Giải pháp phát triển nguồn nhân lực toàn diện tại trường THPT Nguyễn Siêu

MỤC LỤC

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn chỉ ra các mối liên hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và các hoạt động thúc đẩy, tiêu biểu như phát triển nguồn nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc tuyển dụng nhân sự, đào tạo hướng dẫn và phát triển kỹ năng lãnh đạo và mỗi tổ chức cần có cách thức gắn kết, tổ chức kết hợp các yếu tố này để thực hiện các hoạt động phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất (Sutanto và cộng sự, 2023). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thúc đẩy nguồn nhân lực và hiệu suất của đội ngũ giáo viên có mối quan hệ tương quan đáng kể và khuyến nghị rằng việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần phù hợp với các mục tiêu của tổ chức trong các thời kỳ và sự hài hòa trong việc cân đối các nội dung phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hơn, đặc biệt là tạo ra một môi trường lành mạnh nhằm thúc đẩy nhân viên.

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả khảo sát, tác giả tổng hợp đánh chung đối với những nội dung tiêu biểu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực tại nhà trường, làm cơ sở để đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại trường THPT Nguyễn Siêu. (2) Đối với phỏng vấn nhóm giáo viên, tác giả thực hiện phỏng vấn nhóm giáo viên theo Tổ chuyên môn, hành chính của nhà trường, trong đó tập trung vào thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại nhà trường, đề xuất, mong muốn của giáo viên đối với phát triển nguồn nhân lực.

Bố cục tổng quan của đề tài

Mỗi nhóm phỏng vấn với thời lượng 20-30 phút, tùy thuộc vào đặc thù công việc của mỗi tổ, nhóm và mức độ thảo luận, đánh giá vấn đề của nhóm phỏng vấn. Thời gian phỏng vấn kéo dài khoảng 15 – 20 phút, tập trung vào nguyện vọng của học sinh đối với việc học tập và rèn luyện bản thân.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG GIÁO DỤC

Một số khái niệm về nguồn nhân lực 1. Về nguồn nhân lực

Vì vậy, khái niệm nguồn nhân lực của một tổ chức được hiểu là năng lực công tác của các nhân sự liên quan đến đến tổ chức đó, trong đó mỗi nhân sự thể hiện khả năng của bản thân trong quá trình xử lý công việc, không ngừng học tập, trau dồi, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, từ đó tự nâng cao vai trò của bản thân và tạo ra những giá trị hữu ích cho tổ chức. Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất, và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển, nâng cao các phẩm chất vốn có của mỗi cá nhân như đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực…, làm cơ sở thúc đẩy nội lực bên trong để trở thành những lao động có chuyên môn và phẩm chất mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nguồn nhân lực trong giáo dục

Ngoài ra, môi trường làm việc cũng là một nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực cho giáo viên, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với động lực của giáo viên, hiệu quả và sự hài lòng trong công việc mà còn đối với cơ hội học tập của học sinh (Bascia và cộng sự, 2011), trong đó, gồm các điều kiện về cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của nhà trường,… Bên cạnh đó, khối lượng công việc, nhận thức của giáo viên về mặt chuyên môn, nhất là công tác phát triển, nâng cao năng lực chuyên môn đều có khả năng thúc đẩy hiệu quả công việc của giáo viên (Toropova, 2021). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành trung ương đã nêu: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lừi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiờu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”.

Nguồn nhân lực trong giáo dục và đào tạo tại bậc THPT 1. Khái quát chung về đào tạo bậc THPT

Thứ hai, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu về nhân lực giáo dục; đồng thời, sắp xếp hiệu quả, khoa học, phõn cụng rừ ràng trong cụng tỏc giảng dạy nhằm tạo sự hài hòa giữa các môn học và khối lượng công việc của giáo viên. Hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó ngoài tập trung cho kiến thức, cần chú trọng đến các kỹ năng mềm, khả năng xử lý các tình huống trong xã hội của học sinh; Tích cực nghiên cứu khoa học, tìm tòi những kiến thức mới cập nhật với xu thế phát triển của kinh tế, xã hội để truyền đạt cho học sinh một cách trực quan nhất.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN SIÊU

Khái quát chung 1. Giới thiệu chung về trường THPT Nguyễn Siêu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Nhà trường có cơ cấu tổ chức phân theo nhóm nhiệm vụ, trong đó Ban giám hiệu nhà trường có vai trò quản lý, định hướng triển khai các nhiệm vụ của Nhà trường, cụ thể: (i) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường và quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức, thực hiện đánh giá, công tác thi đua khen thưởng cho giáo viên và học sinh; (ii) Quản lý giáo viên, nhân viên và công tác quy hoạch cán bộ, quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên và học sinh; tiếp nhận, phân công giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước, quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất; (iii) xây dựng các hoạt động công đoàn cho cán bộ nhà trường, đồng thời chỉ đạo, định hướng về nghiên cứu khoa học, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục đạo đức và pháp luật. Phát triển và nhân rộng mô hình tự học, tự nâng cao trình độ ngoại ngữ; tăng cường xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ, ưu tiên các hoạt động theo định hướng nghề nghiệp, phục vụ nhu cầu công việc và hỗ trợ kết nối việc làm; phát động các phong trào học và sử dụng ngoại ngữ (giáo viên và học sinh cùng học ngoại ngữ, câu lạc bộ ngoại ngữ, Olympic ngoại ngữ..); xây dựng các chương trình ngoại ngữ, các hoạt động sử dụng ngoại ngữ trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng, tạo cơ hội tiếp cận ngoại ngữ cho nhiều đối tượng khác nhau.

