Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá hối đoái VND/USD và chỉ số VN-Index

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của bài nghiên cứu là nhằm phân tích mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường ngoại hối thông qua việc phân tích mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá hối đoái VND/USD và chỉ số giá chứng khoán VN-Index. Thứ nhất, các chuỗi dữ liệu được xem xét trong bài nghiên cứu gồm tỷ giá hối đoái VND/USD và chỉ số giá chứng khoán VN-Index có phải là các chuỗi dừng và có liên kết bậc nhất hay không?. Thứ hai, các biến tỷ giá và giá chứng khoán liệu có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết với nhau hay không?.

Thứ ba, liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối tại Việt Nam hay không?.

Phương pháp nghiên cứu

Ý nghĩa của đề tài

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu

Bryman Bell (2007) thì việc sử dụng dữ liệu thứ cấp có một lợi thế rất lớn là tiết kiệm được chi phí và thời gian vì khi sử dụng dữ liệu này, người sử dụng không tốn thời gian và chi phí để tính toán mà chỉ thu thập số liệu và tập trung vào việc xử lý số liệu. (Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và tính toán của tác giả) Xem xét biến động tỷ giá hối đoái VND/USD ta có thể thấy, từ giai đoạn nửa đầu năm 2007 trở về trước, tỷ giá khá ổn định, tuy nhiên từ nửa cuối năm 2007 sự gia tăng ồ ạt của luồng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam đã làm nguồn cung USD tăng mạnh, kết quả dẫn đến VND lên giá danh nghĩa trong giai đoạn từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008. Mục đích chính của đợt thay đổi biên độ tỷ giá này được Ngân hàng Nhà nước giải thích là giúp cho tỷ giá biến động theo chiều hướng linh hoạt hơn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường và tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh trong năm 2009.

Từ khi thị trường chứng khoán được chính thức đi vào hoạt động cho đến năm 2005 là giai đoạn thị trường hoạt động với trạng thái gật gù, ngoại trừ cơn sốt chứng khoán vào năm 2001, khi đó chỉ số VN-Index đạt cao nhất là 571,04 điểm vào sáu tháng đầu năm, nhưng sau đó vào sáu tháng cuối năm các cổ phiếu niêm yết giảm đến 70% giá trị. Qui mô thị trường nếu tính theo giá trị niêm yết của các công ty vẫn là quá nhỏ và chưa đóng vai trò là kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế, hay nói cách khác chưa phải là kênh đầu tư nguồn tiền tiết kiệm mang tính chất lâu dài của người dân như ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển. Sau khi chỉ số thị trường chứng khoán VN-Index đạt được đỉnh cao là 1.200 điểm vào giữa tháng 03/2007, thị trường chứng khoán bắt đầu giảm sút cũng khá bất ngờ như khi nó tăng lên và đến thời điểm đầu tháng 5 (tức là chưa đầy hai tháng sau khi đạt đỉnh cao) nó đã trở về gần mức trước khi tăng là 900 điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng và phản ánh những khó khăn, bất ổn vĩ mô như lạm phát cao, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, phần lớn doanh nghiệp không đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra. Mặc dù đã có những điểm sáng kinh tế được ghi nhận trong năm 2012 như lạm phát khá thấp, tỷ giá ổn định, lãi suất giảm, xuất khẩu tăng mạnh và thặng dư cán cân thương mại, song xu thế thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty cộng với vấn đề tái cơ cấu ở không chỉ các tổ chức tín dụng mà ở cả các doanh nghiệp nhà nước khiến thị trường khó có thể có được những cải thiện đáng kể trong trung hạn. Lạm phát được kiềm chế; chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái; cán cân thanh toán được cải thiện; mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm dần; thị trường ngoại hối trong xu thế ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng,….

Trên thị trường chứng khoán, các giải pháp như giảm thuế với chuyển nhượng chứng khoán, kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 đã được áp dụng. Đồng thời, công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán được đẩy mạnh, đặc biệt là vấn đề sắp xếp lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và việc ban hành các quy định mới về quỹ mở đã tạo điều kiện thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các tổ chức đầu tư nước ngoài.

