Nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển và vai trò của các nguồn vốn trong nước

MỤC LỤC

Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển

Trên phương diện nền kinh tế, vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) và các khoản đầu tư phát triển khác. Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển nền kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội. Xét về bản chất thì nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy của nền kinh tế có thể huy động được và đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. a) Nguồn vốn đầu tư trong nước. Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất xã hội. Biểu hiện cụ thể của nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn vốn đầu tư nhà nước và nguồn vốn của dân cư và tư nhân. Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đó chính là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. Nguồn vốn này được hình thành chủ yếu từ nguồn thu của ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế, bán tài nguyên, thu phí và lệ phí…. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn này có tác động tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn của ngân sách. sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô, thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư, nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện cả mục tiêu phát triển xã hội. Việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụng đầu tư còn khuyến khích phát triển những vùng kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo. Và trên hết nguồn vốn này còn có tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và từ thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước là thành phần kinh tế chủ đạo của nền kinh tế và nắm giữ một khối lượng vốn lớn của nền kinh tế. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do vậy hiện nay Đảng và nhà nước tiếp tục thực hiện chủ chương đổi mới các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này. +) Nguồn vốn dân cư và tư nhân. Với khoảng vài trăm ngàn doanh nghiệp dân doanh (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã) đã và đang đi vào hoạt động, phần tích lũy của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội. Bên cạnh đó nhiều gia đình cũng trở thành các đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và. tiểu thủ công nghiệp. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sở hữu một lượng lớn vốn, tiềm năng này rất lớn mà chưa được huy động triệt để. Hiện nay do tập tính tiêu dùng của dân cư nước ta là tiết kiệm dành khi gặp rủi ro, nên một lượng vốn không nhỏ trong dân còn chưa được khai thác, huy động một cách tích cực để đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế đất nước. Trong giai đoạn gần đây, nền kinh tế có những bước phát triển khả quan, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng được tự do hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên hoạt động đầu tư trong khu vực này càng gia tăng, vốn trong dân cũng được sử dụng hiệu quả hơn. b) Nguồn vốn đầu tư nước ngoài. +) Vốn Viện trợ phát triển chính thức (ODA). Vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với bất kỳ hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượng cho vay lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25%. Tuy nhiên đây là nguồn vốn khá nhạy cảm nếu không sử dụng đúng sẽ gây lãng phí và có thể trở thành con nợ. +) Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế. Điều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn ODA. Tuy nhiên bù lại nó có những ưu điểm là không có gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với những nước nghèo. Nguồn vốn này thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu suất nhập khẩu và thường là ngắn hạn. Một bộ phận của nguồn vốn này có thể được dùng để đầu tư phát triển. Tỷ trọng của nó có thể tăng nếu triển vọng tăng trưởng kinh tế là lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đi vay là sáng sủa. +) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà kể cả các nước công nghiệp phát triển. Đây là nguồn vốn mà việc tiếp nhận vốn không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận, thay vì lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước tiếp nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là ngành nghề đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật, công nghệ, hay cần nhiều vốn. vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước tiếp nhận đầu tư. Không những là nguồn bổ vốn quan trọng, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn đóng góp vào việc bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước. +) Thị trường vốn quốc tế.

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NHÀ MÁY ĐÚC MAI LÂM

Giới thiệu về nhà máy Đúc Mai Lâm

Cung cấp các chi tiết máy phục vụ cho các nhà máy chế tạo các loại ống và phụ kiện, phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các công trình giao thông: Nắp hố ga, lưới chắn rác, bể cấp bưu điện, ống cấp thoát nước cho các công trình xây dựngcho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm bảo toàn vốn có lãi đảm bảo đời sống cho người lao động và không ngừng phát triển mọi mặt, làm tròn các nhiệm vụ quốc gia. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh là một bản báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp cho nhà phân tích những thông tin tổng hợp về hoạt động kinh doanh, việc sử dụng các nguồn lực của Nhà máy … và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cũng chỉ ra việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đem lại lợi nhuận hay không.

Sơ đồ bộ máy quản lý của nhà máy
Sơ đồ bộ máy quản lý của nhà máy

Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại nhà máy Đúc Mai Lâm .1 Vốn và nguồn vốn đầu tư đầu tư phát triển của Nhà máy

Là một doanh nghiệp nhà nước tuy còn nhiều hạn chế trong việc tổ chức quản lý do do cơ chế quản lý của nhà nhưng để đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước cũng như sự phát triển của Nhà máy trong giai đoạn mới, Nhà máy đã tiến hành đầu tư khá toàn diện các lĩnh vực như: đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, ngoài nhưng hoạt động đó việc đầu tư cho các lĩnh vực khác như: nghiên cứu khoa học công nghệ, hoạt động marketing …. Như ta đã biết Nhà máy Đúc Mai Lâm có quá trình phát triển khá lâu nên hệ thống máy móc thiết bị của Nhà máy nhiều thiết bị đã lỗi thời hoặc xuống cấp nên để theo kịp đà phát triển đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thì việc đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại là hết sức quan trọng và cần thiết đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho Nhà máy trong thời mở cửa.

Bảng 2.5 : So sánh vốn đầu tư của Nhà máy đúc Mai Lâm
Bảng 2.5 : So sánh vốn đầu tư của Nhà máy đúc Mai Lâm

Đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển của Nhà máy giai đoạn 2005-2009 .1 Những thành tựu đạt được

Công tác chuẩn bị cho sản xuất còn chưa tốt, sự phối hợp giũa các bộ phận trong Nhà máy còn chưa tốt đặc biệt là sự kết hợp giữa kế hoạch và phân xưởng còn chưa chặt chẽ nên chưa thực hiện tốt kế hoạch sản xuất làm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ giao hàng theo các hợp đồng và đơn hàng đã ký. Hệ thống quản lý Nhà máy còn rất cồng kềnh, kém linh hoạt nên việc ra quyết định cũng như giải quyết các vấn đề còn mất nhiều thời gian, qua nhiều thủ tục, sự phõn định rừ trỏch nhiệm của từng cấp chưa thật rừ ràng nên trong quá trình điều hành còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất cao dẫn đến hiệu quả công tác quản lý thấp.

Bảng 2.13 : Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển tại Nhà máy Đúc Mai Lâm
Bảng 2.13 : Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển tại Nhà máy Đúc Mai Lâm

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NHÀ MÁY ĐÚC MAI LÂM

    Nhà máy dự kiến kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực hàng năm của giai đoạn 2010 -2020: đối với đào tạo thử việc là 5-7 triệu đồng/ người, số lượng tuyển dụng căn cứ nhu cầu của nhà máy; Đối với đào tạo nâng cao bậc thợ cho công nhân kỹ thuật, mỗi năm Nhà máy cử khoảng 10-12% công nhân nhà máy đi đào tạo; Loại hình đào tạo trung hạn chiếm khoảng 20% tổng kinh phí đào tạo mỗi năm, ngoài ra mỗi năm Nhà máy cố gắng tổ chức 1-2 lớp học ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên. Chính vì vậy, việc đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển là vấn đề có tầm quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn tới nhà máy thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển có quy mô lớn thì việc tiến hành đầu tư như thế nào, đầu tư vào đâu cho hiệu quả cao nhất phải được nhà máy nghiên cứu là lập kế hoạch một cách chi tiêt để hoạt động đầu tư đạt hiệu quả cao nhất.

    Bảng 3.1: Dự toán chi phí đầu tư phát triển Nhà máy trong giai đoạn 2010-2020
    Bảng 3.1: Dự toán chi phí đầu tư phát triển Nhà máy trong giai đoạn 2010-2020