MỤC LỤC
Ông cho rằng “phát triển là một tiến trình quá trình qua đó các thành viên của xã hội tăng được khả năng cá nhân và định chế của mình để huy động các nguồn lực, tạo ra những thành quả bền vững và được phân phối công bằng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với cuộc sống của họ” (Bassand, Michel, 2001)[1]. Đó là các nghiên cứu về “tác động kinh tế xã hội và môi trường của quá trình ĐTH đối với các vùng nông thôn xung quanh các đô thị lớn”, nghiên cứu “tri thức, thái độ hành vi ứng xử của cộng đồng đối với vấn đề rác thải, môi trường đô thị…” (Nguyễn Đình Cự, 1997)[1].
- Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về đô thị, đô thị hóa và ảnh hưởng của nó tới phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hòa Bình. - Quá trình đô thị hóa tại thanh phố Hòa Bình - Những vấn đề liên quan đến đô thị hóa.
Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo đời sống của hộ nông dân mất đất nông nghiệp, tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong qua trình đô thị hóa tại thành phố Hòa Bình. - Những giải pháp chủ yếu hạn chế mất đất nông nghiệp và đảm bảo đời sống kinh tế hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp trong khu vực đô thị hóa.
- Một số nhà máy,xí nghiệp,bệnh viện( như nhà máy chế biến rau quả,nhà máy đường,khu vực bệnh viên…) chưa có hệ thống xử lý nước thải,lượng chất thải này được đổ thẳng ra cánh đồng,sông gây tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và khu vực nhân dân sống quanh đó. Mặt kác trên địa bàn thành phố có nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện lớn thứ hai của cả nước và là nơi tập trung các ngành kinh tế quan trong của tỉnh nên thị xã có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá.
4 Đất có mặt nớc ven biển (quan. 4.1 Đất mặt nớc ven biển nuôI trồng. thuỷ sản MVT. và được phân theo cơ cấu các loại đất trên như trên bảng 4.2 và cơ cấu diện tích theo mục đớch và đối tương sử dụng quản lý du?c phừn như sau. * Nhóm đất nông nghiệp:. Đất sản xuất nông nghiệp. Đất sản xuất lâm nghiệp. Đất nuôi trồng thủy sản. * Nhóm đất phi nông nghiệp. Đất chuyên dùng:. Đất nghĩa trang, nghĩa địa. Sông suối và mặt nước chuyên dùng. so với tổng diện tích tự nhiên. * Nhóm đất chưa sử dụng. phường Tân Thịnh, phường Phương Lâm, phường Thái Bình, phường Chăm Mát, xã Thái Thịnh, xã Thống nhất, xã Yên Mông, xã Hoà Bình, xã Dân Chủ). + Đất chuyên dùng tăng mạnh 810,46 ha: Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu được chuyển sang đất chuyên dùng,nguyên nhân là trong những năm gần đây kinh tế của thành phố có những bước phát triển mạnh,nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp,cơ sở sản xuất kinh doanh tăng lên, đồng thời hệ thống giao thông,cơ sở hạ tầng,trụ sở cơ quan,…ngày càng được mở rộng hoàn thiện.
Tóm lại: những năm qua tốc độ phát triển đô thị hoá tại Hoà Bình diễn ra rất nhanh chóng,làm diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh trong khi diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng tăng,đây là quy luật của quá trình đô thị hoá,là thực tế tại nhiều địa phương khác,đòi hỏi chính quyền thành phố và cơ quan chuyên môn cần xây dựng được một phương án quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất hợp lý 4.3. Các hộ nông dân sau khi nhận được tiền bồi thường từ đất hoặc bán đất thì sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: mua sắm vật dụng gia đình, xây dựng nhà cửa, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, đầu tư cho việc học tập và nghề nghiệp của con cái, gửi tiết kiệm,… Qua bảng 4.11 có thể thấy trong tổng số tiền hộ nhận được từ bồi thường giải phóng mặt bằng, phần lớn được hộ sử dụng để đầu tư xây dựng: nhà ở, chuồng trại (chiếm 60,25%) và đầu tư chi phí khác như mua sắm vật dụng gia đình… Chi phí cho đầu tư tái sản xuất là rất ít, chỉ chiếm 0,8% số tiền bồi thường.
