Định hướng phát triển nông nghiệp huyện Kế Sách đến năm 2030

MỤC LỤC

Lịch sử nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu hiện trạng phát triển nông nghiệp của huyện Kế Sách nhằm tìm ra những thành thành tựu và hạn chế của địa phương. - Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp có hiệu quả cho huyện Kế Sách đến năm 2030.

Giới hạn nghiên cứu của đề tài

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển ngành nông nghiệp huyện Kế Sách. - Nội dung nghiên cứu: sự phát triển ngành nông nghiệp của huyện Kế Sách theo nghĩa hẹp bởi vì đối với huyện Kế Sách ngành trồng trọt và chăn nuôi là chính còn thủy sản và lâm nghiệp thì rất nhỏ bé trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện; Nghiên cứu phân bố sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) theo hai khía cạnh: ngành và lãnh thổ, không nghiên cứu thành phần kinh tế.

Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 1. Quan điểm

Phương pháp

    Trên cơ sở số liệu đã thu thập, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các mối quan hệ về không gian giữa các xã trong huyện, giữa huyện Kế Sách với các huyện khác trong tỉnh Sóc Trăng, về thời gian phát triển theo các ngành, các lĩnh vực KT, đặc biệt là các mối liên hệ về tự nhiên và nhân văn, cỏc mối quan hệ giữa hỡnh thức và bản chất,… Qua đú làm rừ được những thuận lợi và khó khăn của các nguồn lực phát triển nông nghiệp và những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế trong phát triển nông nghiệp của huyện Kế Sách. Trên cơ sở tài liệu đã thu thập được từ phòng thống kê, Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng, Ủy Ban Nhân dân (UBND) huyện Kế Sách, phòng Thống kê huyện Kế Sách, phòng nông thôn và phát triển nông thôn huyện Kế Sách, UBND một số xã trong huyện,… Tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu thập được theo mục đích, tính toán các chỉ số phát triển, tỉ trọng các ngành, so sánh và đánh giá,… để thấy được vị trí và sự biến chuyển của nền KT huyện Kế Sách trong thời kì mới.

    Đóng góp của đề tài

    Bản đồ trước hết là nguồn tài liệu tham khảo để triển khai đề tài, như: Hệ thống bản đồ tự nhiên, KT - XH tỉnh Sóc Trăng, trong đó có huyện Kế Sách. Trong các chuyến thực địa, tác giả cũng đã có sự trao đổi với các nhà quản lí, phỏng vấn một số cán bộ địa phương và hộ nông dân, hộ kinh doanh,.

    Cấu trúc luận văn

    Đề tài còn sử dụng GIS và phần mềm MapInfo để xây dựng các bản đồ có liên quan cũng như thể hiện kết quả nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu trực tiếp các xã và một số địa bàn điển hình cho phát triển nông nghiệp của huyện.

    CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

    Cơ sở lí luận

      Theo đó, khái niệm về CDCC ngành nông nghiệp trong điều kiện hiện nay như sau: “CDCC ngành nông nghiệp là quá trình thay đổi (tăng hoặc giảm) về quy mô, giá trị của các chuyên ngành sản xuất thuộc ngành nông nghiệp theo hướng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường đồng thời phát huy được lợi thế so sánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp mang tính ổn định cao hơn và phát triển bền vững hơn trong KT thị trường và hội nhập”. Ở nước ta chính sách được ban hành đối với ngành nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển và trở thành “mặt trận hàng đầu”, các Chính sách về ruộng đất, Chính sách đầu tư, Chính sách giá cả thị trường, Chính sách tín dụng, Chính sách khuyến nông, Chính sách về xuất khẩu nông sản,… Nhà nước quản lí ở tầm vĩ mô, đối với các tỉnh, thành phố lại có chương trình hay đề án phát triển nông nghiệp riêng dựa trên đặc điểm riêng của các địa phương như Tam nông, Tái cơ cấu nông nghiệp, Nông thôn mới….

      Cơ sở thực tiễn

        Hệ thống sông ngòi và kênh đào là tiền đề quan trọng cho sự phát triển ngành nông nghiệp của vùng, tạo điều kiện cho tưới tiêu, thau chua rữa mặn, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải… Bên cạnh đó vùng có ba mặt giáp biển với đường bờ biển dài hơn 700km và diện tích khoảng 360.000km2 nên ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản cũng rất thuận lợi cả trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn, đồng thời cũng là thế mạnh cho vùng phát triển tổng hợp kinh tế biển. Ngày nay khi sự phát triển của công nghệ hiện đại thì sự phát triển của ngành nông nghiệp thuận lợi hơn từ sự hỗ trợ của máy móc thiết bị, người nông dân bớt cơ cực hơn so với trước và năng suất trong nông nghiệp cũng cao hơn so với trước, chất lượng nông sản cũng cao hơn, nông sản nước ta ngày càng vươn xa hơn ra thế giới bên ngoài, đó là chúng ta đang hướng đến một sự phát triển nông nghiệp cao hơn về kĩ thuật, cao hơn về chất lượng đó là nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và hướng đến sự phát triển bền vững trong nông nghiệp.

        HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KẾ SÁCH

        Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp huyện Kế Sách 1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

          Từ dòng chính sông Hậu có các dòng sông mang nước ngọt cho huyện Kế Sách như sông Kế Sách, các kênh đào như kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, Ba Rinh - Tà Liêm, Cái Côn, Rạch Vọp, Tiếp Nhật… các sông và kênh đào có vai trò quan trọng là dẫn ngọt, rửa phèn, mặn và hầu hết các hệ thống kênh đào này được hình thành từ lâu đời và ngày càng được quan tâm phát triển với những chương trình phát triển nông nghiệp của địa phương và theo định hướng của đất nước. Kế Sách hay Cái Sách (tên gọi ngày xưa của vùng đất gò đồi thấp) là một vùng đất gắn liền với hoạt động nông nghiệp do có những những nhân tố tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp từ đất, nước, khí hậu… Ngày nay không chỉ những nhân tố tự nhiên mà những nhân tố KT - XH cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KT của huyện, tuy nhiên, cũng không ít những khó khăn mà thiên nhiên mang lại cho sự phát triển toàn diện của huyện, cụ thể có thể thấy;.

          Hiện trạng phát triển ngành nông nghiệp huyện Kế Sách 1. Khái quát chung về nông nghiệp huyện Kế Sách

            Mô hình cánh đồng mẫu được thực hiện ở các xã có diện tích trồng lúa lớn như: Đại Hải, Kế Thành, Trinh Phú, Thới An Hội… Việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn, sản xuất theo hướng hàng hóa với xu thế ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất để thay đổi toàn bộ giống chất lượng kém bằng những giống mới vừa có năng suất vừa có chất lượng tốt, nhằm tạo điều kiện gia tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, với giá thành hạ, góp phần gia tăng thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích sản xuất lúa của nông hộ. Bên cạnh đó sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng là rất cần thiết trong nông nghiệp mà đối với cây lúa thì những định hướng chuyển đổi cơ cấu giống cũng như cơ cấu mùa vụ đã được thực hiện hiệu quả tiếp tục gieo sạ tập trung đồng loạt, né rầy trong khung thời vụ tốt nhất; khuyến cáo nông dân sử dụng giống tốt, giống cấp xác nhận để gieo sạ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật 3G-3T, 1P-5G để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành… diện tích cánh đồng mẫu, diện tích lúa thơm tiếp tục tăng.

            Bảng 2. 1. Quỹ đất và diễn biến tình hình sử dụng đất nông nghiệp  huyện Kế Sách giai đoạn 2007 – 2017
            Bảng 2. 1. Quỹ đất và diễn biến tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Kế Sách giai đoạn 2007 – 2017

            Nhận xét

              Trên lãnh vực xây dựng nông thôn mới: Trong vai trò thường trực Ban chỉ đạo huyện, ngành nông nghiệp đã điều phối hoạt động giữa các ngành huyện có liên quan và Ban chỉ đạo các xã đạt được sự thống nhất cao, nỗ lực thực hiện Chương trình; nhìn chung cơ sở hạ tầng như đường, điện, trường, trạm y tế, thủy lợi, nước sạch, nhà văn hóa,. Ngày nay tuy ngành nông nghiệp huyện Kế Sách chủ yếu là ở lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi còn nuôi trồng thủy sản của huyện chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng dần sẽ có sự thay đổi do có những chương trình giúp ngư dân biết cách phòng tránh các loại bệnh trên thủy sản và công tác vệ sinh ao nuôi cũng dần được trang bị tốt hơn đồng thời kĩ thuật nuôi nâng lên sẽ giảm tác động đến môi trường.

              ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KẾ SÁCH ĐẾN NĂM 2030

              Căn cứ để xây dựng định hướng phát triển nông nghiệp huyện Kế Sách

              - Chương trình hành động số 04/CTr-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2015 của UBND tỉnh Sóc Trăng về tiếp tục thực hiện một số chủ trương, chính sách lớn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ để nền KT phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới;. - Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập KT quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và Kế hoạch số 95/khoa học-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU.

              Định hướng phát triển nông nghiệp huyện Kế Sách đến năm 2030 1 Định hướng phát triển nông nghiệp theo ngành

                - Phấn đấu nâng cao hơn về tổng bình quân thu nhập đầu người là 77 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2%, tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo 65% trở lên, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100% và tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia đạt 85%. Tuy nhiên, với sự khai thác lãnh thổ nông nghiệp trên địa bàn huyện, tùy theo điều kiện từng vùng khác nhau nên lại hình thành các vùng phát triển nông nghiệp khác nhau, tuy sự khác nhau không nhiều nhưng dần hướng đến sự phát triển theo hướng hiện đại đã hình thành các tiểu vùng chuyên về một số nông sản, đó là thế mạnh của các tiểu vùng.

                Các giải pháp

                  Tập trung lựa chọn các tiến bộ kỹ thuật, giải pháp công nghệ phù hợp ứng dụng vào sản xuất của huyện nhà như tuyển chọn các giống lúa ngắn ngày có khả năng chống chịu rầy nâu, chống chịu mặn năng suất và chất lượng cao; các giống lúa đặc sản ngắn ngày phục vụ cho cánh đồng mẫu; Phối hợp các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và sự hỗ trợ từ dự án VnSAT triển khai quy trình kỹ thuật "3 giảm – 3 tăng", “1 phải – 5 giảm trong canh tác lúa tại các địa phương tham gia dự án;.  Thứ hai, áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để vừa tạo cơ hội sinh kế cho hộ nông dân vừa hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi bằng cách nhân rộng mô hình đệm lót sinh học đối với heo và gà nuôi quy mô gia trại; cải tiến phương pháp nuôi vịt chạy đồng theo hướng an toàn sinh học để giảm thiểu dịch bệnh, đặc biệt là khống chế bệnh cúm gia cầm không để xảy ra trên diện rộng.