Hình 3.1. Biến động tỷ giá VND/USD
Hình 3.1. Biến động tỷ giá VND/USD

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả

Từ bảng 4.2 cho thấy, xét độ lệch chuẩn của cả hai chuỗi dữ liệu có thể nhận thấy thị trường chứng khoán biến động mạnh hơn so với thị trường ngoại hối, do đó rủi ro khi đầu tư vào thị trường chứng khoán là cao hơn so với khi đầu tư vào thị trường ngoại hối. Với chuỗi dữ liệu tỷ giá hối đoái: giá trị Skewness là âm, hàm ý phân phối của nó lệch trái; giá trị của Kurtosis nhỏ hơn 3, điều này cho thấy hình dạng của đa giác tần số sẽ tù hơn với hai đuôi dài, nghĩa là biến số tỷ giá có sự biến động ít, biến thiên dao động không cao trong thời gian khảo sát nghiên cứu. Trong khi đó, với chuỗi dữ liệu giá chứng khoán, giá trị của Skewness là dương, hàm ý phân phối của nó là lệch phải và Kurtosis có giá trị lớn hơn 3 cho thấy hình dạng của đa giác tần số khá cao và nhọn với hai đuôi, nghĩa là chỉ số giá chứng khoán VN-Index có những biến động mạnh và bất thường trong thời gian nghiên cứu.

Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả kiểm định phân phối chuẩn Jarque- Bera được trình bày ở bảng 4.2, kết quả kiểm định bác bỏ giả thuyết phân phối chuẩn ở từng chuỗi dữ liệu với mức ý nghĩa 1%. Kết quả cho thấy hai biến đang nghiên cứu có mối tương quan âm với nhau.

Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Kết quả kiểm định tính dừng của tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán

Nhìn vào kết quả ở bảng 4.5 có thể thấy giả thuyết H0 rằng có một nghiệm đơn vị đối với chuỗi dữ liệu gốc (LER và LVNI) không thể bị bác bỏ trong cả hai trường hợp bởi kiểm định PP. Việc kiểm định tính dừng đối với chuỗi sai phân bậc một là cần thiết trước khi tiến hành kiểm định đồng liên kết Johansen do yêu cầu của kiểm định này là tất cả các chuỗi dữ liệu khi được kiểm định phải là các chuỗi I(1). Khi các chuỗi được lấy sai phân bậc một, kết quả cho thấy cả hai chuỗi sai phân bậc một của hai biến tỷ giá và giá chứng khoán đều dừng trong cả hai trường hợp không có xu hướng và có xu hướng, ở mức ý nghĩa thống kê 1%.

Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp kiểm định KPSS Kết quả kiểm định KPSS với cả hai biến tỷ giá (LER) và giá chứng khoán (LVNI) đều bác bỏ giả thuyết H0 rằng chuỗi biến đang xem xét là dừng ở chuỗi gốc (biến level) hoặc dừng có xu hướng ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này là phù hợp với kết quả kiểm định cho hai biến sai phân khi không thể bác bỏ giả thuyết H0 đối với chúng trong cả hai trường hợp không có xu hướng và có xu hướng ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Như vậy, bằng cách sử dụng cả ba phương pháp kiểm định tính dừng – ADF, PP và KPSS đều đi đến kết luận rằng: hai biến trong mô hình nghiên cứu là tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán đều là các chuỗi không dừng trong biến gốc nhưng dừng trong sai phân bậc một hay nói cách khác chúng đều là các chuỗi I(1).

Kết quả kiểm định đồng liên kết giữa tỷ giá và giá chứng khoán Phương pháp Johansen được sử dụng để kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán. Khi các biến là không dừng, đồng thời chúng là các chuỗi I(1), kiểm định đồng liên kết giúp nhận diện mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa chúng. Kết quả kiểm định ở cả thống kê Trace và thống kê Max-Eigenvalue cho thấy không có mối quan hệ đồng liên kết tồn tại giữa hai biến tỷ giá và giá chứng khoán.

Do đó, kiểm định nhân quả Granger trong phương trình (3.11 và 3.12) đặc tả tốt mối quan hệ giữa hai biến trong ngắn hạn mà không cần phải bao gồm các thành tố hiệu chỉnh sai số. Cuối cùng, kiểm định nhân quả tuyến tính Granger được thực hiện để xác định mối quan hệ qua lại giữa sự thay đổi của chỉ số VN-Index và tỷ giá hối đoái.

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Phillips-Perron (PP)
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Phillips-Perron (PP)

Có xu hướng

Có xu hướng

Có xu hướng