Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Những mốc son quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước

MỤC LỤC

Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng

Lý luận của V.I.Lênin và lập trường đúng đắn của Quốc Tế Cộng Sản về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa là cơ sở để Nguyễn Ái Quốc xác định thái độ ủng hộ việc gia nhập Quốc Tế Cộng Sản tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp (12-1920) và bỏ phiếu tán thành Quốc Tế Cộng Sản. Đó là: (i) Về con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức: giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp; (ii) Về mối quan hệ: cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở “chính quốc” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, nhưng cách mạng giải phóng dân tộc ở nước thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở “chính quốc”, thậm chí có thể thành công trước cách mạng vô sản ở “chính quốc”; (iii) Về lực lượng cách mạng: xây dựng khối liên minh công nông làm động lực cách mạng, ngoài ra cần phải thu phục các tầng lớp, giai cấp khác tham gia cách mạng, bởi theo Bác “cách mạng là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người”5; (v) Về vấn đề Đảng Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Cách mạng trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi.

Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng,..) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm tám giờ…. Trong đó, thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX, chỉ rừ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc Việt Nam lúc đó, đặc biệt là việc đánh giá đúng đắn, sát thực thái độ các giai tầng xã hội đối với nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Phong trào cũng để lại cho Đảng những kinh nghiệm quý báu “về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và phản phong kiến, kết hợp phong trào đấu tranh của công nhân với phong trào đấu tranh của nông dân, thực hiện liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân; kết hợp phong trào cách mạng ở nông thôn với phong trào cách mạng ở thành thị, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang v.v…”21. Đầu năm 1932, theo chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản, Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương và các chương trình hành động của Công hội, Nông hội, Thanh niên cộng sản đoàn… Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương (15/6/1932) vạch ra nhiệm vụ đấu tranh trước mắt để khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng, đặc biệt cần phải “gây dựng một đoàn thể bí mật, có kỷ luật nghiêm ngặt, cứng như sắt, vững như đồng, tức Đảng Cộng sản để hướng đạo quần chúng trên con đường giai cấp chiến đấu”23.

Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945

Qua thời kỳ 1936 - 1939, Đảng đã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm mới: Đó là kinh nghiệm về chỉ đạo chiến lược: giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước mắt; về xây dựng một mặt trận thống nhất rộng rãi phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù nguy hiểm nhất; về kết hợp các hình thức tổ chức bí mật và công khai để tập hợp quần chúng và các hình thức, phương pháp đấu tranh: tổ chức Đông Dương đại hội, đấu tranh nghị trường, trên mặt trận báo chí, đòi dân sinh, dân chủ, bãi công lớn của công nhân vùng mỏ (12/11/1936), kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động 1/5. Trước tình hình đó, ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Nhật - Phỏp bắn nhau và hành động của chỳng ta, chỉ rừ bản chất hành động của Nhật ngày 9/3/1945 là một cuộc đảo chính tranh giành lợi ích giữa Nhật và Pháp; xác định kẻ thù cụ thể, trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương sau cuộc đảo chính là phát xít Nhật; thay khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”, nêu khẩu hiệu “thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương” để chống lại chính phủ thân Nhật.

Tính chất, ý nghĩa và kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Thứ ba, về phương pháp cách mạng: Nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng của quần chúng, ra sức xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành chiến tranh du kích cục bộ và khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận ở những vùng nông thôn có điều kiện, tiến lên chớp đúng thời cơ, phát động tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị, giành chính quyền toàn quốc. Thứ tư, về xây dựng Đảng: Phải xây dựng một Đảng cách mạng vững mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức, liên hệ chặt chẽ với quần chúng và với đội ngũ cán bộ đảng viên kiên cường được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng; Chú trọng vai trò lãnh đạo ở cấp chiến lược của Trung ương Đảng, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của đảng bộ các địa phương.

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC 1945-1954

    Kết quả: Trong những ngày đầu, so sánh lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, nhưng với lòng yêu nước sâu sắc và sự lãnh đạo kịp thời, đúng đắn, quân và dân Nam Bộ, các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên đã tổ chức lại lực lượng, củng cố các khu căn cứ và lực lượng vũ trang, động viên nhân tài, vật lực của toàn dân đứng lên ngăn chặn bước tiến của thực dân Pháp; tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài sau này. Tuy nhiên, Pháp chỉ muốn “dùng biện pháp quân sự để giải quyết mối quan hệ Việt - Phỏp”35, đó bộc lộ rừ thỏi độ bội ước, tiếp tục đẩy mạnh tăng cường bỡnh định ở cỏc tỉnh Nam Bộ, xúc tiến tái lập Nam Kỳ tự trị; gây hấn, khiêu khích, gây xung đột quân sự, lấn chiếm nhiều vị trí ở nơi đóng quân ở Bắc bộ Việt Nam; đặt lại nền thống trị ở Campuchia và Lào, chia rẽ ba nước Đông Dương.

    LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC, GIẢI PHểNG

    Lãnh đạo cách mạng cả nước (1965-1975)

    Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng Chiến tranh cục bộ ra cả nước. Trước tình hình đó, theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 và lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã kịp thời xác định chủ trương chuyển hướng và nhiệm vụ cụ thể của miền Bắc cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh: Một là, kịp thời chuyển hướng xây dựng kinh tế cho phù hợp với tình hình có chiến tranh phá hoại; Hai là, tăng cường lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển tình hình cả nước có chiến tranh; Ba là, ra sức chi viện cho miền Nam với mức cao nhất để đánh bại địch ở chiến trường chính miền Nam; Bốn là, phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phù hợp với tình hình mới.

    LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975-1986)

    Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975-1981) a. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

    Từ ba đặc điểm lớn của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới49, Đại hội đề ra đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa cả nước là: “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt…….”50. 49 Một là, nước ta đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; Hai là, Tổ quốc ta đã hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hộ với nhiều thuận lợi rất lớn, song cũng còn nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh và tàn dư của chủ nghỉa thực dân mới gây ra; Ba là, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiến hành trong hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, song cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa thế lực cách mạng và thế lực phản cách mạng trên thế giới còn gay go, quyết liệt.

    LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HểA, HIỆN ĐẠI HểA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (TỪ NĂM 1986

    Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế (từ năm 1996 đến nay)

    Bài học kinh nghiệm:(i), giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới; (ii), kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị; (iii), xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; (iv), mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh của cả dân tộc; (v), mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại; (vi), tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Bài học kinh nghiệm: (i) trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; (ii) đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp; (iii) đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới; (iv) phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới; (v) nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

    THÀNH TỰU, KINH NGHIỆM CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI 1. Thành tựu của sự nghiệp đổi mới

    (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, về môi trường và quốc phòng, an ninh, ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số. Về chủ quan: Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa được quan tâm đúng mức, đổi mới tư duy lý luận chưa kiên quyết, mạnh mẽ, có mặt còn lạc hậu, hạn chế so với chuyển biến nhanh của thực tiễn; Dự báo tình hình chậm và thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến chất lượng các quyết sách, chủ trương, đường lối của Đảng; Nhận thức và giải quyết tám mối quan hệ lớn còn hạn chế; Đổi mới thiếu đồng bộ, lúng túng trên một số lĩnh vực; Nhận thức, phương pháp và cách thức chỉ đạo tổ chức còn nhiều hạn chế, quyền hạn và chế độ trách nhiệm của người đứng đầu khụng được quy định rừ ràng; Việc quản lý, giỏo dục, rốn luyện cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt chưa được coi trọng.

    GỢI Ý ĐÁP ÁN

    CHƯƠNG MỞ ĐẦU

    Điều đó đòi hỏi nắm vững lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, bao gồm triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn luôn liên hệ lý luận với thực tiễn Việt Nam để nhận thức đúng đắn bản chất của mỗi hiện tượng, sự kiện của lịch sử lãnh đạo, đấu tranh của Đảng. + Giáo dục lý tưởng, truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng và dân tộc, củng cố, bồi đắp niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, tự hào về Đảng và thế hệ trẻ gia nhập Đảng, tham gia xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh, tiếp tục thực hiện sứ mệnh vẻ vang của Đảng lãnh đạo bảo vệ vững chắc Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

    CHƯƠNG 1 CÂU HỎI ÔN TẬP

    Thực hiện đường lối chiến lược được hoạch định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Việt Nam từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, các bạn cần phải cố gắng phát huy vai trò, sức mạnh đoàn kết, thu hút, tập hợp thanh niên cùng chung một mục tiêu xây dựng đất nước như: tình nguyện nhập ngũ; tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng, chống phá chế độ và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

    CHƯƠNG 2 CÂU HỎI ÔN TẬP

    Vì thế, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc, động lực chủ yếu phát triển đất nước ta là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta chủ trương khơi dậy và phát huy sức mạnh dân tộc, đặt lợi ích chung của dân tộc, của đất nước và của con người lên hàng đầu; đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi khả năng để xây dựng và phát triển đất nước; không bỏ lỡ thời cơ, vận hội; phát huy tự lực, tự cường, đẩy lùi mọi nguy cơ, vượt qua mọi trở ngại, thách thức do chính xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đem lại để thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

    CHƯƠNG 3

    Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân), nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức phân phối, chủ yếu phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Đặc biệt, đối với an ninh quốc gia, kinh tế nhà nước thể hiện vai trò chủ đạo thông qua việc nắm giữ những ngành đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia (sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh…) và tham gia nắm giữ một số vị trí thiết yếu, quan trọng để giữ vững định hướng xã hội, làm đối trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế (bán buôn lương thực, xăng dầu; sản xuất điện; khai thác khoáng sản quan trọng; một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin quan trọng; bảo trì đường sắt, sân bay,..).