Nhiều hộ nông dân không dám đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là cho trồng cây ăn quả. Nguyên nhân là do các cấp chính quyền thường không có quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch chi tiết lâu dài cho địa phương. Người nông dân muốn có một sự đảm bảo an toàn cho những gì họ đầu tư về công sức và tiền của. Những người đầu tư nhiều vốn cho sản xuất nông nghiệp luôn có tâm trạng thấp thỏm, không biết khi nào Nhà nước thu hồi đất. Năm là, ĐTH nhanh đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của người dân do việc quản lý không đồng bộ và theo kịp. Tóm lại, ĐTH là một xu hướng tốt nhưng những mặt tích cực của nó chỉ thực sự phát huy một cách hiệu quả khi chúng ta đồng bộ thực hiện ở các giai đoạn của quá trình dựa trên sự bố trí và quy hoạch tổng thể phù hợp, hạn chế được những tác động tiêu cực của ĐTH. Định hướng và một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ, tăng cường. - Khu bờ phải sông Đà: Phát triển một phần quỹ đất từ đường Trần Hưng Đạo đến Sủi Ngòi; phát triển về phía Nam,khu Chăm Mát đến chân dốc Cun. Quy mô sử dụng đất phi nông nghiệp. + Mở rộng cụm tiểu thủ công nghiệp ở phường Tân Hoà 9,7 ha,các ngành nghề ưu tiên: sản xuất chế biến nông lâm thổ sản,lương thực,thực phẩm,may mặc,cơ khí tiêu dùng,thủ công mỹ nghệ.. + Khu văn hoá thể dục thể thao phía Đông - Khu bờ phải sông Đà:. Xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp ở phường Chăm Mát 4,29 ha. Những giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế mất đất nông nghiệp và đảm bảo đời sống hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá tại thành phố Hoà Bình. ĐTH tác động rất nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội của hộ nông dân. Qua nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế ở các hộ nông dân, để nâng cao đời sống của hộ nông dân trong điều kiện ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề. Những giải pháp chung. - Hạn chế việc mở rộng diện tích của thành phố: đất đai có diện tích cố định trong khi dân số đang tăng nhanh và nhu cầu về đất đang thay đổi vì đất nước đang phát triển. Tình hình này đặt ra thách thức lớn là phải sử dụng đất như thế nào cho thật hợp lý cụ thể như: cần tránh xây dựng trên đất phù hợp với hoạt động nông nghiệp thâm canh; ở những nơi cần phát triển thành phố hoặc những nơi cần có những khu định cư mới, thì đất cấp cho xây dựng mới cần được quy hoạch cẩn thận. Di chuyển ra khỏi thành phố một số hoạt động chủ yếu như các nhà máy chế biến nông lâm sản, vì ở nông thôn thích hợp hơn với những nhà máy này hoặc có thể xây dựng chúng trên đất trống. - Duy trì và tăng diện tích đất cho nông nghiệp: do một số đất hiện đang được sử dụng cho mục đích này sẽ được chuyển sang để sử dụng cho mục đích đô thị. Do đó, để đảm bảo sự bền vững cho tổng diện tích đất nông nghiệp, cần phải khai hoang những đất hiện không được sử dụng hoặc sử dụng không hết công suất. - Giao đất nông nghiệp cho nông dân, hộ gia đình quản lý: Cần đề ra các chính sách về giao đất nông nghiệp cho người dân quản lý để trồng các cây chủ yếu hoặc chăn nuôi gia súc tùy theo khả năng của đất và nhu cầu về các sản phẩm của thị trường nội địa và xuất khẩu. - Cần phải có chính sách và sự quản lý của nhà nước: Nhà nước phải có chính sách phù hợp để việc ĐTH diễn ra một cách thích hợp và phải dưới sự kiểm soát của Nhà nước. - Cần phải tạo việc làm ổn định cho người nông dân: sau khi đã sử dụng phần đất nông nghiệp của họ để xây dựng các công trình, đường xá,…Hiện nay, mặc dù đã có một số mô hình tạo việc làm cho nông dân mất đất được ghi nhận, nhưng theo lãnh đạo Hội Nông dân và ngành Lao động Thương binh và Xã hội, số nông dân mất đất được tạo việc làm, sống được bằng nghề còn rất hạn chế. Trong khi đó đội ngũ nông dân thất nghiệp sẽ càng được bổ sung, do tốc độ đô thị hoá không ngừng tăng. Cần có một chương trình quốc gia để giải quyết vấn đề này. Và nếu vấn đề này được giải quyết thì việc người dân di chuyển ra thành thị sẽ được hạn chế một cách tối đa bên cạnh đó cũng cải thiện được đời sống của người dân. Các giải pháp từ phía Nhà nước. * Giải pháp về cơ chế, chính sách:. - Về chính sách khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ:. Qua khảo sát thực tế cho thấy còn không ít hộ chưa nắm bắt được các hình thức khoa học kỹ thuật, làm theo cảm tính, quen kiểu qua loa đại khái. Việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho nông dân là hết sức cần thiết, nhất là trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức về khoa học kỹ thuật, tuân thủ đúng quy trình công nghệ. Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội cần giúp các hộ nông dân có được các buổi tập huấn kỹ thuật để phổ biến kiến thức, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của các hộ dân, phổ biến các quy trình công nghệ mới. Tăng cường tổ chức các hội nghị đầu bờ, tổ chức toạ đàm tham quan học tập kinh nghiệm. Đây là hình thức rất có hiệu quả giúp cho nông dân nắm bắt được các kiến thức khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm quý báu trong sản xuất. Khuyến khích thành lập và phát triển tổ chức hiệp hội nghề nghiệp như: hiệp hội làm vườn, hiệp hội chăm sóc sinh vật cảnh.. Đây là tổ chức mang tính tự nguyện cao, có tác dụng rất tốt trong việc giúp đỡ lẫn nhau để phát triển sản xuất. - Về chính sách bồi thường đất đai:. Việc tính giá bồi thường ở thành phố vẫn tính theo giá đất nông nghiệp. Trên thực tế, khi dự kiến xây dựng khu đô thị mới, đường giao thông.. thì phần đất giáp ranh của đất nông nghiệp bị thu hồi đã bị thay đổi giá trị, không còn mang giá trị của đất nông nghiệp nữa. Do đó, mức giá bồi thường hiện nay vẫn chưa được thoả đáng đối với người nông dân. Nhà nước và các ban ngành cần xây dựng khung giá đất hợp lý hơn. - Về chính sách đầu tư phát triển CSHT:. CSHT góp phần cho sự thành công trong sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần đầu tư phát triển hệ thống giao thông phường xã, đường nội đồng, kiên cố hoá kênh mương cấp thoát nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần giành quỹ đất, xây dựng quy hoạch chi tiết và có chính sách khuyến khích đầu tư nhằm phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề vừa và nhỏ. - Về chính sách tín dụng ngân hàng:. Thực tế nhiều hộ ngại vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Những hộ khá giả là những hộ mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cây trồng. Như vậy để phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng như kinh tế nói chung cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ vay vốn để khuyến khích các hộ tăng cường đầu tư vào sản xuất kinh doanh để có thể nâng cao thu nhập cho hộ. Trong thời gian gần đây, việc vay vốn để phát triển sản xuất đối với người dân đã tương đối thuận lợi. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã cải cách một số thủ tục giúp cho nông dân vay vốn được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Nhà nước cần tăng cường vốn tín dụng. dài hạn với lãi suất ưu đãi đối với những họ chuyển đổi cây ăn quả vì đây là loại cây sau vài năm mới cho thu hoạch, tiền đầu tư ban đầu lại khá hơn. - Về chính sách thị trường:. + Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường xuất khẩu, thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hoá nông sản cho nông dân và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Có biện pháp kích thích sức mua của dân, nhất là ở khu vực nông thôn, nơi tập trung nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường. + Phổ biến kịp thời các thông tin về thị trường, đầu tư nâng cao năng lực dự báo thị trường. Hình thành hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá trong toàn thành phố, nhất là đối với các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản. + Xây dựng mạng lưới đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình và quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Hình thành hệ thống tiêu thụ nông sản cho nông dân qua sàn giao dịch. * Giải pháp về nguồn nhân lực:. Tiếp tục mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức; có chính sách đào tạo nghề cho lao động nơi tiến hành ĐTH, giúp những người dân bị mất đất nhưng chưa có việc làm thường xuyên. * Thu hút đầu tư nước ngoài:. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và từ tỉnh ngoài vào thành phố, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư và mở rộng sản xuất. Nhóm giải pháp liên quan tới chính quyền thành phố a) Quy hoạch tổng thể. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai thành một cuộc vận động mang tính toàn xã hội, bằng cách huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị; nâng cao nhận thức về pháp luật nói chung trong đó có pháp luật đất đai nó riêng, biến những quy định của pháp luật thành nhận thức của từng thành viên trong xã hội, từ đó tác động tới ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong toàn thể nhân dân.
- Cần áp dụng đồng bộ các chính sách như chính sách tín dụng, chính sách đầu tư, chính sách hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế tại khu vực ĐTH, đào tạo nghề cho người dân. - Đua ra những chính sách khuyến khích người nông dân học nghề, đưa ra những biện pháp giúp nông dân nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.