MỤC LỤC
Độ nhám bề mặt chi tiết máy có vai trò quan trọng trong quá trình sử dụng. Khi giảm độ nhám bề mặt đến giá trị tối ưu nào đó thì ma sát và mài mòn của bề mặt làm việc chỉ tiết giảm xuống, khi đó hiệu suất và tuổn thọ của máy và cơ cấu tăng lên. Khi giá trị độ nhám càng thấp thì độ bền và độ bền mòn tăng lên, hình dạng bên ngoài máy và chỉ tiết đẹp hơn, tuy nhiên giá thành gia công cũng tăng lên.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà ta chọn độ nhám tương ứng với công dụng của chúng, đồng thời thoả mãn chỉ tiêu làm việc và chỉ tiêu kinh tế. Độ nhám bề mặt - tập hợp các độ nhấp nhô bề mặt với bước tương đối nhỏ trên chiều dài cơ sở.
Là đường cơ sở có dạng biên dạng danh nghĩa và được thực hiện sao cho trong phạm vi chiều dài đường cơ sở thì độ lệch bình phương trung bình của biên dạng đối với đường này là nhỏ nhất. Khi xác định một số phần tử biên dạng trên nhiều chiều dài chuẩn thì các đỉnh và đáy của biên dạng được tính tại điểm bắt đầu hoặc kết thúc của mỗi chiều dài chuẩn chỉ được tính đến một lần tai điểm bắt đầu của mỗi chiềudài chuẩn (Hình). Để đánh giá độ nhám bề mặt sử dụng rất nhiều đại lượng, chú ý 6 thông số chính: ba đại lượng chiều cao (Ra, Rz, Rzmax), hai đại lượng bước (RS, RSm) và tham số độ dài tham chiếu cấu hình tương đối (c).
Rzmax - chiều cao biên dạng lớn nhất là tổng (Hình): Tổng của chiều cao lớn nhất của đinh biên dang Zp và chiều sâu lớn nhất của đáy biên dạng Zv trong phạm vi chiều dài đánh giá. Nếu không có quy định nào khác, sai lệch chiều cao nhấp nhô mặc định phải là 10% của Rz và sai lệch chiều dài mặc đính phải là 1% chiều dài chuẩn. RS là bước trung bình của các nhấp nhô cục bộ của biên dạng (Hình) là giá trị trung bình số học của bước RSi các nhấp nhô biên dạng dọc theo các đỉnh của chiều dài cơ sở.
Đại lượng chiều dài tham chiếu tương đối của biên dạng Ml(c), c là mức mặt cắt của biên dạng (Hình), là tỷ lệ tổng chiều dài của các đoạn được cắt ở một mức nhất định trong vật liệu dạng theo một đường cách đều đường giữa trong chiều dài cơ sở, với chiều dài cơ sở.
Vì vậy, như một quy tắc, yêu cầu đối với độ nhám bề mặt trong các lỗ được quy định thấp hơn từ 1-2 cấp so với trên các trục của mối lắp. Phụ thuộc vào các yêu cầu cụ thể về chất lượng bề mặt, đặc tính cấu tạo và làm việc của bề mặt mà ta chọn giá trị Ra và Rz phù hợp. Nếu các bề mặt có tiếp xúc thì yêu cầu giá trị độ nhám nhỏ, còn các bề mặt không tiếp xúc thì yêu cầu với giá độ nhám lớn hơn.
Đại lượng Rz còn được dùng trong những trường hợp không thể kiểm tra trực tiếp đại lượng Ra, chẳng hạn những bề mặt kích thước nhỏ hoặc có biên dạng phức tạp. Đối với các chi tiết có độ đôi lớn khi lắp bằng phương pháp ép thì độ nhám sẽ bị san phẳng, độ nhám càng lớn thì giá trị san phẳng càng cao. Chọn giá trị độ nhám theo bề mặt lắp ghép giữa trục và lỗ theo cấp chính xác kích thước: Có thể lựa chọn độ nhám theo dạng bề mặt lắp và cấp chính xác như Bảng.
Giá trị độ nhám được chọn theo tiêu chuẩn cho các chi tiết và sản phẩm, cũng như trên các bề mặt mà chúng được lắp ghép với nhau, ví dụ, các yêu cầu về độ nhám bề mặt trục khi lắp ổ lăn (Bảng). Trong thực tế, độ chính xác gia công được biểu thị bằng các sai số về kích thước, sai lệch về hình dáng hình học, sai lệch về vị trí tương đối giữa các yếu tố hình học của chi tiết được biểu thị bằng dung sai. Độ chính xác gia công còn phần nào được thể hiện ở hình dáng hình học lớp tế vì bề mặt còn được biểu thị bằng độ nhám.
