MỤC LỤC
Nhưng hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng thương mại xuất hiện khắp nơi, cạnh tranh gay gắt, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank) nói chung và Agribank chi nhánh Tiền Giang nói riêng đã không còn giữ được vị thế độc quyền nữa, việc làm thế nào để huy động được nguồn vốn trong môi trường cạnh tranh và khó khăn của nền kinh tế như hiện nay là điều không dễ dàng. - Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng: để phân tích các nhân tố tác động đến khả năng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi qui nhị phân thông qua việc phân tích dữ liệu trên SPSS Version 20 trên cơ sở những bảng câu hỏi khảo sát khách hàng cá nhân tại Agribank Tiền Giang.Công cụ hỗ trợ là bảng câu hỏi khảo sát với thang đo Likert 5 mức độ.
- Trên cơ sở nguồn số liệu thu thập được, khảo sát thực tế bằng bảng câu hỏi, luận văn nghiên cứu một cách logic và chặt chẽ các yếu tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Agribank Tiền Giang giai đoạn 2014 đến năm 2017. - Là cơ sở để Agribank Tiền Giang nắm bắt được các yếu tố tác động lên quyết định gửi tiền của khách hàng từ đó đề ra các chiến lược cạnh tranh thích hợp nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới về với Agribank Tiền Giang.
Từ đó, xác định được các yếu tố nào tác động tiêu cực, tích cực và mức độ ảnh hưởng của nó đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng vào Agribank để đưa ra hướng giải quyết thiết thực cho thời gian tới. Tiếp theo, tác giả tập trung khái quát tổng quan về hoạt động huy động vốn tại NHTM bao gồm khái niệm, phân loại tiền gửi, đặc điểm tiền gửi và tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn.
Nội dung chính của chương 2 nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng, các mô hình liên quan đến hành vi tiêu dùng và tiến trình ra quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng. Trên cơ sở phân tích các lý thuyết và kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả trình bày các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại NHTM.
Nội dung đầu tiên của chương 2 giới thiệu tổng quan về NHTM và các hoạt động của NHTM.
Mục đích của thảo luận nhóm là để loại bỏ các biến quan sát không được nhất trí, đồng thời bổ sung thêm một số biến quan sát mới nếu cần thiết và thống nhất các thành phần trong thang đo sơ bộ. - Nghiên cứu định lượng điều chỉnh thang đo sơ bộ đã xây dựng trong nghiên cứu định tính: trong bước này tác giả sẽ khảo sát sơ bộ 50 KH đã và đang sử dụng dịch vụ tiền gửi của Agribank CN Tiền Giang, theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Tiếp theo tác giả sẽ tiến hành thảo luận, lấy ý kiến của các thành viên về nội dung các mục hỏi dùng để xây dựng bảng khảo sát chính thức, các thành viên thảo luận nhóm đều đồng ý cho rằng các câu hỏi khảo sát cần dễ hiểu đối với KH, phù hợp với hoàn cảnh của KH đang sử dụng dịch vụ tiền gửi tại chi nhánh.
- Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất được lựa chọn để sử dụng trong đề tài nghiên cứu này, trong đó tác giả tiếp xúc trực tiếp và phỏng vấn các KHCN đang sử dụng dịch vụ tại Agribank CN Tiền Giang. Theo Đinh Phi Hổ (2014), đối với đề tài sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá thì kích thước mẫu được xác định dựa vào (i) Mức tối thiểu và (ii) Số lượng biến đưa vào phân tích của mô hình.
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng, khi Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên là thang đo lường tốt, tuy nhiên, lại có nhà nghiên cứu đề nghị rằng từ 0.6 trở lên là có thể chấp nhận được (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong phân tích EFA, chúng ta có hai ma trận quan trọng để xem xét khi đánh giá các thang đo, đó là ma trận các trọng số nhân tố (factor pattern matrix) và ma trận các hệ số tương quan (factor structure matrix). Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), “Để xác định sự phù hợp khi dùng EFA, có thể dùng kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) hoặc KMO (Kaiser-Meyer- Olkin measure of sampling adequacy).
Qua phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ loại bỏ các biến quan sát không đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và phân biệt; đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các yếu tố (thành phần đo lường) phù hợp, đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích tiếp theo. Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin): Đây là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, phân tích nhân tố khám phá thích hợp khi hệ số KMO lớn hơn 0.5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố lớn hơn 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Nội dung chương 3 đề cập đến các phương pháp nghiên cứu được dùng để thực hiện đề tài bao gồm, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Theo đó, nghiên cứu định tính được thực hiện bằng việc phỏng vấn các chuyên gia và khảo sát khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ tiền gửi tại Agribank CN Tiền Giang.
Kết hợp với cơ sở lý luận ở chương 2, tác giả tiến hành tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của KHCN tại Agribank CN Tiền Giang và trình bày các bước trong quy trình nghiên cứu. Đối với nhân tố phụ thuộc, phương pháp định lượng sẽ được sử dụng để phân tích và mô hình được dùng là mô hình hồi quy nhị phân (Binary Logistic).
Bộ máy tổ chức của Agribank Tiền Giang hiện có 8 phòng chuyên đề tại Hội sở tỉnh, 11 PGD trực thuộc và 15 điểm giao dịch. Từ một ngân hàng kinh doanh trong thời kỳ bao cấp Agribank Tiền Giang đã đứng vững trên thị trường kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường, đến nay đã khẳng định vị thế của một ngân hàng mạnh tại Tiền Giang.
Tuy nhiên, về uy tín và niềm tin của khách hàng khi họ gửi tiền vào ngân hàng thì họ thường chọn những ngân hàng thương mại nhà nước có thời gian hoạt động kinh doanh lâu đời hoặc những NHTM CP với những chính sách về lãi suất ưu đãi, sự thuận tiện về mặt thời gian, phong cách làm việc của nhân viên ngân hàng…. Nguồn: Kết quả phân tích dừ liệu của tác giả Giả định không có hiện tượng tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên: Kết quả kiểm định giá trị Durbin - Watson thông qua phân tích hồi quy cho thấy giá trị Durbin - Watson nằm trong khoảng chấp nhận 1 < d = 2,248 < 3; do đó ta có thể kết luận không có hiện tượng tự tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên. Kết quả từ mô hình hồi quy Binary Logistic cho biết khi nhân tố Tác động của người thân tăng lên 1 đơn vị với điều kiện ảnh hưởng của các nhân tố còn lại từ mô hình không đổi thì log của tỷ lệ xác suất chọn gửi tiền và xác suất không chọn gửi tiết kiệm tại Agribank CN Tiền Giang sẽ tăng 0.801 đơn vị.
Kết quả từ mô hình hồi quy Binary Logistic cho biết khi nhân tố Mạng lưới chi nhánh tăng lên 1 đơn vị với điều kiện ảnh hưởng của các nhân tố còn lại từ mô hình không đổi thì log của tỷ lệ xác suất chọn gửi tiền và xác suất không chọn gửi tiết kiệm tại Agribank CN Tiền Giang sẽ tăng 1.902 đơn vị. Trong đó, Mạng lưới chi nhánh có tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn gửi tiền của KHCN tại Agribank CN Tiền Giang, với xác suất chọn gửi tại đơn vị tăng lên 2,699 lần so với xác suất không chọn gửi tiền tại đơn vị (trong điều kiện ảnh hưởng các biến còn lại trong mô hình không đổi).