MỤC LỤC
Tuy nhiên nếu như ký kết HDLD luôn là kết quả của sự thống nhất ý chi giữa NSDLD va NLD về vấn đề có thiết lập QHLĐ hay không (tất nhiên phải phù hợp với quy định của pháp luật) thì chấm dứt HDLD lại không ngoại trừ cả trường hợp ý trí đơn phương của mỗi bên chủ thể hoặc của một chủ thể thứ ba. Khi đó, Nhà nước, với tư cách là một chủ thể quản lý xã hội trong lĩnh vực lao động, thông qua pháp luật nhằm hạn chế những bất đồng về lợi ích xảy ra trên thực tế bằng cách thừa nhận những trường hợp các chủ thể có quyền đơn phương chấm dứt HDLD và những yêu cầu khi thực hiện quyền đó. Bang quy định trên pháp luật đã thừa nhận cho NLD được quyền đơn phương chấm dứt HD khi NSDLD có những vi phạm cam kết trong HD cũng như vi phạm pháp luật lao động hoặc vì những lý do của bản thân mà việc tiếp tục thực hiện HDLD đối với họ là bất lợi hoặc khó khăn.
Theo khoản 3 Điều 39 BLLD thì NSDLD không được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLD là nữ trong các trường hợp quy định tại khoản 3 điều 111- BLLĐ, trong khi đó nội dung khoản 3 Điều 111 chỉ là quy định cấm NSDLĐ sa thải, đơn phương chấm dứt HDLD với NLD là nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Vì vậy những quy định về thủ tục xử lý kỷ luật sa thai NLD chính là thủ tục riêng biệt 4p dụng TNPL đối với NLD khi có hành vi vi phạm nội quy lao động, vì thế nó có những yêu cầu riêng so với thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp bình thường và việc tách riêng khỏi khoản 1 điều 38 là hợp ly. Chúng ta biết rằng trong quy định của pháp luật hiện hành trường hợp doanh nghiệp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà không thể sử dụng hết lao động cũng có thể cho NLD thôi việc được quy định riêng tại Điều 17 BLLD mặc dù về thực chất đó cũng là hành vi đơn phương chấm dứt HDLD của NSDLD.
Quay trở lại với vấn đề chấm dứt HĐLĐ, chúng ta biết rằng: nếu như HĐLĐ chỉ được thiết lập trên một cơ sở duy nhất đó là sự thống nhất ý chí giữa NSDLĐ và NLD, thì sự kiện chấm dứt HDLD có thể là kết quả của sự thỏa thuận giữa NSDLD và NLĐ hoặc do ý chí đơn phương của mỗi bên chủ thể hoặc do ý chí của một chủ thể thứ ba. Nhu vậy, quyết định làm chấm dứt HDLD của một chủ thể thứ ba cho dù đó là quyết định trái pháp luật chăng nữa cũng không thé coi là hành vi chấm dứt HDLD trái pháp luật, đơn cử như quyết định tuyên án phat tù trái pháp luật của Toà án cho một NLD, bởi vì trong trường hợp nay Toa án không phải là chủ thể có nghĩa vụ thực hiện HDLD. Vì nếu chúng ta đưa ra một định nghĩa đại loại như hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ không có một trong những căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 37 BLLĐ hay không có một trong những căn cứ mà pháp luật quy định - thì mọi hành vi đơn phương chấm dứt HDLD không xác định thời hạn không có căn cứ mà pháp luật đã quy định, lại trở thành hành vi đơn phương chấm dứt HDLD trái pháp luật hay sao?.
Giả sử trường hợp NLD bi ốm đau liên miên đã đơn phương chấm dứt HDLD xác định thời hạn vì không thể tiếp tục thực hiện HD có được coi là trường hợp don phương chấm dứt HDLD có căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 37 BLLLD (Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện HĐ) hay không?. “Không được bố trí theo đúng công việc, địa diểm làm việc hoặc không được bao đảm các điều kiện làm việc như đã thỏa thuận trong HD” Thi cần lưu ý: hành vi đơn phương chấm dứt HDLD của NLD có thể là trái pháp luật nếu như thời gian điều chuyển chưa vượt quá 60 ngày trong một năm. Còn trong những trường hợp NSDLD có bố trí khác đi công việc của NLD nhưng là do thực hiện quyền mà pháp luật quy định thì dù hình thức có những căn cứ giống như pháp luật đã quy định nhưng sự đơn phương chấm dứt HDLD của NLD viện vào những căn cứ đó vẫn bi coi là trái pháp luật.
Tuy nhiên đó không phải trường hợp duy nhất vì ngoài những căn cứ luật định làm phát sinh quyền đơn phương chấm dứt HDLD theo quy định tại khoản 1 Điều 38 BLLĐ, hành vi đơn phương chấm dứt HDLD của NSDLD chỉ có giá trị pháp lý khi nó thỏa mãn đầy đủ các quy định về thủ tục đơn phương chấm dứt HDLD do pháp luật đặt ra cho NSDLĐ. Về mặt lý luận cũng như trường hop NLD day là vấn dé không mấy phức tạp, nhưng trong thực tế áp dụng pháp luật lại là một vấn đề hết sức khó khăn, đặc biệt đối với việc xác định có hay không căn cứ chấm đứt tại điểm a khoản | Điều 38 BLLD: trường hợp “NLD thường xuyên không hoàn thành công việc” bởi vì hiện nay khi Thông tư số 02/2001 của BLĐTB & XH ra đời bãi bỏ điểm 4 mục III thông tư số 21/LDTBXH ngày 12/10 /96 của BLDTB & XH hướng dẫn về các trường hợp cụ thể được coi là NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ -. Và cho đến hiện nay khi Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ đã được QH thông qua, trong đó có một nội dung quan trong được bổ sung đó là trường hợp hết hạn của HĐLĐ ma NLD vẫn tiếp tục làm việc và hưởng lương thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày HDLD hết hạn các bên phải ký với nhau | HĐLĐ mới, nếu không ký kết thì HDLD đã giao kết đương nhiên trở thành HDLD không xác định thời hạn (Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của BLLĐ).
Ngoài ra trong trường hợp NLĐ đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng, hoặc những trường hợp nghỉ khác được NSDLD cho phép theo khoản 2 Điều 39 BLLD mà doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động thì vẫn bị coi là đơn phương chấm dứt HDLD trái pháp luật. Riêng đối với trường hop NLD là cán bộ công đoàn, NSDLD mà vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 155 BLLD tức là đơn phương chấm dứt HDLD mà không có sự thỏa thuận với Ban chấp hành công đoàn trong trường hop NLD là ủy viên Ban chấp hành công đoàn hoặc tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp trong trường hợp NLD là chủ tịch Ban chấp hành công đoàn thì luôn bi coi là đơn phương chấm dứt HDLD trái pháp luật không phụ thuộc vào căn cứ chấm dứt nào trong khoản | Điều. Để khắc phục hoặc giảm bớt những hậu quả nêu trên, đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các chủ thể có hành vi chấm dứt HDLD trái pháp luật, pháp luật Việt Nam có những chế tài theo đó phát sinh TNPL của NSDLD, NLD khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
Vấn đề dat ra ở đây là ở chỗ với nội dung TNPL do Luật Lao động quy định cho NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt HDLD trái pháp luật (theo luật thực định) đã là một chế tài đủ nặng để giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật lao động, tuân thủ HĐLĐ của NSDLĐ hay chưa?.