Độ nhám nếu không tra được theo Bảng độ nhám bề mặt Ra phụ thuộc chất lượng bề mặt thì có thể xác định gần đúng theo Hình trên slide. Ngoài ra, khi không có để xuất nào để chọn độ nhám bề mặt, giới hạn độ nhám Rz có thể được liên kết với dung sai kích thước (IT), dung sai hình dạng (TF) hoặc vị trí (TP). Chọn tham số độ nhám của trục và lỗ ống lót, và theo giá trị số của độ nhám đó, hãy chỉ định phương pháp gia công lần cuối của trục.
Cụ thể hơn, tra các Phụ lục, đối với trục chọn nguyên công gia công lần cuối là tiện tinh mỏng (dùng dao kim cương) trên máy tiện ngoài chạy dao. Để ghi độ nhỏm trờn bản vẽ chi tiết theo Bảng, ta chọn giỏ trị tiờu chuẩn chọn giỏ trị tiờu chuẩn nhỏ hơn gần nhất Ra=0.8 àm.
Trong bản vẽ chi tiết ta phải ghi độ nhám bề mặt gia công theo tiêu chuẩn trên. Trong bản vẽ chi tiết ta phải ghi độ nhám bề mặt gia công theo tiêu chuẩn trên. Ghi phương pháp gia công, xử lý bề mặt, các lớp phủ hoặc các yêu cầu khác cho quá trình gia công vv.
Để tránh hiểu sai phải bố trí một khoảng trống giữa ký hiệu thông số số và giá trị giới hạn. Có thể ghi hướng của vết nhám do quá trình gia công để lại (ví dụ, vết của dụng cụ) trong kí hiệu đầy đủ bằng cách sử dụng các kí hiệu cho trong Bảng trên và được minh họa bằng ví dụ trên Hình. Không áp dụng cách ghi hướng vết nhám bề mặt bằng các ký hiệu xác định (ví dụ, ký hiệu hướng bất kỳ trên Hình) cho các cách ghi về cấu trúc.
Hướng của nhấp nhụ (vết nhảm) bề mặt là hướng của cỏc đường lồi, lừm thường được xác định bởi quá trình gia công. Ký hiệu bằng hình khi cần có cùng một độ nhám bề mặt trên tất cả các mặt xung quanh một đường bao của chi tiết gia công (các yếu tố gắn liền với chi tiết gia công), thì ký hiệu độ nhám được biểu diễn trên một đường bao khép kín của chi tiết gia công, và thêm vào ký hiệu một vòng tròn O (có kích thước 4..5 mm), như cách ghi trên Hình. Chú thích: Đường bao trên bản vẽ biểu thị 6 mặt của chỉ tiết trong không gian 3D (không bao gồm mặt trước và mặt.
Lượng dư gia công cơ thường chỉ được ghi trong các trường hợp khi có nhiều quá trình gia công được dẫn ra trong cùng một bản vẽ. Lượng dư gia công được quy định vẽ bằng nét hai chấm gạch bao bên ngoài biên dạng chi tiết, trị số của lượng dư tính bằng mm (ví dụ, trên các bản vẽ của các chỉ tiết đúc và rèn thô, trong đó chỉ tiết tỉnh được vẽ bên trong chi tiết thô). Trong một số trường hợp, yờu cầu về lượng dư gia cụng chỉ là yờu cầu bổ sung để làm rừ đặc điểm của phôi.
Quy định chung là ký hiệu bằng hình vẽ cùng với thông tin bổ sung phải có hướng sao.
Ký hiệu độ nhám bề mặt, trong đó ký hiệu có giá đỡ, có vị trí so với dòng chữ chính của bản vẽ được thể hiện như trong Hình a, b. Vị trí ký hiệu độ nhám bề mặt thể hiện trên đường bao, đường kéo dài đường bao, trên đường gióng gần đường kích thước. Yêu cầu về nhám bề mặt (ký hiệu bằng hình vẽ) phải tiếp xúc với bề một hoặc được nối với bề mặt bằng đường chú dẫn, kết thúc bằng một mũi tên (hoặc đấu kết thúc khác).
Đường này phải chỉ vào bề mặt từ bên ngoài vật liệu của chi tiết gia công - hoặc chỉ vào đường bao (biểu diễn bề mặt) hoặc đường giống của đường bao (Hình). Nếu kết cấu rừ ràng, cú thể ghi độ nhỏm trờn đường kích thước có liên quan đến yếu tốc (bề mặt) cần quy định kích thước. Có thể đặt trực tiếp yêu cầu về độ nhám bề mặt trên các đường gióng, đường kéo dài đường going hoặc có thể nối với đường gióng này bằng một đường.
Các bề mặt hình trụ cũng như các mặt lăng trụ có cùng độ nhám thì chỉ cần ghi chỉ dẫn trên một đường sinh hay một mặt. Trong trường hợp yêu cầu độ nhám của các mặt của lăng trụ khác nhau thì phải được ghi riêng (Hình).