MỤC LỤC
Trên cơ sở khái quát các nghiên cứu về hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học và các nghiên cứu về tổ chức biết học hỏi; Các nghiên cứu về quản lý tổ chuyên môn ở trường tiểu học chúng ta thấy TCBHH là khái niệm gắn liền với văn hóa tổ chức, nó được xem là một triết lí, một quan điểm hoặc một xu hướng trong vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức. Thực chất, xây dựng TCBHH vẫn là xây dựng văn hóa của tổ chức, tuy nhiên văn hóa tổ chức ở đây được tiếp cận như là một mô hình văn hóa cụ thể, được xem là có giá trị, giúp tổ chức thích nghi tốt với những thay đổi từ môi trường bên ngoài và không ngừng nâng cao năng lực bên trong để mở rộng khả năng phát triển trong tương lai.
- Hoạt động giảng dạy của giáo viên trên cơ sở kế hoạch và phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT được nhà trường cụ thể hoá bằng thời khoá biểu và sổ đầu bài của các TCM. - Hoạt động tự học, tự bồi dưỡng dưới hình thức lên lớp mẫu theo chuyên đề hoặc đăng ký dạy tốt để không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Leithwood and Aitken (1995) định nghĩa, TCBHH là một nhóm những người theo đuổi mục tiêu chung (cũng như mục tiêu của cá nhân) với cam kết của tập thể thường xuyên cân nhắc, coi trọng giá trị của những mục tiêu đó, thay đổi chúng khi cần thiết và phát triển để chúng thiết thực hiệu quả hơn, coi trọng những cách làm hiệu quả để đạt được mục tiêu đã đề ra. Hoạt động của TCM theo tiếp cận TCBHH thể hiện qua những hoạt động cụ thể như: Cùng nhau xây dựng, chia sẻ và phát triển sứ mệnh, tầm nhìn của TCM; Tạo điều kiện, khuyến khích GV không ngừng học tập, sáng tạo, chủ động và tích cực đổi mới để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Sự hợp tác của giáo viên trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; Uỷ quyền có hiệu quả và phát huy vai trò của giáo viên trong TCM; Kiểm tra, đánh giá và khen thưởng GV trong TCM công bằng, khách quan.
Có thể hiểu một cách khái quát: TCBHH là một tổ chức có khả năng học tập hiệu quả ở mọi cấp độ cá nhân, nhóm, hệ thống làm cho tổ chức có tính thích nghi cao với những thay đổi của môi trường, liên tục đổi mới và phát triển trong tương lai [10, tr45]. Như vậy, QLHĐTCM theo tiếp cận TCBHH không tập trung vào việc giải quyết các nhiệm vụ cố định mà chú trọng vào việc xây dựng môi trường làm việc công bằng, thân thiện và tin cậy, tạo cơ hội cho các GV tự học, tự sáng tạo, tự thể nghiệm những ý tưởng mới từ đó thúc đẩy sự phát triển của GV và mở rộng khả năng thích nghi, giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh để đạt được mục tiêu mong muốn của TCM.
Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật giáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm, mức độ nắm vững các phương pháp và phương tiện kỹ thuật dạy học và khả năng vận dụng vào cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của đội ngũ GV trong tổ là một trong những yếu tố quan trọng: Tổ chuyên môn với đội ngũ GV có lòng yêu nghề, phẩm chất đạo đức nhà giáo, có kinh nghiệm giảng dạy và chất lượng CM tốt sẽ là yếu tố thuận lợi trong việc triển khai thực hiện có chất lượng và hiệu quả các hoạt động chuyên môn.
Hiệu trưởng chỉ đạo kiểm tra, đánh giá thường xuyên, khen thưởng theo đợt thi đua và khen thưởng đột xuất với những thành tích nổi bật và khen thưởng những GV có tiến bộ so với chính bản thân họ.
+ Nội dung, hình thức: Xây dựng kế hoạch học tập chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch; Tổ chứctrao đổi biện pháp, giải pháp và khắc phục khó khăn để thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu; Tổ chức chia sẻ yêu cầu mới, nhiệm vụ mới; Tổ chức dự giờ, trao đổi về giờ dạy; Tổ chức trao đổi về nội dung, chương trình, phương pháp, cách thức, đồ dùng, phương tiện dạy học, nội dung khó trong chương trình,..; Thực hiện công khai minh bạch về chất lượng giáo viên, học sinh, tài sản, tài chính của tổ chuyên môn; Kiểm tra, đánh giá chất lượng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên: 2 lần/ năm; Đảm bảo sự bình đẳng đối với. + Nội dung: Luôn giữ bầu không khí vui vẻ trong tổ; Tham gia xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của tổ chuyên môn; Xây dựng kế hoạch học tập của cá nhân theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cá nhân; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo theo quy định; Cùng nhau trao đổi biện pháp, giải pháp và khắc phục khó khăn để thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu; Chia sẻ với đồng nghiệp những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ; Tự do học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo nhu cầu của bản thân; Chia sẻ với đồng nghiệm yêu cầu mới, nhiệm vụ mới; Tham gia dự giờ, trao đổi về giờ dạy của đồng nghiệp;.
Người hiệu trưởng cần xây dựng cơ chế, khuyến khích GV không ngừng học tập, sáng tạo, chủ động, sáng tạo và tích cực đổi mới để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cần quan tâm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ GV nhằm làm cho họ toàn tâm, toàn ý, có nguyện vọng được cống hiến, gắn bó với nhà trường gắn bó với sự nghiệp giáo dục. Trong quản lý hoạt động dạy học, người hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo để sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập của GV và HS, đồng thời quan tâm chỉ đạo tăng cường CSVC để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động dạy học trong từng giai đoạn, từng thời kì.
Tổ trưởng chuyên môn là người đạt chuẩn về trình độ đào tạo, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo về phẩm chất, đạo đức; có năng lực tổ chức, chỉ đạo, QL phối hợp triển khai công việc; có khả năng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của tổ; có khả năng tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ; có tinh thần đoàn kết và uy tín trong đội ng cán bộ, GV trong tổ, đơn vị. Cùng nhau xây dựng, chia sẻ và phát triển sứ mệnh, tầm nhìn của TCM; Tạo điều kiện, khuyến khích GV không ngừng học tập, sáng tạo, chủ động và tích cực đổi mới để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Sự hợp tác của giáo viên trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; Uỷ quyền có hiệu quả và phát huy vai trò của giáo viên trong TCM; Kiểm tra, đánh giá và khen thưởng GV trong TCM công bằng, khách quan.
Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục của Quận.
Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia với 4 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở, vượt chỉ tiêu 2 trường mầm non, góp phần nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn quận là 14 trường;. Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ quận đã thực hiện tốt các nội dung theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII gắn với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; hoàn thành 100% chỉ tiêu nghị quyết xây dựng mới 25 chi đoàn, 35 chi hội thanh niên, 10 tổ chức Đảng và phát triển 100 đảng viên mới trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; trong nhiệm kỳ, quận phát triển được 1.060 đảng viên mới, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra.
Theo đó, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, Quận 6 tiếp tục tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả 04 Chương trình trọng điểm trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ XII: chương trình. - Hầu hết cán bộ QL đều là những GV có uy tín về chuyên môn, là lực lượng cốt cán bồi dưỡng HS giỏi, ôn thi cho nên sau khi được bổ nhiệm, vừa phải đầu tư cho công tác QL, vừa phải giữ vững chuyên môn điều đó phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác QL ban đầu.
Đánh giá về mức độ cần thiết của hoạt động TCM theo tiếp cận TCBHH với câu hỏi ở 4 mức độ là “Rất cần thiết” được tính 4 điểm, “Cần thiết” được tính 3 điểm, “Ít cần thiết” được tính 2 điểm, “Không cần thiết” được tính 1 điểm. - Đánh giá về mức độ thực hiện của hoạt động TCM theo tiếp cận TCBHH với câu hỏi ở 4 mức độ, mỗi câu trả lời “Rất tốt” được tính 4 điểm,.
Trong các nội dung QL việc cùng nhau chia sẻ, phát triển tầm nhìn, sứ mệnh nhà trường của các thành viên trong TCM, nội dung tổ chức cho các thành viên trong TCM được tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường được đánh giá thực hiện tốt nhất (có X = 3,44), nội dung tổ chức các hội thảo và trao đổi với các tổ chức, đoàn thể khác trong và ngoài nhà trường có liên quan vào quá trình xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường được đánh giá mức độ thực hiện thấp nhất (có X = 2,98). Qua bảng 2.9 cho thấy phần lớn các cán bộ QL và GV đánh giá mức độ thực hiện kết quả hoạt động của tổ chuyên môn ở trường tiểu học theo tiếp cận tổ chức biết học hỏi rất tốt (có X = 3,25).
Như vậy đòi hỏi Hiệu trưởng các trường cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động của tổ chuyên môn ở trường tiểu học theo tiếp cận tổ chức biết học hỏi. Biểu đồ 2.1: Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về Sự cần thiết phải quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường tiểu học theo tiếp cận tổ chức biết học hỏi.
Kết quả khẳng định các hiệu trưởng đều xác định được tầm quan trọng của hoạt động cùng nhau chia sẻ, phát triển tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường giữa các thành viên trong TCM, xác định được đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy QL TCM nói riêng và QL nhà trường nói chung. Từ kết quả ở bảng 2.13, ta thấy có 54,72% cán bộ QL và GV đánh giá mức độ của nội dung xây dựng cơ chế, khuyến khích GV không ngừng học tập, sáng tạo và tích cực đổi mới để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là rất cần thiết và có 29,41% cán bộ QL và GV đánh giá là cần thiết, tuy vậy vẫn có 5,1% cán bộ QL và GV đánh giá nội dung QL việc xây dựng cơ chế, khuyến khích GV không ngừng học tập, sáng tạo và tích cực đổi mới để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là không cần thiết.
Qua bảng 2.22 cho thấy phần lớn các cán bộ QL và GV đánh giá mức độ các điều kiện đảm bảo hoạt động của tổ chuyên môn ở trường tiểu học theo tiếp cận tổ chức biết học hỏi rất tốt (có X = 3,25). Từ kết quả ở bảng 2.23, ta thấy phần lớn cán bộ QL và GV ở các nhà trường đều đánh giá mức độ rất ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến QL TCM theo tiếp cận TCBHH là 62,57%, trong đó nội dung thứ 7 được đánh giá mức độ ảnh hưởng nhất (có X = 3,64), qua đó khẳng định phẩm chất và năng lực của tổ trưởng chuyên môn có vai trò quan trọng trong hoạt động TCM theo tiếp cận TCBHH, nội dung thứ 3 được đánh giá mức độ ảnh hưởng thấp nhất (có X = 3,25).
Kết quả điều tra, phân tích và đánh giá thực trạng và phân tích chỉ ra các nguyên nhân của thực trạng với việc đề xuất các biện pháp mới phù hợp với yêu cầu của đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay giúp cho Hiệu trưởng QL hoạt động TCM theo tiếp cận TCBHH ngày càng hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng QL hoạt động TCM, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV và chất lượng dạy học trong các trường tiểu học nói chung và các trường Tiểu học ở Quận 6 TP.HCM nói riêng. Các biện pháp quản lý đề xuất cần phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, thực trạng quản lý hoạt độngcủa tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, từ những hạn chế, tồn tại trong quá trình quản lý, tránh đề xuất các biện pháp đúng nhưng lại xa với thực tiễn quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học phải thu hút tất cả các cán bộ quản lý luôn cập nhật các thành tựu của khoa học kĩ thuật và kinh nghiệm tiên tiến. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi. Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của hiệu trưởng một cách thuận lợi, phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện cụ thể của nhà trường và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của hiệu trưởng. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo sát có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh ngày càng hoàn thiện. Xác định đúng nhu cầu và mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học. Các biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu. nhà trường và tổ trưởng chuyên môn nhằm hướng đến các mục tiêu cụ thể sau đây:. - Tất cả cán bộ, GV đều biết về tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường. - Cán bộ, GV ý thức được vai trò, nhiệm vụ của bản thân mình trong việc hiện thực hóa tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường. - Làm cho tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường trở thành yếu tố định hướng, dẫn dắt chính cho hoạt động của cán bộ, GV. Tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường khiến cán bộ, GV có cảm hứng để không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng thời, cán bộ, GV tập trung vào giảng dạy, nghiên cứu đổi mới để làm cho tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường trở thành hiện thực. Nội dung của biện pháp. a) Hình thành những tuyên bố sứ mệnh chung. Phát triển sứ mệnh của mỗi cá nhân để đóng góp vào sứ mệnh chung của nhà trường. Sứ mệnh của nhà trường rất quan trọng nhưng sứ mệnh chỉ có thể đạt được, hoàn thành được khi tất cả cán bộ, GV trong TCM hiểu được. Cán bộ, GV phải có khả năng nhìn thấy mối liên hệ giữa công việc của mình và nhiệm vụ chung của nhà trường. Bằng cách phát triển sứ mệnh của mỗi cá nhân theo cách đóng góp vào sứ mệnh của nhà trường, mỗi cán bộ, GV có thể thấy công việc hàng ngày đóng góp vào mục đích lớn hơn như thế nào. Việc người lãnh đạo cho phép cán bộ, GV tham gia đầy đủ vào quá trình xây dựng sứ mệnh, cũng như nâng cao sự hiểu biết về cách tuyên bố sứ mệnh có thể giúp mọi người tập trung vào "bức tranh toàn cảnh". Quá trình xây dựng sứ mệnh với sự tham gia của tất cả cán bộ, GV và các bên liên quan sẽ giúp chọn lọc, kết hợp những ý tưởng tốt nhất từ mỗi người để tạo ra tuyên bố sứ mệnh chung. Khi xõy dựng tuyờn bố sứ mệnh cần đảm bảo đú là tuyờn bố rừ ràng, cụ thể. Những từ ngữ mơ hồ hoặc chung chung khiến cho tuyên bố sứ mệnh phù hợp với mọi tổ chức trong mọi hoàn cảnh sẽ khiến cho tuyên bố không liên quan tới công việc thực sự của mọi người. Sứ mệnh gắn liền với công việc chuyên môn hàng ngày của cán bộ, GV và gắn kết được nhiệm vụ của từng cán bộ, GV vào tuyên bố chung sẽ làm cho tuyên bố sứ mệnh trở nên có ý nghĩa. Để theo dừi và đảm bảo cho sứ mệnh của nhà trường được hiện thực húa thì phải hình thành cam kết của mỗi cán bộ, GV đối với việc thực hiện sứ mệnh, tầm nhìn chung. Sứ mệnh nhà trường cần được đăng ở những vị trí nổi bật tại nơi làm việc và được xem xét một cách thường xuyên để đảm bảo rằng, sứ mệnh tầm nhìn đang định hướng, dẫn dắt cho những thay đổi đang diễn ra ở mỗi cán bộ, GV. b) Xây dựng tầm nhìn chung. Thông qua trao đổi chuyên môn giúp cho giáo viên tự đánh giá được kiến thức, phương pháp mà đã tích lũy được, bổ sung những kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy còn hạn chế, tạo tinh thần học hỏi, ý chí vươn lên của đội ngũ giáo viên.
Thông tư số 40/2021/TTBGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ truỏng Bộ GD-ĐT về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục. Nguyễn Thị Hoàng Anh (2010), Vận dụng lý thuyết “tổ chức biết học hỏi” vào QL sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Tạp chí khoa học công nghệ, đại học Đà Nẵng.