Phân loại và quản trị tài sản có được của ngân hàng

MỤC LỤC

Quản trị phân tán

- Tài sản Có được phân thành các nhóm theo các đặc tính cơ bản của chúng. - Các quyết định về tỷ lệ phân bổ nguồn vốn huy động được đưa ra dựa trên cơ sở xem xét sự đáp ứng của chúng đối với các tiêu chuẩn mục tiêu và tính thích hợp về đặc tính của mỗi nhóm tài sản Có. - Xem xét sự thích ứng tương đối về đặc điểm của nhóm tài sản nợ với tư cách các công cụ thu hút vốn, tài trợ cho việc nắm giữ các TS có được xuất phát từ các mục tiêu ưu tiên.

- Ưu điểm: Giải quyết được mâu thuẩn giữa mục tiêu thanh khoản và mục tiêu lợi nhuận. + Chưa tính tới đặc điểm biến động khác nhau giữa từng loại nguồn vốn và tổng nguồn vốn. + Chưa tính tới đặc điểm biến động khác nhau giữa những nguồn vốn cùng nhóm, loại hoặc do chưa tính tới các loại nguồn vốn có thể sẽ dẫn đến phát sinh các tài sản kèm theo.

+ Ngoài ra khi áp dụng phương thức này trong thực tiễn sẽ thường dẫn đến xu hướng coi trọng mục tiêu thanh khoản và sẽ hạn chế khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Quản trị quỹ linh hoạt

- Dự kiến trước các khoản bù đắp thích hợp giữa tài sản có và tài sản nợ theo các đặc tính khác nhau về thu nhập, rủi ro, khả năng thanh khoản, thời hạn và các đặc tính khác. - Trong quá trình thực hiện các kế hoạch đầu tư vốn người ta sẽ tiến hành hàng loạt các nghiệp vụ mua bán, hoán đổi tài sản, hoán đổi lãi suất và các nghiệp vụ khác nhằm khóa chặt tài sản có tương tích với các mục tiêu của ngân hàng đã được hoạch định. + Quan tâm đến lợi tức ròng của ngân hàng, lãi suất, thời gian đáo hạn của tài sản.

+ Chưa giải quyết triệt để được các mâu thuẫn nằm trong căn nguyên của rủi ro (nhất là rủi ro tín dụng).

Thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hiện nay tại Việt Nam 1. Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

- Một số ngành nghề kinh doanh của Techcombank là: Thực hiên các nghiệp vụ thanh toán và ngân quý các dịch vụ ngân hàng khác được NHH cho phép, huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung, dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, thực hiện góp vốn, mua cổ phần, đầu tư trái phiếu và kinh doanh ngoại tệ. Trong đó cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước chiếm 96% trong đó cho vay cá nhân chiếm 52% và cho vay các tổ chức kinh tế chiếm 46%, còn lại là các khoản cho vay khác, kế tiếp là chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán chiếm 15% tổng tài sản.  Tiền vàng gửi tại TCTD khác bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ chiếm 10% tổng tài sản.

 Danh mục tín dụng Ngân hàng tiếp tục dịch chuyển từ khách hàng doanh nghiệp lớn sang khách hàng cá nhân và SME (doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ). Dù tiền gửi của khách hàng vẫn luôn là nguồn huy động vốn chính và lớn nhất, TCB cũng đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ tài trợ dài hạn ổn định từ các thị trường liên ngân hàng, nhằm tối ưu hóa chi phí vốn và cân đối giữa thời gian đáo hạn của các khoản vay và nguồn vốn.  Cơ cấu tài sản của TCB quá nửa từ cho vay khách hàng, trong đó cho vay khách hàng cá nhân chiếm 52% của nguồn cho vay.

Trong năm 2022, Ngân hàng Techcombank đã mở rộng các gói sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu tín dụng và phi tín dụng của các tệp khách khách hàng tức tạp, và tệp khách hàng Ngân hàng Techcombank đang tập trung thuộc 3 lĩnh vực kinh kế chính, ngoài bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng là Hàng tiêu dùng nhanh, bán lẻ và logistics, dịch vụ tiện íc (điện nươc, v.v) và viễn thông và dịch vụ tài chính.  Lỗ từ hoạt động kinh ngoại hối bao gồm lỗ từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay, lỗ từ công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.  Thu nhập từ hoạt động khác bao gồm thu từ công cụ tài chính phái sinh khác, thu hồi nợ đã được xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro và thu nhập khác.

TÀI SẢN

Những kết quả đạt được từ việc đa dạng hóa lợi nhuận từ TSNH

Khi Ngân hàng đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau, rủi ro đối một loại tài sản cụ thể sẽ được phân tán. Với việc sở hữu một danh mục cho vay đa dạng về các ngành kinh tế, khu vực địa lý và loại hợp đồng giảm nguy cơ mất mát lớn nếu một khu vực hay ngành kinh tế gặp khó khăn. Đa dạng hóa các loại tài sản cho phép Ngân hàng tận dụng các cơ hội đầu tư có lợi nhuận cao hơn.

Khi một lĩnh vực không phát triển tốt, lợi nhuận từ các lĩnh vực khác có thể đóng vai trò bù đắp những loại tài sản khác trong danh mục đầu tư của các Ngân hàng Bên cạnh đó Ngân hàng tăng được tính linh hoạt trong việc đáp ứng các biến động của thị trường. Điều này giúp cân nhắc lại chiến lược kinh doanh nhanh chóng để thích ứng với các tình huống khác nhau. Ngân hàng có nhiều danh mục đầu tư tăng cường uy tín và đáng tin cậy trong mắt khách hàng và nhà đầu tư có thể thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Khách hàng thường tìm kiếm những Ngân hàng có khả năng đáp ứng đa dạng nhu cầu tài chính của. Việc cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt sẽ làm tăng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng. Các ngân hàng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của một quốc gia thông qua việc đa dạng hóa lợi nhuận từ tài sản.

Chính sách đầu tư vào nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế khác nhau có thể thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nền kinh tế. Việc tăng cường lợi nhuận từ các lĩnh vực khác nhau giúp tăng cường hiệu quả kinh doanh và tiếp cận thị trường rộng lớn. Trong một số trường hợp, các quy định có thể yêu cầu Ngân hàng phải duy trì một sự đa dạng hóa lợi nhuận từ tài sản nhằm đảm bảo an toàn và ổn định hệ thống tài chính.

Những khó khăn tồn đọng từ việc đa dạng hóa lợi nhuận TSNH

Mỗi loại tài sản có cách thức định giá riêng và thị trường của chúng có thể biến động mạnh. Việc định giá chính xác các tài sản này gặp khá là nhiều khó khăn và cần đòi hỏi sự chuyên môn và kỹ năng phân tích cao. Đa dạng hóa lợi nhuận từ tài sản có thể dẫn đến việc Ngân hàng phải tuân thủ nhiều quy định khỏc nhau liờn quan đến từng loại tài sản.

Sự thay đổi trong quy định rừ ràng làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và lợi nhuận của Ngân hàng khá nhiều.

Giải pháp cho việc đa dạng hóa lợi nhuận từ TSNH

Tối ưu hóa quản lý rủi ro: Đa dạng hóa lợi nhuận từ tài sản cũng đòi hỏi ngân hàng cần tối ưu hóa quản lý rủi ro. Phân tích và đánh giá rủi ro từ mỗi tài sản là cần thiết để đảm bảo rằng ngân hàng có thể xử lý và giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với lợi nhuận. Tăng cường công nghệ và tự động hóa: Đầu tư vào công nghệ mới và tự động hóa quy trình có thể giúp ngân hàng tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí và tăng cường lợi nhuận.

Quảng bá khách hàng có tiềm năng: Đa dạng hóa lợi nhuận từ tài sản cũng bao gồm việc quảng bá và phát triển các mối quan hệ với khách hàng có tiềm năng, từ đó tạo ra doanh số bán hàng và doanh thu mới.