MỤC LỤC
- Giải pháp nhằm nâng cao khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường nói riêng và của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản nói chung trong thời gian tới?. Đề ra được những chính sách thị trường, hệ thống pháp luật, các công cụ điều tiết vi mô, vĩ mô phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh đứng vững trên thị trường trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay.
Ngoài ra, Khoá luận còn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu do Công ty cung cấp để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng chung và thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của công ty. Đối với dữ liệu định tính, Khoá luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết nền kết hợp cùng các công cụ phân tích, so sánh, tổng hợp để giải thích và phân tích các dữ liệu đã thu thập nhằm đưa ra kết luận về vấn đề.
Bài Khoá luận này sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu từ sách báo, bài nghiên cứu nhằm hệ thống, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu và đưa ra các cơ sở lý luận về mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá. Từ đó, các dữ liệu cần thiết được tổng hợp để phục vụ cho mục đích của Khoá luận là kiến nghị một số giải pháp để Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.
Trước sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp của các quốc gia khác, doanh nghiệp xuất khẩu phải luôn tìm cách hoàn thiện, đổi mới sản phẩm, nâng cao quy trình quản lý, kinh doanh… qua việc áp dụng các trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất và quản lý. Giao dịch qua trung gian là phương thức giao dịch trong đó quá trình trao đổi giữa người bán và người mua (hai bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau) để mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua bên thứ ba (được gọi là trung gian thương mại).
Theo quan điểm về kinh doanh quốc tế: “Thị trường xuất khẩu là tập hợp những khách hàng có nhu cầu thị trường với sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động thương mại mà doanh nghiệp có dự án trong mối quan hệ của môi trường kinh doanh và điều kiện cạnh tranh quốc tế.”. Những đặc điểm riêng này bao gồm chủ thể của thị trường xuất khẩu là người mua và người bán có quốc tịch khác nhau, hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ được thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và mức độ cạnh tranh mà người bán phải đối mặt cao tại các thị trường xuất khẩu cao hơn so với tại thị trường trong nước.
Để mở rộng thị trường theo chiều sâu, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp như sau: (i) xúc tiến bán với những khách hàng hiện tại qua các sản phẩm, dịch vụ hiện có của doanh nghiệp; (ii) lựa chọn thị trường ngách trong thị trường hiện có để kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hiện có của doanh nghiệp hoặc (iii) nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ mới cho các thị trường hiện có của doanh nghiệp. Các tiềm lực thường được dùng để phân tích như: tiềm năng con người, tiềm lực tài chính, tiềm lực vô hình, vị trí địa lý - cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp, khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hóa và dự trữ hợp lý hàng hóa của doanh nghiệp và trình độ tổ chức, quản lý. Điều này có thể do hai nguyên nhân: hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chưa hiệu quả, chưa tăng được số lượng và giá trị hàng xuất khẩu vào thị trường hiện tại, hoặc là nhu cầu của thị trường hiện tại đã ở mức bão hoà đòi hỏi phải phát triển thị trường xuất khẩu sang khu vực mới.
Theo đánh giá của Trung tâm Xúc tiến thương mại – Bộ Công thương, những rào cản về kỹ thuật là khó khăn lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam khi hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế khoảng 5%, không ít các mặt hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam bị trả lại do chưa đáp ứng đủ và đúng các yêu cầu khắt khe từ những nước nhập khẩu lớn và khó tính như: EU, Mỹ, Nhật Bản hay Australia. Mỗi một khu vực lại có nhu cầu tiêu dùng nông sản khác nhau, ví dụ các quốc gia Châu Á có nhu cầu tiêu thụ cao các mặt hàng như: gạo, hạt điều, cà phê, ớt, gừng, hoa hồi… Trong khi đó, các nước Châu Âu lại ưa chuộng: lúa mạch, các loại hạt (hạt điều, hạt hướng dương, hạt dẻ, ngô,…), tiêu, quế,… Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định được nhu cầu của từng quốc gia để lựa chọn sản phẩm xuất khẩu phù hợp với từng thị trường. Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp theo hướng nâng cao năng lực và vai trò của các tổ chức hợp tác của nông dân, phát triển các tổ chức hợp tác, trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ và kinh doanh dịch vụ cơ giới nông nghiệp; đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò là “trụ cột” của chuỗi giá trị.