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của trường THPT Nguyễn Siêu
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của trường THPT Nguyễn Siêu

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực 1. Thực trạng nguồn nhân lực tại Nhà trường

Đồng thời, tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp và nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học, sáng tạo, học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Trong năm 2022 – 2023, nhà trường cũng đã xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn, trong đó đã cải tiến nhiều phương pháp, hình thức dạy học theo hướng tăng cường việc dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường tổ chức dạy học thí nghiệm- thực hành cho học sinh.

Hình 2.4: Tỷ lệ cán bộ theo trình độ học vấn
Hình 2.4: Tỷ lệ cán bộ theo trình độ học vấn

Đánh giá hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại trường THPT Nguyễn Siêu

Hạn chế này hoàn toàn là một thực trạng khách quan không chỉ đối với trường THPT Nguyễn Siêu mà còn với nhiều trường THPT khác, nhất là các trường ở các tỉnh lẻ, vùng nông thôn..Theo đánh giá khảo sát, 100% cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường cho rằng mức lương hiện tại chưa thể đáp ứng nhu cầu cuộc sống của bản thân và gia đình. Việc chưa đáp ứng số lượng nhân sự sẽ là một áp lực rất lớn đối với nhà trường khi độ tuổi trung bình của giáo viên trong trường khá cao, trong khi lớp trẻ hiện nay khá năng động nhưng chưa được bổ sung đủ nhân sự để có điều kiện trau đồi và kế thừa kinh nghiệm, sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN SIÊU

Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển nguồn nhân lực 1. Quan điểm

Quan điểm 4: Phát triển nguồn nhân lực cần được triển khai đồng bộ, thống nhất trên cơ sở chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền nhưng phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong phạm vi cho phép để kịp thời nắm bắt được các xu hướng giáo dục, đào tạo mới nhằm phát huy tối đa hiệu quả, đồng thời quản trị tốt công tác nhân sự để đảm bảo môi trường cạnh tranh hiệu quả, lành mạnh. Thứ năm, phấn đấu nâng hạng viên chức của cán bộ giáo viên trong Nhà trường để tăng số lượng cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm trong giảng dạy; tích cực nâng cao tỷ lệ tham dự các kỳ thi Học sinh giỏi, các cuộc thi nghiên cứu khoa học và tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT Quốc gia hàng năm.

Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại trường THPT Nguyễn Siêu 1. Quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực

Theo đó, đội ngũ phụ trách đào tạo sẽ xem xét, tổng hợp và phân tích dữ liệu thu được từ các cuộc điều tra để đánh giá, có thể bao gồm việc sử dụng các biểu mẫu sau: (i) Biểu mẫu để khảo sát yêu cầu đào tạo; (ii) Biểu mẫu để đánh giá nhu cầu đào tạo cho mỗi cá nhân; (iii) Biểu mẫu tổng kết kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo của từng nhóm công tác. Nhìn chung, Nhà trường có thể phát triển các hình thức, nội dung đào tạo theo định hướng đào tạo đa kỹ năng, đào tạo cách thức phối hợp làm việc theo nhóm, đào tạo về truyền thông nội bộ nhà trường..Đối với các buổi tập huấn theo phân công của các cấp có thẩm quyền, bên cạnh việc tạo điều kiện sắp xếp thời gian tham dự, cần yêu cầu có chế độ báo cáo kết quả của buổi tập huấn sau một khoảng thời gian để đánh giá được sự hiệu quả, tính vận dụng sau đào tạo.

Bảng 3.1: Bảng minh họa mô tả công việc Chức danh nghề
Bảng 3.1: Bảng minh họa mô tả công việc Chức danh nghề

Một số kiến nghị các cấp có thẩm quyền về công tác phát triển nguồn nhân lực

Về chế độ đãi ngộ với giáo viên, nhân viên, mặc dù Nhà trường không đủ thẩm quyền để quyết định về chế độ và cơ chế tiền lương, tuy nhiên, Nhà trường có thể kiến nghị các cấp có thẩm quyền bổ sung thêm dự toán hàng năm phục vụ công tác phát triển nhân lực giáo viên. Thứ hai, tham khảo nhu cầu của các trường THPT khác trên địa bàn để xác định đối tượng đề xuất bởi nếu trình, báo cáo riêng lẻ sẽ chưa thể hiện được tính đồng bộ trong trường hợp các cấp có thẩm quyền tổ chức đào tạo chung cho toàn tỉnh.