước, với thỏc và đỏ, đỏ và thỏc làm thành trựng vi thạch trận, để hiện thấy rừ nơi đây là chiến trường và người lái đò là một dũng tướng mưu trí, tài hoa trong trận chiến ấy. Nhưng ghềnh thác qua đi, Sông Đà trở về hiền dịu, cũng là lúc ông đò trở về với cuộc sống bình dị đời thường với tâm hồn của một nghệ sĩ. Đặt tên cho nhân vật của mình chắc chắn không phải một việc khó đối với tài năng của Nguyễn Tuân, nhưng nhà văn không làm như vậy, bởi một dụng ý nghệ thuật.

Ông đò không có tên, bởi ông chính là đại diện chung của biết bao những người lái đò hằng ngày đang chiến đấu với sông nước, và bao quát hơn nữa, là hiện thân của những người dân Tây Bắc đang ngày ngày lao động để góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Dẫu vậy, Sông Đà đã in hằn vào con người ông lái, ông “nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở. Sông Đà đối với người lái đò ấy như một thiên anh hùng ca mà ông thuộc đến cả những cái dấu chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng”.

Nguyễn Tuân đã dùng ngôn ngữ giàu chất tạo hình để tạc tượng người lái đò với những đường nét gân guốc chắc khỏe: “thân hình to cao và gọn quánh như chất sừng chất mun”. Dấu ấn nghề nghiệp in đậm trên thân thể ông lái đò qua những thủ pháp so sánh đầy sáng tạo: “tay ông lêu nghêu như hai cái sào, chân ông lúc nào cũng luỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy cái cuống lái tưởng tượng”, giọng nói. “Ngực bầm lên một khoảnh củ nâu, cái đồng tiền tụ máu in dấu đồng tiền tụ máu của đầu con sào tì vào chống, đẩy thuyền vượt thác, Nguyễn Tuân ví đó là hình ảnh quý giá của một thứ huân chương lao động siêu hạng tặng cho người lái đò Sông Đà.

Miêu tả những điều này, Nguyễn Tuân không những đưa đến cho người đọc một bức thảo chân dung vẽ được thần thái người lái đò, mà điều quan trọng hơn, nhà văn muốn nhấn mạnh đây là con người đã gắn bó với nghề sông nước từ nhiều năm. Ông lái đò qua ngòi bút Nguyễn Tuân hiện lên như một vị dũng tướng tài hoa, trí dũng, dày dạn kinh nghiệm thủy chiến, với bản lĩnh chiến đấu và tinh thần dũng cảm phi thường. Trong văn Nguyễn Tuân, thiên nhiên hay con người đều được chú ý khám phá ở phương diện văn hóa, mĩ thuật của nó, bởi vậy bên cạnh vẻ đẹp của lòng dũng cảm và bản lĩnh cao cường, ta còn bắt gặp hình ảnh một ông lái đò mang tâm hồn rất mực nghệ sĩ giữa đời thường bình dị.

Nhận xét nghệ thuật, nội dung

Ông đã khuôn người ông vào trong khổ của Sông Đà và Sông Đà đã rèn ông theo mẫu của mình. Vật nào cảnh nào được cây đũa thần của nhà văn động đến đều cựa quậy, không chịu ép mình làm một tiêu bản dẹt. Trong dăm trang kí, Nguyễn Tuân vốc tới ngót 300 động từ để đủ sức ganh tài với cuồng độ Đà giang và trí lực ông lái phi thường.

Tần số động từ đậm đặc nhất ở trường đoạn hỗn chiến giữa người và sông nước, khiến người đọc nghẹt thở. Nguyễn Tuân có khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng như muốn ganh đua với tài hoa của tạo hóa. Khi miêu tả những con thác vô cùng “độc dữ, nham hiểm” câu văn của ông mang nhịp điệu dồn dập, kích thích.

“Những câu văn dài, khúc khuỷu một cách khêu nhể, tỉa tót mà vẫn mạch lạc”, chẳng khác nào “Cụ hành văn theo lối câu xương cá, bên cạnh những từ làm nên xương sống, còn rất nhiều từ làm nên xương răm để rồi con cá của văn chương có thể uyển chuyển bơi được” (Phạm Tiến Duật). Mặt khác, các phép ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, … được nhà văn phối hợp vô cùng điêu luyện. Vượt xa thủ pháp mà ta quen gọi là nhân hóa để đi vào bản chất sâu xa nhất, độc đáo nhất của sự vật, trở thành những trang viết biến hóa khôn lường.

Nguyễn Tuân lao động văn trong từng âm tiết, từng dấu câu, lại giàu tri thức, đến độ Trường Chinh từng nhận xét: “Nguyễn Tuân không biết tự hạn chế. Những con chữ và những cụm từ lặn vào thưởng thức người đọc, càng qua thời gian càng không thể thay thế, xô dịch, vẫn cứ hiện lên mềm óng dặt dìu qua 60 năm nay. Sông Đà là một phần máu thịt thiêng liêng của đất nước, mang theo khát vọng ngàn đời của con người.

Nhưng phải đến “Người lái đò Sông Đà”, dòng sông mới hiện ra với tất cả vẻ đẹp vừa hoang sơ, vừa thơ mộng và gợi cảm của nó. Xin chiêm ngưỡng tấm lòng thơ của nhà văn ẩn trong câu văn òa ập nỗi niễm này: “Nói chuyện với người lái đò, như càng lai láng thêm cái lòng muốn đề thơ vào sông nước”. Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” nói riêng và mười lăm thiên tùy bút về Sông Đà của Nguyễn Tuân nói chung chính là áng thơ trữ tình bằng văn xuôi làm nên từ tình yêu đất nước để ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống mới và con người mới trên đất nước Việt Nam, thể hiện niềm tin yêu cuộc sống mới đang diễn ra trên Tổ quốc ta.