Phân tích thực trạng và xu hướng bán hàng hiện đại so với bán hàng truyền thống

MỤC LỤC

GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1. Giải pháp cải thiện hoạt động bán hàng

Việc xem xét lại đội ngũ bán hàng giúp cho nhà quản lý bán hàng tìm được ngôn ngữ bán hàng chung, chiến lược và kỹ thuật của họ để hoạch định một kế hoạch tối ưu nhất và hệ thống hóa cho những nhân viên khác. _ Loại bỏ những hoạt động không cần thiết: Việc xác định một quy trình gồm các bước có tác động đến dây chuyền cụ thể, giúp nhà quản lý bán hàng hiểu chính xác hơn về hiệu quả quy trình đang diễn ra. Hãy xác định yếu tố hành động nào khiến khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo, điều này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng xác định các hoạt động cần thiết và các hoạt động thừa thãi hoặc không mang lại kết quả.

Việc hiểu rừ từng bước hoạt động, mỗi bước đòi hỏi những gì giúp cho nhân viên hiểu được họ đang ở đâu trong quy trình, biết khi nào cần chuyển sang bước tiếp theo hay thời điểm nào để điều chỉnh lại quy trình. Khi sản phẩm/doanh nghiệp bạn thu hút được sự chú ý của khách hàng tiềm năng, hãy thực hiện cách tiếp cận dựa trên mối quan hệ đã có sẵn và cho họ thấy điều đó có ý nghĩa như thế nào với người bán hàng như bạn. Bằng cách làm theo từng bước, nhà quản trị có thể phân tích các hành động trong quy trình đã đúng hay chưa, cần bao nhiêu hoạt động trong các bước đó, xác định đâu là sai sót và gây lãng phí thời gian.

Điều này có nghĩa nếu doanh nghiệp làm việc với một quy trỡnh bỏn hàng rừ ràng, đội ngũ bỏn hàng khụng chỉ nắm được những gỡ họ sẽ đạt được và chưa đạt được, và tại sao lại đạt hay chưa đạt được. _ Sàng lọc khỏch hàng tiềm năng: Việc xõy dựng và ỏp dụng được một quy trỡnh rừ ràng giúp đội ngũ bán hàng giải quyết được nỗi đau lớn nhất của doanh nghiệp bán lẻ – đó là sàng lọc được đối tượng khách hàng tiềm năng và không tiềm năng.Trên thực tế, có hơn 70% chu kỳ bán hàng B2B mất từ 4-12 tháng để kết thúc. Một quy trình bán hàng được xây dựng chặt chẽ tập trung vào khách hàng đã bị phá vỡ và trở nên lộn xộn, vô hình chung nó sẽ khiến trải nghiệm mua sắm của khách hàng trở nên không tốt và giảm tỷ lệ chốt đơn hàng.

Đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị. Tăng cường liên kết trong chuỗi cung ứng hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối gắn với quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm; liên kết giữa doanh nghiệp bán lẻ với các nhà sản xuất trong việc tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh, bảo đảm đủ tiêu chuẩn chất lượng có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm tiêu dùng đa dạng và ngày càng cao ở Việt Nam để cung ứng cho các cơ sở bán lẻ nhằm giảm sự phụ thuộc vào hàng cùng loại nhập khẩu. Kết hợp với nghiên cứu cơ cấu lại kinh tế vùng và liên vùng để xây dựng và triển khai thực hiện các đề án phát triển một số chuỗi cung ứng hàng hoá; thu hút và kết nối các cơ sở sản xuất cùng tham gia vào chuỗi, trở thành thành viên của chuỗi.

_ Phát triển các phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh thương mại trong nước đa dạng, phù hợp với quá trình phát triển sản xuất và hội nhập của Việt Nam; góp phần gia tăng giá trị thương mại cho sản phẩm, có khả năng gắn kết và thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, chú trọng phát triển thương mại điện tử và sự gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống. _ Tiếp tục phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn (khu vực, vùng, miền và cả nước); hoàn thiện hệ thống chợ truyền thống trên cơ sở nâng cấp các chợ ở khu vực nông thôn, miền núi;. _ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kộm chất lượng, hàng khụng rừ nguồn gốc để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa.