MỤC LỤC
Trên cơ sở phát hiện thực trạng quản lý giáo dục KNPC XHTD cho HS các trường TH huyện Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh Hóa, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNPC XHTD cho HS, giúp nâng cao chất lượng giáo dục KNPC XHTD cho HS tại các trường TH.
+ Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát sinh hoạt lớp, các hoạt động giáo dục, thái độ, hành vi, ý thức học của HS trong các hoạt động để thấy được thực trạng giáo dục KNPC XHTD cho HS cũng như thực trạng KNPC XHTD của HS các trường TH. - Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm xử lý kết quả điều tra, định lượng kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn để rút ra các nhận xét khoa học khái quát về thực trạng giáo dục KNPC XHTD cho HS các trường TH Huyện Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh Hóa theo hướng tích hợp.
Hay định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO : “Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa xâm hại trẻ em là “mọi hình thức ngược đãi về thể chất và hoặc tinh thần, lạm dụng tình dục, sao nhãng hoặc bỏ mặc hoặc bóc lột về mặt kinh tế hoặc các hình thức lạm dụng khác dẫn tới sức khỏe, mạng sống, sự phát triển hay phẩm giá của trẻ bị tổn hại hoặc có nguy cơ bị tổn hại trong một mối quan hệ bao hàm trách nhiệm, niềm tin hoặc quyền lực.”[22]. Như vậy: “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường tiểu học theo hướng tích hợp là hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ để giúp học sinh có khả năng bảo vệ bản thân trước những nguy cơ dùng bị dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục thông qua lồng ghép các nội dung trong chương trình sách giáo khoa hoặc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục.
Thông qua phòng tư vấn tâm lý học đường của nhà trường, GV phụ trách tư vấn sẽ chia sẻ, tư vấn, kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại; Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ HS có nguy cơ bị xâm hại. Tổ chức cỏc cõu lạc bộ (tuổi thơ, vừ thuật, tuổi thơ, khỏm phỏ bản thõn…) Nhà trường cần tổ chức các câu lạc bộ với nội dung, chủ đề, hình thức đa dạng, phong phú, linh hoạt để thu hút các em tham gia, qua đó, tạo môi trường để các em chia sẻ, trao đổi các vấn đề liên quan đến giới tính, cảm xúc bản thân, nhận diện nguy cơ XHTD…để được học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, hình thành nhận thức và KNPC XHTD một cách an toàn, hiệu quả.
Tuy nhiên trong thực tế, có nhiều bậc phụ huynh còn thiếu kiến thức và phương pháp để giáo dục con em, thậm chí có những bậc phụ huynh có tư tưởng phó mặc cho nhà trường và thầy cô, hoặc vì mải mê lo toan cuộc sống, không có thời gian để mắt đến con em của mình.Có nhiều HS bị XHTD trong thời gian dài mà phụ huynh không hề hay biết. Song song với kế hoạch giáo dục KNPC XHTD cho HS các trường TH cần bổ sung thêm kế hoạch tuyên truyền về tầm quan trọng của nội dung giáo dục KNPC XHTD cho HS các trường TH đến toàn thể CBQL, GV, HS trong trường để học chủ động thực hiện hoặc phối hợp hiệu quả trong quá trình triển khai, đặc biệt nờu rừ cỏc hỡnh thức tớch hợp và tiến hành giỏo dục theo hướng tích hợp để các lực lượng giáo dục thực hiện đúng và hiệu quả.
Các nhà quản lý khi thực hiện các chức năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho HS theo hướng tích hợp cần phải tìm hiểu, nhận thức đầy đủ,sâu sắc các yếu tố chủ quan và khách quan chi phối, ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, từ đó xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục đạt được hiệu quả cao, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học nói chung, mục tiêu giáo dục KNPC XHTD nói riêng. Nội dung và Quản lý hoạt động giáo dục KNPC XHTD cho HS tiểu học theo hướng tích hợp bao gồm: Lập kế hoạch hoạt động giáo dục KNPC XHTD cho HS tiểu học theo hướng tích hợp; Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục KNPC XHTD cho HS tiểu học theo hướng tích hợp; Chỉ đạo hoạt động giáo dục KNPC XHTD cho HS tiểu học theo hướng tích hợp; Kiểm tra, đánh giá và Quản lý hoạt động giáo dục KNPC XHTD cho HS tiểu học theo hướng tích hợp.
Phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử vẻ vang, các cấp lãnh đạo huyện và cấp quản lý giáo dục huyện Hoằng Hóa luôn quan tâm đến giáo dục và từng bước lãnh chỉ đạo các nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục. Phối hợp với các phòng, ban, ngành tổ chức thành công Lễ hội Bút nghiên Lần 2 với hình thức và nội dung độc đáo, tôn vinh việc học của quê hương, tạo điểm đến bổ ích cho cán bộ, giáo viên, học sinh và người dân trên địa bàn huyện. 100% các trường tham gia thực hiện Chương trình phối hợp Liên ngành giữa Phòng GD&ĐT và Liên đoàn Lao động huyện, trong đó đã có 100% Công đoàn trường học đã triển khai mô hình “Vườn hoa Công đoàn” gắn với việc chỉnh trang khuôn viên, trồng cây, hoa, vôi ve tường rào, sửa nhà vệ sinh, giáo viên, học sinh tham gia làm vệ sinh cùng nhân dân, chăm sóc đền thờ, đài tưởng niệm liệt sĩ.
Với truyền thống hiểu học của HS và tinh thần tận tụy của CBQL và GV, huyện Hoằng Hóa sẽ nỗ lực để tiếp tục phát huy truyền thống và thành tích trong thời gian tới.
Nhìn chung, giáo dục huyện Hoằng Hóa nói chung và giáo dục tiểu học huyện Hoằng Hóa nói riêng đã và đang là tốp đầu trong giáo dục Tỉnh nhà. - Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNPC XHTD cho học sinh các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa theo hướng tích hợp. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: nhằm khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HS về thực trạng giáo dục KNPC XHTD theo hướng tích hợp và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNPC XHTD cho HS các trường TH theo hướng tích hợp.
Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát tại 6 trường TH huyện Hoằng Hóa Tỉnh Thanh Hóa, đó là các trường Hoằng Thắng, Hoằng Đạo, Hoằng Thái, Hoằng Thanh, Hoằng Trung, Hoằng Thịnh.
Qua trao đổi, trò chuyện với một số HS chúng tôi nhận thấy có một số HS nhận thức sai hoặc chưa đầy đủ về hoạt động giáo dục KNPC XHTD, do vậy cũng cho rằng hoạt động giáo dục KNPC XHTD cho HS các trường TH cũng không quan trọng, các em không hiểu đúng về XHTD, do vậy cũng không thể đánh giá đúng về tầm quan trọng của hoạt động này trong các nhà trường. Mục tiêu “Nâng cao nhận thức, ý thức phòng chống XHTD cho HS các trường TH” và “Hình thành cho HS kĩ năng giải quyết vấn đề trong phòng chống XHTD cách xử lý, phòng chống, cách xử lý khi bị XHTD… ” có ĐTB đánh giá của GV,CBQL là 4,76. Đối với kết quả khảo sát trên HS, cho thấy “Nâng cao nhận thức, ý thức phòng chống XHTD cho học sinh TH” và “Hình thành cho học sinh kĩ năng giải quyết vấn đề trong phòng chống XHTD (cách xử lý, phòng chống, cách xử lý khi bị XHTD…)” có cùng ĐTB 4,17, xếp thứ nhất.
Kết quả có sự khác biệt giữa 2 đối tượng khảo sát cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ HS tiểu học chưa đủ kinh nghiệm và năng lực để đánh giá đúng đắn ý nghĩa, tầm quan trọng của mục tiêu giáo dục KNPC XHTD.