Từ đó, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường COVID-19 đã để lại những hậu quả nặng nề cho thế giới đặc biệt là suy thoái kinh tế, tuy nhiên sản phẩm mà công ty xuất khẩu là những mặt hàng nông sản (thiết yếu), vì vậy không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tình hình kinh tế thế giới. Công ty tiến hành phân tích thông tin theo từng nội dung: Quy mô thị trường, tiềm năng tiêu thụ; mức độ, đối thủ cạnh tranh; luật pháp; xu hướng, tính chất tiêu dùng; … Sau các phân tích, đánh giá các thông tin thu thập được, công ty đã đưa ra những kết luận chung về đặc điểm các thị trường xuất khẩu tiềm năng. Dựa vào bảng 3.2 Nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường giai đoạn 2021-2023 và bảng 3.3 Báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường giai đoạn 2021-2023 cho thấy doanh nghiệp đã phát triển ổn định cả về doanh thu và lợi nhuận bất chấp ảnh hưởng.
Dựa vào bảng 3.9 Kim ngạch xuất khẩu theo từng quốc gia tại thị trường Châu Âu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường từ năm 2021-2023 cho thấy số lượng khách hàng mới của công ty tại thị trường Châu Âu ngày càng tăng, theo như phương thức mở rộng theo chiều sâu mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Thứ ba, Công ty chỉ mới quan tâm tới hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu nói chung và công tác nghiên cứu thị trường nói riêng thời gian gần đây, vì vậy hệ thống phòng ban vẫn chưa có sự thay đổi kịp thời, khiến cho phòng kinh doanh xuất khẩu phải đảm nhận nhiều đầu việc cùng một lúc.
Thứ bảy, đưa vào áp dụng các thiết bị, công nghệ tiên tiến, dần chuyển sang mô hình tự động hóa trong quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và cắt giảm chi phí nhân công lao động. Các đề xuất giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của Công.
Thứ năm, mở rộng thêm kênh phân phối qua các trang thương mại điện tử quốc tế như Amazon, Ebay, Bestbuy….Hiện nay, khách hàng chỉ có thể trao đổi, biết tới sản phẩm của công ty thông qua trang web chính thức, điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đối với khách hàng đặc biệt là các đối tác quốc tế. Ngoài ra, website của công ty còn chưa thân thiện với người dùng, vì vậy công ty cũng có thể xem xét tới việc cải thiện giao diện và tính năng trang web của công ty để khách hàng có thể biết đến công ty dễ dàng hơn và việc tư vấn chăm sóc khách hàng cũng được tiện lợi hơn. Thứ hai, công ty cần làm tốt hoạt động tuyển dụng để có thể chiêu mộ những ứng viên có chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, bằng cách viết mô tả công việc một cách sát với yêu cầu của doanh nghiêp nhất, nâng cao yêu cầu tuyển dụng đối với các ứng viên,….
Thứ sáu, xây dựng các trung tâm nghiên cứu thị trường quốc tế riêng biệt kết nối giữa thị trường toàn cầu và Việt Nam hoặc thiết lập các kênh đối thoại trực tiếp và cung cấp thông tin công khai cho các doanh nghiệp thông qua các hiệp hội, các tổ chức hỗ trợ để kịp thời thông bảo những biến động và những tin tức mới nhất. Nền tảng kiến thức chuyên môn về xuất nhập khẩu, hải quan cần được xây dựng sát thực tế, các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu và các trường đại học đào tạo chuyên ngành kinh doanh quốc tế, logistics cần tăng cường những buổi học thực hành, thực tập tại hiện trường để nhân sự có được kiến thức vững chắc, thực tế khi bắt đầu đi làm, có thể rút ngắn thời gian đào tạo tại công ty. Đề tài: “Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường” được em thực hiện ở trên là thành quả của thời gian thực tập tại công ty cũng như nhờ những kiến thức tích luỹ được trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại.