Đổi mới phương pháp dạy học môn Xác suất thống kê cho sinh viên ngành Kỹ thuật mỏ và Kỹ thuật địa chất theo nhu cầu thực tiễn nghề nghiệp

MỤC LỤC

Mục đích nghiên cứu của luận án

Đề xuất một số biện pháp dạy học XSTK cho SV ngành KTM và KTĐC theo hướng gắn với TTNN nhằm góp phần hình thành và phát triển một số KNNN cho SV.

Giả thuyết khoa học

    Thu thập và phân tích các dữ liệu thông qua điều tra, quan sát quá trình giảng dạy học phần XSTK cho SV các ngành KTM và KTĐC để tìm ra những kết luận khoa học cần thiết về thực trạng dạy học XSTK cho SV các ngành này theo hướng gắn với TTNN. Xin ý kiến của các chuyên gia nhằm làm sáng tỏ một số nhận định về các KN của ngành KTM và KTĐC, vai trò của XSTK đối với ngành KTM và KTĐC, tính khả thi của những biện pháp dạy học đã đề xuất trong luận án.

    Những vấn đề đưa ra bảo vệ

    Luận án đã cung cấp hệ thống các chủ đề trong dạy học XSTK cho SV ngành KTM và KTĐC có thể triển khai trong dạy học gắn với TTNN. Luận án đề xuất một số biện pháp dạy học XSTK cho SV ngành KTM và KTĐC theo hướng gắn với TTNN nhằm góp phần đáp ứng CĐR của ngành học cho SV.

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

    Dạy học gắn với thực tiễn nghề nghiệp 1. Một số khái niệm cơ bản

    Hoạt động đích thực: bao gồm những thách thức phức tạp, có cấu trúc phức tạp, đòi hỏi khả năng phán đoán và một loạt các nhiệm vụ, yêu cầu đánh giá được tích hợp liền mạch với hoạt động; (4) Cung cấp nhiều chỉ số học tập [39]. Cuối cùng tác giả đưa ra quan điểm của mình đó là: đánh giá đích thực là đánh giá yêu cầu SV kết hợp các kiến thức, KN và thái độ mà họ cần áp dụng trong các tiêu chí tình huống trong cuộc sống NN. Tác giả cũng khẳng định mức độ đích thực của một đánh giá được xác định bằng mức độ tương đồng với các tiêu chí tình huống [35]. Tương tự, Mueller cho rằng đánh giá đích thực là đánh giá trong đó người học được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ trong thế giới thực để chứng tỏ việc áp dụng có ý nghĩa các kiến thức và KN cần thiết [51]. Qua nghiên cứu các quan điểm về đánh giá đích thực của các nhà nghiên cứu GD trên thế giới, tác giả của bài báo ủng hộ quan điểm của tác giả Gulikers. Đánh giá đích thực trong GD ĐH là hoạt động đánh giá diễn ra liên tục trong quá trình tiếp thu kiến thức của SV, thông qua việc giải quyết nhiệm vụ thực tế NN hoặc tình huống TT trong cuộc sống-các nhiệm vụ đích thực. Để làm rừ hơn quan điểm này, đồng thời cung cấp một cỏi nhỡn rừ ràng để nhận dạng đánh giá đích thực, ta xem xét những đặc điểm đặc trưng của một đánh giá đích thực. b) Đặc điểm của đánh giá đích thực. Kết quả hoặc hình thức đánh giá: được đặc trưng bởi bốn yếu tố: (1) Nó phải là một sản phẩm hoặc hiệu suất chất lượng mà SV sau này có thể được yêu cầu sản xuất trong đời thực; (2) Nó thể hiện năng lực cơ bản của học sinh; (3) Nó phải liên quan đến một loạt các nhiệm vụ và nhiều chỉ số học tập để đạt được kết luận công bằng; và (4) SV trình bày tác phẩm đã hoàn thành của mình cho người khác dưới dạng nói hoặc viết, để đánh giá sự trung thực của SV trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ. Tiêu chí đánh giá: bắt buộc phải cung cấp các tiêu chí của kết quả đánh giá cho SV trước một cỏch rừ ràng và minh bạch. Cỏc tiờu chớ phải được kết nối với cỏc kết quả thực tế và cần quan tâm đến việc phát triển các năng lực chuyên môn liên quan bắt nguồn từ tiêu chí được sử dụng trong các tình huống thực tế. Hiện tại, quan điểm về 5 đặc trưng về đánh giá đích thực của Gulikers được nhiều nhà nghiên cứu về GD trên thế giới đồng tình và áp dụng. Đó là năm đặc điểm của một đánh giá đích thực mà theo tôi chúng cung cấp một nhận diện khá dễ tiếp cận, để theo đó GV có thể xây dựng được một đánh giá đích thực trong quá trình giảng dạy. Quan điểm dạy học gắn với thực tiễn nghề nghiệp. Quan điểm của HTĐT là khi người học tiếp xúc với sự phức tạp của nhiệm vụ và môi trường làm việc mà họ đang được đào tạo để hoạt động, nó chuẩn bị cho họ thích nghi với môi trường việc làm sau khi được đào tạo. Bằng cách đối mặt với những quan điểm không chắc chắn, mơ hồ và mâu thuẫn, các nhà GD có thể giúp SV trưởng thành trong suy nghĩ và giúp các em có thể sử dụng các phương pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Để có thể cạnh tranh trong thị trường việc làm toàn. cầu, SV phải trở nên thoải mái với sự phức tạp của các vấn đề trong thế giới thực [67]. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, HTĐT có tác động mạnh mẽ đến kết quả đào tạo theo hướng gắn với TT. Như Mary Chabeli và cộng sự đã khẳng định trong GD điều dưỡng HTĐT sẽ tạo ra một SV tốt nghiệp có năng lực, quan trọng, tự chủ, độc lập, suốt đời đáng mơ ước cho hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu của thế kỷ 21 [29]. Theo tác giả Mariyn M. Lombardi trong [48] đã khẳng định HTĐT phù hợp với nghiên cứu về cách trí tuệ của con người biến thông tin thành kiến thức hữu ích, có thể chuyển giao. Các nhà khoa học nhận thức đang phát triển một bức chân dung toàn diện của người học. Ba nguyên tắc minh họa sự liên kết giữa nghiên cứu học tập và HTĐT:. i) Người học có được sự kết nối: Khi chúng ta tiếp cận một chủ đề lần đầu tiên, chúng ta ngay lập tức cố gắng nhận thức sự liên quan của khái niệm mới với trải nghiệm đã có của chúng ta. Khi một phần thông tin mới chỉ đơn giản là không phù hợp với bất kỳ cấu trúc kiến thức hiện có nào của chúng ta, nó sẽ kích thích sự tìm tòi. Điều này có nghĩa là càng khuyến khích người học đầu tư vào vật chất ở cấp độ cá nhân, thì càng dễ dàng đồng hóa những sự khác lạ. ii) Các gắn kết lâu dài với TT: Các hoạt động đích thực được SV triển khai trong thời gian đủ dài nên các hoạt động gắn kết với TTNN được duy trì đủ lâu để SV có thể hiểu được sự liên quan giữa kiến thức với thực tế công việc. iii) Các bối cảnh mới cần được khám phá: Các khái niệm đang học luôn là một phần của sự kiện học tập lớn hơn rất nhiều và được liên kết trực tiếp trong tâm trí người học với hoàn cảnh xã hội – các cài đặt xác định, các hoạt động xác định, những con người xác định.

    Dạy học XSTK cho SV ngành KTM và KTĐC theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp

    - Có khả năng tổ chức sản xuất đảm bảo các nguyên tắc về kỹ thuật, tài chính và nhân lực; để tiến hành phân tích giải pháp thực hiện, để tìm kiếm khả năng giảm chu kỳ làm việc, thúc đẩy các đơn vị kinh doanh với các dữ liệu kỹ thuật, tài liệu cần thiết, vật tư, thiết bị; tham gia vào các công việc về nghiên cứu, phát triển dự án và các chương trình của các doanh nghiệp (đơn vị kinh doanh). - Lập được các hộ chiếu kỹ thuật, hộ chiếu thi công và các biện pháp thi công các công trình khai thác mỏ đảm bảo đúng qui phạm, hiệu quả và an toàn; Tham gia lập các dự án và tư vấn thiết kế các công trình mỏ; Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất ở doanh nghiệp khai thác mỏ phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện KTM;. Lập được biện pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu tới sức khoẻ người lao động và môi trường trong các quá trình sản xuất;. - Tổ chức thi công các công trình khai thác mỏ; Tổ chức và điều hành sản xuất ở các doanh nghiệp khai thác mỏ; Vận dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản pháp luật liên quan khác để lập, quản lý, chỉ đạo, tổ chức, thực hiện các công việc liên quan tới công tác khai thác mỏ và lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp; Tham gia lập đề án bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ;. - Dự báo, phát hiện và đề xuất được các biện pháp phòng ngừa, xử lý thủ tiêu sự cố trong mỏ;. - Vận dụng được tiếng Anh trong giao tiếp và dịch tài liệu CN; Vận dụng được tin học để giải quyết các vấn đề trong công việc; Thích ứng và làm việc với cường độ cao, áp lực lớn khi sản xuất yêu cầu. - Biết xử lý tình huống và giải quyết các vấn đề của thực tế nảy sinh trong quá trình sản xuất; Có KN trong nghiên cứu và thiết kế mỏ hầm lò, chỉ huy sản xuất mỏ. hầm lò; biết đề xuất các giải pháp xử lý tình huống về sự cố mỏ hoặc có KN thực hiện những nhiệm vụ cơ bản được giao nhằm duy trì sản xuất. - Phân tích được đặc điểm của môi trường làm việc và tập thể đồng nghiệp để tạo ra các mối quan hệ thân thiện. Giúp cho việc tổ chức làm việc theo nhóm một cách hiệu quả;. - Có năng lực thu thập và xử lý được thông tin trong thực tế sản xuất, nhằm phục vụ cho việc điều hành sản xuất và báo cáo cấp trên; Linh hoạt giải quyết vấn đề trong công tác quản lý của doanh nghiệp; Áp dụng kiến thức cơ sở ngành và CN để tham gia nghiên cứu khoa học. c) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp. - Đảm nhận nhiệm vụ tổ trưởng tổ sản xuất; kỹ thuật viên công trường, phân xưởng, phòng ban trong các công ty, tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản rắn; các tổng công ty, công ty công nghiệp hoá chất mỏ;. - Đảm nhiệm chức danh chuyên viên tại các đơn vị tư vấn thiết kế mỏ, các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản của Trung ương và địa phương; các đơn vị thi công có tính chất công nghệ mỏ: Giao thông, thuỷ lợi, xây dựng công nghiệp, thuỷ điện;. - Sau khi được bồi dưỡng về nghiệp vụ và sư phạm có khả năng giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng và ĐH có các CN liên quan; tham gia giảng dạy, huấn luyện các lớp kỹ thuật an toàn tại các doanh nghiệp mỏ; đảm nhiệm chức vụ cán bộ quản lý cấp phân xưởng, các phòng ban, giám đốc điều hành mỏ;. - Tham gia các hội đồng thẩm định, đánh giá, nghiệm thu các công trình mỏ. Tại các trường ở trên, trong CĐR đều yêu cầu các KN cần trang bị cho SV ngành KTM trước khi tốt nghiệp rất cụ thể, các học phần cần đảm bảo góp phần hình thành các KN này trong quá trình đào tạo SV. KN cần trang bị cho SV ngành KTM trước khi tốt nghiệp. Ammosov ĐHMĐC ĐHCNQN. Sử dụng CNTT vào. Thống kê và xử lý. Lập hộ chiếu kĩ. Làm việc với vật. Chuẩn đầu ra ngành KTĐC. - Có khả năng tổ chức và thực hành tốt các dạng công tác địa chất trong phòng và ngoài trời;. + Đối với SV tốt nghiệp CN Địa chất mỏ:. - Nắm được các KNNN như: biết thiết kế và tổ chức triển khai phương án đo vẽ bản đồ địa chất, điều tra đánh giá tài nguyên khoáng sản và tìm kiếm, thăm dò các mỏ khoáng sản rắn; các nghiên cứu chuyên sâu về cấu trúc kiến tạo, khoáng sản, thạch luận các đá magma, trầm tích và biến chất, dự báo tài nguyên khoáng sản rắn;. - Tham gia công tác thi công các phương án khảo sát địa chất, tìm kiếm, thăm dò khoáng sản và một số công tác địa chất khác. + Đối với SV tốt nghiệp CN Địa chất công trình:. - Biết thiết kế phương án khảo sát địa chất công trình cho các dạng xây dựng khác nhau; Nắm được cách thức tiến hành thực hiện các dạng công tác khảo sát địa chất công trình và viết báo cáo đánh giá điều kiện địa chất công trình;. - Biết tính toán, thiết kế xử lý nền móng công trình cũng như các quá trình và hiện tượng địa chất ảnh hưởng đến công tác xây dựng cũng như sinh hoạt bình thường của nhân dân; Tham gia các công tác thi công xử lý nền móng và một số công tác xây dựng khác. - Nắm được các chương trình tin học cơ bản và biết cách sử dụng một phần mềm để giải quyết các bài toán trong nghiên cứu địa chất. - Có trình độ tiếng Anh cơ bản, kiến thức về tiếng Anh CN để đọc và hiểu kiến thức chuyên môn bằng tiếng Anh và giao dịch đơn giản, là nền tảng để người học tiếp tục bổ túc tiếng Anh nâng cao trình độ. - Có kiến thức cơ bản về pháp luật; kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt ứng dụng và có khả năng soạn thảo văn bản; có KN giao tiếp và cách thức làm việc theo nhóm thông qua các buổi giới thiệu chuyên đề. - Có kiến thức cơ bản về pháp luật; có KN soạn thảo các văn bản, báo cáo chuyên môn; KN tư vấn, thẩm định và phản biện chuyên môn; KN giao tiếp và cách thức tổ chức làm việc theo nhóm, báo cáo, thuyết trình khoa học và sinh hoạt học thuật; KN tham gia, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất, viết và đăng các công trình khoa học trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. c) Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp. Sự khác nhau thể hiện ở phần kiểm định giả thuyết thống kê (ĐHMĐC và ĐHTNMT có giảng dạy) và tương quan, hồi quy (ĐHMĐC giảng dạy). Nghiên cứu giáo trình chính sử dụng trong giảng dạy XSTK tại các trường thấy rằng: ĐHCNQN sử dụng giáo trình Xác suất thống kê của tác giả Đào Hữu Hồ, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2009; ĐHMĐC sử dụng giáo trình Xác suất thống kê và Bài tập Xác suất thống kê của tác giả Tống Đình Quỳ chủ biên, Nhà xuất. bản Bách Khoa năm 2007; ĐHTNMT sử dụng giáo trình Xác suất và thống kê của tác giả Phạm Văn Kiều, Nhà xuất bản GD năm 2000 và Giáo trình Xác suất thống kê của tác giả Nguyễn Ngọc Linh chủ biên, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2015. Trong các giáo trình này không có các bài toán liên quan TTNN của ngành KTM, KTĐC, có thể làm cho người học chưa thấy được ý nghĩa của kiến thức XSTK với ngành nghề, ảnh hưởng tới hứng thú học tập học phần này của SV. Về mặt KN, trong CĐR học phần XSTK của các trường đều có sự tương đồng về việc SV sử dụng được các công thức, biểu thức, tính chất XSTK .. để hoàn thành các bài tập định tính và định lượng và áp dụng trong các học phần CN hoặc TT. CĐR học phần XSTK cho SV ngành KTM, KTĐC tại ĐHCNQN. Tại ĐHCNQN học phần XSTK thuộc phần kiến thức đại cương, được giảng dạy chung cho tất cả các ngành học với 02 tín chỉ. Mục tiêu của học phần. Về kiến thức: Trình bày được các định lý về xác suất và các công thức cơ bản của xác suất, các quy luật phân phối xác suất và các tham số đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên. Hiểu biết tổng quan về thống kê toán: tổng thể nghiên cứu, mẫu ngẫu nhiên, các phương pháp mô tả mẫu ngẫu nhiên và các thống kê đặc trưng của mẫu ngẫu nhiên. Về kĩ năng: Giải thành thạo bài toán tính xác suất của một biến cố, lập bảng phân phối xác suất, tính toán thành thạo các tham số đặc trưng, qua đó áp dụng vào các bài toán thực tế cụ thể. Tính toán được các thống kê đặc trưng của mẫu. Biết cách giải quyết các bài toán cơ bản của thống kê và vận dụng vào để học các môn CN. Về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm: Có năng lực làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và chịu trách nhiệm trong công việc. Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. Có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao. CĐR của học phần. Về kiến thức: Trình bày được các kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất. Vận dụng được các kiến thức để giải các bài toán về đại lượng ngẫu nhiên và các quy luật phân phối của đại lượng ngẫu nhiên. Trình bày được các kiến thức cơ bản về lý thuyết mẫu và các bài toán cơ bản của thống kê. Về KN: Tính được xác suất bằng định nghĩa cổ điển và các định lý cơ bản của xác suất, từ đó áp dụng vào các bài toán thực tế. Biết cách lập bảng phân phối xác suất, hàm phân phối xác suất, tính toán thành thạo các tham số đặc trưng như kỳ vọng, phương sai. Biết cách tìm hàm mật độ, biết cách tính xác suất của biến ngẫu nhiên thông qua hàm mật độ, hàm phân phối, qua đó áp dụng vào các bài toán thực tế cụ. Tính toán thành thạo các thống kê đặc trưng của mẫu: kỳ vọng mẫu, phương sai mẫu, ước lượng tham số, …. Về mức tự chủ và tự chịu trách nhiệm: Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm: KN giao tiếp, thuyết trình và KN tư duy để giải quyết tốt các vấn đề trong TT. Sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, tự tin, dám nghĩ dám làm, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Quan điểm và cách thức triển khai dạy học XSTK theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp ngành KTM, KTĐC. Quan điểm dạy học XSTK theo hướng gắn với TTNN ngành KTM, KTĐC Từ những quan điểm đề xuất về dạy học gắn với TTNN, đề xuất nội dung dạy học XSTK gắn với TTNN, trong luận án này chúng tôi đề xuất quan điểm rằng: Dạy học XSTK cho SV ngành KTM, KTĐC theo hướng gắn với TTNN là cách dạy học trong đó GV tổ chức cho SV thực hiện các hoạt động trong bối cảnh gắn với tình huống thực của NN, nhằm sử dụng kiến thức XSTK để giải quyết vấn đề trong TTNN, tạo ra kết quả cụ thể, qua đó hình thành được kiến thức, KN và thái độ NN cần thiết. Trong quan điểm này, tình huống thực của NN được hiểu theo nghĩa một nhiệm vụ đích thực trong NN của ngành KTM, KTĐC mà các kỹ sư phải thực hiện. Bối cảnh gắn với tình huống thực chính là không gian làm việc liên quan tới ngành KTM, KTĐC; nó có thể là phòng kỹ thuật của một công ty than hay phòng thí nghiệm của một trung tâm an toàn mỏ hoặc công ty địa chất, … SV thực hiện các hoạt động trong bối cảnh này sẽ được tiếp cận với những người có kinh nghiệm, tiếp nhận được các kiến thức NN liên quan, SV cần sử dụng kiến thức XSTK để giải quyết nhiệm vụ được giao, để có kết quả như mong đợi SV cần tìm tòi, khám phá kiến thức, huy động các nguồn lực để giải quyết vấn đề nhiệm vụ đặt ra, qua đó SV hình thành và hiểu kiến thức XSTK được vận dụng vào TTNN như thế nào. Đồng thời qua các hoạt động tìm giải pháp nhằm giải quyết nhiệm vụ đặt ra, SV cũng hình thành và phát triển được một số KNNN cần thiết. Cách thức triển khai dạy học XSTK theo hướng gắn với TTNN ngành KTM, KTĐC. Với quan điểm dạy học XSTK theo hướng gắn với TTNN đã trình bày ở mục trên, chúng tôi đề xuất cách thức triển khai dạy học XSTK theo hướng gắn với TTNN cho SV ngànhh KTM, KTĐC như sau:. a) Tổ chức dạy học trên lớp.

    Bảng 1.2. KN cần trang bị cho SV ngành KTĐC trước khi tốt nghiệp
    Bảng 1.2. KN cần trang bị cho SV ngành KTĐC trước khi tốt nghiệp

    Thực trạng và cơ hội dạy học học phần XSTK cho SV ngành KTM và KTĐC theo hướng gắn với TTNN

    Thực trạng và cơ hội dạy học học phần XSTK cho SV ngành KTM và KTĐC. Kết quả khảo sát và phân tích. a) Thực trạng về giảng dạy XSTK cho SV ngành KTM và KTĐC theo hướng gắn với TTNN. Kết quả được thống kê ở bảng sau:. Kết quả điều tra thực trạng giảng dạy môn XSTK cho SV ngành KTM và KTĐC theo hướng gắn với TTNN. độ Nội dung điều tra. Số lượng GV thực. hiện 1 Chỉ dạy hết giờ, hết bài không có ý gắn nội dung kiến thức. XSTK với kiến thức nghề KTM và KTĐC cho SV 30%. Nghiên cứu chương trình, giáo trình và có ý gắn nội dung kiến thức với TT ngành KTM và KTĐC nhưng rất ít và còn chung chung, không cụ thể. Tìm hiểu các nội dung TT nghề KTM và KTĐC để lồng ghép với kiến thức XSTK giới thiệu cho SV trong quá trình giảng dạy, qua đó SV thấy được vai trò của XSTK trong ngành mình theo học. Tổ chức cho SV thực hiện các hoạt động gắn với TTNN bên ngoài lớp học mang tính đích thực trong quá trình. giảng dạy XSTK 0%. Kết quả trên cho thấy rằng đa số GV chỉ muốn hoàn thành nhiệm vụ của mình là truyền tải kiến thức đến với SV. Theo chúng tôi, là do một số nguyên nhân sau:. Việc dạy học phần XSTK chỉ đảm bảo đủ nội dung chương trình đã trở thành. “truyền thống” đối với đa số GV. Tổ chức hoạt động học tập cho SV ứng dụng vào NN buộc GV phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu thực tế; đặc biệt đối với các GV có ít thời gian trong nghề thường có ít liên hệ TT các ngành nghề trong việc tổ chức xây dựng các hoạt động gắn với TTNN của SV. Một số GV dạy học phần XSTK còn hạn chế về khả năng gắn kết kiến thức XSTK với TTNN của các ngành khác nói chung và ngành KTM, KTĐC nói riêng do thiếu các tài liệu để tìm hiểu, khai thác và mở rộng kiến thức về vận dụng thực tế, nên không xây dựng được nội dung phong phú, hấp dẫn về ứng dụng của học phần, không kích thích được SV tích cực tham gia hoạt động. Việc tổ chức các hoạt động gắn với TT đích thực liên quan tới NN ngoài lớp học đều không được các GV quan tâm, thực hiện. Có nhiều nguyên nhân của thực trạng này, nhưng đáng chú ý nhất có thể kể đến đó là vấn đề tiếp cận PPDH, các GV thường lựa chọn phương pháp truyền thống. để đảm bảo an toàn cho quá trình truyền thụ kiến thức. Mặt khác các quy định trong đào tạo tại các trường ĐH đào tạo các ngành KTM và KTĐC cũng không có chế tài hay chính sách để yêu cầu hay khuyến khích GV lựa chọn các phương pháp giảng dạy tích cực hơn. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các phân môn cơ bản và CN trong GD đào tạo mới chỉ dừng lại ở việc xác định kiến thức cần trang bị trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo chứ không có sự liên kết trong suốt quá trình đào tạo, dẫn tới sự hỗ trợ từ kiến thức chuyên môn của các GV CN đối với các GV giảng dạy XSTK rất hạn chế và mờ nhạt. b) Thực trạng về biện pháp, kết quả đánh giá SV ngành KTM và KTĐC trong quá trình dạy học học phần XSTK. Qua kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các GV giảng dạy XSTK cho ngành KTM và KTĐC đều cho rằng phương pháp kiểm tra đánh giá hiện tại đảm bảo được việc đo lường mức độ kiến thức môn học cần đạt theo CĐR môn học (thể hiện ở 95%. GV trả lời ở mức độ đồng ý trở lên) nhưng đến việc đo lường kiến thức vận dụng giải quyết các vấn đề thuộc ngành học hoặc hiểu được vai trò của XSTK đối với NN đang chuẩn bị cho SV cũng như các KN cá nhân, KNNN thì các GV tỏ ra phân vân là chủ yếu, đặc biệt có 10% GV bày tỏ quan điểm không không đồng ý là phương pháp kiểm tra đánh giá hiện tại có thể đo lường được những nội dung đó một cách hiệu quả. Như vậy có thể thấy rằng phương pháp kiểm tra đánh giá hiện tại các GV đang sử dụng chỉ đảm bảo đo lường được một phần CĐR môn XSTK trong chương trình đào tạo ngành KTM và KTĐC, vấn đề đặt ra cần có một phương pháp kiểm tra đánh giá tích cực hơn để nâng cao hiệu quả đánh giá quá trình học tập của SV. c) Ý kiến của SV ngành KTM và KTĐC về vai trò của học phần XSTK. Để xem xét ý kiến của SV ngành KTM và KTĐC về vai trò của học phần XSTK chúng tôi đã tiến hành điều tra 30 SV học ngành KTM, 20 SV học ngành KTĐC đã học xong học phần XSTK của các trường ĐH có đào tạo ngành KTM và KTĐC: ĐHCNQN, ĐHMĐC, ĐHTNMT. Và kết quả thu được như sau:. Kết quả khảo sát ý kiến của SV ngành KTM, KTĐC về vai trò của XSTK Mức. độ Câu hỏi điều tra Kết quả. Nhớ được dưới 50% kiến thức XSTK đã học và không biết XSTK có tác dụng gì cho NN của mình sau này. Nhớ được trên 50% kiến thức XSTK đã học, nhưng chưa biết XSTK có tác dụng gì cho NN của mình sau này. Nhớ được trên 50% kiến thức XSTK đã học và hiểu cơ bản về sự liên hệ giữa XSTK và NN của mình sau này. Nhớ được trên 50% kiến thức XSTK đã học và hiểu rừ về sự liờn hệ giữa XSTK và NN của mỡnh sau này. Qua kết quả điều tra cho thấy rằng, sau khi học xong học phần XSTK phần lớn SV mới chỉ chú trọng tới việc tích luỹ kiến thức XSTK để đảm bảo đạt kết quả môn học cao nhất có thể, và đa số SV không nắm được XSTK có liên hệ như thế nào với TT ngành học và NN của mình sau này. Có rất ít SV nắm được mối quan hệ này, thể hiện ở việc chỉ có 20% SV ngành KTM hiểu cơ bản được sự liên hệ của kiến thức XSTK với ngành nghề đang theo học và con số này ở SV ngành KTĐC tham gia khảo sát là 40%. Đặc biệt không có SV nào tham gia khảo sát tự tin vào hiểu biết của mình về sự liên hệ giữa kiến thức XSTK và NN của mình sau này. Điều này phản ánh rằng, các hoạt động liên hệ TT với NN của GV trong quá trình giảng dạy không để lại ấn tượng cho SV, không đưa được nội dung đó vào vùng phát triển hiện tại của SV hoặc cũng có thể GV không tổ chức các hoạt động liên hệ kiến thức XSTK trong quá trình giảng dạy với NN của SV. Và nếu như vậy thì việc hình thành các KN cho SV các ngành này trong quá trình dạy học XSTK cũng sẽ khó có thể đảm bảo đáp ứng tốt với các yêu cầu trong CĐR môn học đã xây dựng. d) Thực trạng về việc hình thành KN cho SV ngành KTM và KTĐC trong quá trình giảng dạy học phần XSTK.

    Bảng 1.6. Kết quả điều tra thực trạng giảng dạy môn XSTK cho SV ngành KTM và  KTĐC theo hướng gắn với TTNN
    Bảng 1.6. Kết quả điều tra thực trạng giảng dạy môn XSTK cho SV ngành KTM và KTĐC theo hướng gắn với TTNN

    MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC HỌC PHẦN XÁC SUẤT THỐNG KÊ CHO SINH VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT MỎ VÀ KỸ THUẬT

    Một số biện pháp dạy học học phần Xác suất thống kê theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp cho SV đại học Kỹ thuật mỏ và Kỹ thuật địa chất

    Đối với SV năm 3 và 4: Giới thiệu tính đích thực tác động đầy đủ (các dự án liên ngành do ngành dẫn đầu, trong đó SV tạo ra các kết quả đầu ra chuyên nghiệp hữu ích cho khách hàng). Và một cơ sở khoa học vững chắc để chúng tôi tự tin có thể triển khai Biện pháp này chính là căn cứ vào đặc điểm môn học XSTK, đặc điểm SV ngành KTM, KTĐC và môi trường hợp tác hỗ trợ SV như đã trình bày trong mục 1.3.5. Với những lý luận như trên cùng với sự phân tích TT về cơ hội triển khai dạy học gắn với TTNN của ngành KTM, KTĐC đã trình bày ở Chương 1 cho chúng tôi cơ sở để xây dựng nội dung biện pháp sẽ được trình bày ở phần tiếp theo ở mục này và đảm bảo các các định hướng 1, 2, 3, 4 trong mục 2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp. Mục đích của biện pháp là đưa ra cách thức xây dựng một môi trường học tập. có các đặc điểm của môi trường HTĐT để tổ chức dạy học XSTK gắn với TTNN của ngành KTM và KTĐC. Qua đó SV tích luỹ được kiến thức, hình thành được một số KNNN cũng như KN cá nhân cần thiết, thấy được ý nghĩa của kiến thức XSTK với ngành học, từ đó nâng cao hứng thú học tập XSTK, thúc đẩy tính chủ động, tự giác trong học tập của SV. Biện pháp góp phần hình thành và phát triển các KNNN đã đề xuất trong mục 1.3. Cách thức thực hiện biện pháp. Để triển khai thực hiện Biện pháp chúng tôi đề xuất các hoạt động sau:. a) Hoạt động 1: Xây dựng môi trường hợp tác có sự tham gia của các chuyên gia trong ngành. Một trong những đặc điểm quan trọng hình thành nên một môi trường HTĐT đã trình bày ở mục 1.2.2.4 đó là hoạt động học tập của SV cần được Tiếp cận các hoạt động của chuyên gia và các quy trình mẫu để cung cấp cho SV một hình mẫu về cách một người có chuyên môn thực thụ xử lý như thế nào đối với một tình huống NN trong TT. Các chuyên gia sẽ cung cấp cho SV những quan điểm, cách thức xử lý thông tin, các tình huống diễn ra trong hoạt động NN, thậm chí là những ý kiến về việc sử dụng kiến thức XSTK như thế nào để xử lý tình huống, họ có thể tham gia đánh giá, nhận xét về sản phẩm của SV trong quá trình giải quyết vấn đề đặt ra. Môi trường hợp tác tạo thuận lợi cho sự trao đổi, cộng tác, hỗ trợ các nguồn lực phong phú để SV thực hiện các nhiệm vụ trong TTNN. Môi trường hợp tác bao gồm:. - Cộng đồng SV cùng CN từ năm thứ 3 trở lên: do vừa trải qua học phần này trong năm học thứ 2 nên đội ngũ SV này có thể cung cấp cho SV đang học học phần XSTK những lời khuyên hữu ích khi lựa chọn phương án xử lý tình huống đặt ra để giải quyết nhiệm vụ đích thực được giao. - Cộng đồng cựu SV cùng CN: Hiện tại công tác cựu SV của các trường ĐH trong cả nước và các trường kỹ thuật đang được các trường ĐH tích cực kết nối và gắn kết. Đặc biệt đối với các ngành KTM và KTĐC là những ngành có lịch sử lâu đời và từng là những ngành có lượng lớn SV học tập trong quá khứ nên có một đội ngũ cựu SV hùng hậu, trong đó có nhiều chuyên gia hàng đầu đã và đang cống hiến cho sự phát triển của ngành và xã hội và có sự gắn kết với trường đã đào tạo rất khăng khít. Họ được kỳ vọng là những chuyên gia đích thực, đóng góp lớn vào sự thành công của biện pháp này. - Các chuyên gia hoạt động trong TTNN ngành KTM, KTĐC, họ chính là:. + Các GV CN thuộc khoa chuyên môn: Các GV chuyên môn chính là những người tiếp nhận, quản lý trực tiếp SV CN, do đó họ có nhiều cơ hội để tiếp xúc, làm. việc và có thể tham gia đóng góp cho các hoạt động đích thực của SV một cách nhanh chóng, kịp thời. Đồng thời, các GV CN KTM, KTĐC cũng là những người có mối quan hệ mật thiết với các công ty, các trung tâm đang hoạt động trong các lĩnh vực liên quan, sẽ giúp được SV kết nối với các hoạt động NN trong TT được thuận lợi hơn. + Người lao động đang công tác trong ngành KTM, KTĐC tại các trung tâm, các công ty có liên kết, hợp tác với các trường. Đội ngũ chuyên gia này có mức độ TT cao nhất, do họ đang trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực NN chuyên môn trong thực tế. Họ sẽ giỳp SV giải quyết những vấn đề chưa rừ ràng đối với SV trong nhiệm vụ đích thực. Có một sự thuận lợi lớn cho các SV ngành KTM và KTĐC trong cơ hội tiếp cận với các chuyên gia này là do các trường đào tạo những ngành này để có các trung tâm ngay trong trường hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ hoặc thực hiện các dự án liên quan; thêm vào đó là những công ty liên kết trong công tác thực hành, thực tập, xây dựng chương trình đào tạo và tuyển dụng SV sau khi tốt nghiệp. Chẳng hạn như các trường ĐHCNQN, ĐHMĐC với các trung tâm và công ty như đã liệt kê ở bảng 1.13. Do vậy trong quá trình tổ chức thực hiện biện pháp này GV dạy học XSTK cần liên hệ, tạo kết nối với cộng đồng hỗ trợ trong lĩnh vực KTM, KTĐC để góp phần hình thành môi trường học tập có sự tham gia của các chuyên gia, tạo nên tính đích thực trong việc dạy học gắn với TTNN, tạo nên cơ hội hợp tác và thảo luận cho SV, như Trần Dũng và các cộng sự trong [63] đã khẳng định các cơ hội hợp tác và thảo luận là cần thiết khi SV tiếp cận các vấn đề thực tế, nâng cao chất lượng của các giải pháp và giúp SV vượt qua sự không chắc chắn về cách tiếp cận của mình. Tuy nhiên, công tác này cũng có thể gặp phải một số rào cản do sự liên kết là lỏng lẻo đối với nhiều GV dạy học Toán vì khác chuyên môn, CN. Do đó rất cần một sự vào cuộc từ nhiều phía với chính sách từ các cấp quản lý đào tạo trong nhà trường, đặc biệt là sự hỗ trợ của các khoa chuyên môn. b) Hoạt động 2: Thiết kế các nhiệm vụ đích thực gắn với TTNN ngành KTM, KTĐC. Pugalee cùng các cộng sự trong [56] đã trình bày TH được nhúng trong các nhiệm vụ đích thực thường kết hợp dữ liệu chắc chắn và dữ liệu chưa chắc chắn, cung cấp cho SV cơ hội tiếp cận vấn đề bằng nhiều cách và đưa ra các kết luận khác nhau dựa trên lý luận TH hợp lý là các loại nhiệm vụ điển hình trong cuộc sống và công việc. Các nhiệm vụ như vậy đóng vai trò là phương tiện hiệu quả để phát triển sự hiểu biết quan trọng về TH đồng thời hỗ trợ phát triển các KN cơ bản cho SV. Quan điểm của các tác giả là các nhiệm vụ đích thực là một công cụ quan trọng trong việc phát triển mức độ hiểu biết TH và khái niệm hóa biểu hiện của trình. Để hỗ trợ SV phát triển kiến thức TH, một chương trình giảng dạy TH nên cung cấp những trải nghiệm khác với những trải nghiệm trong lớp học truyền thống. Một chương trình giảng dạy như vậy tạo cơ hội cho học sinh khám phá các chủ đề TH quan trọng dưới dạng các bài toán tình huống đích thực thu hút học sinh tích cực tham gia. Những bài học này, dựa trên các vấn đề thực tế trong cuộc sống và NN, bao gồm bốn khía cạnh:. - Suy nghĩ và lập luận – tham gia vào các hoạt động như thu thập dữ liệu, khám phá, điều tra, diễn giải, lập luận, thiết kế mô hình, phân tích, hình thành giả thuyết, sử dụng phương pháp thử sai, khái quát hóa và xác minh kết quả;. - Đàm luận – tham gia vào các tương tác cá nhân, nhóm nhỏ và cả lớp; vai trò của ngôn ngữ và tương tác trong việc xây dựng ý nghĩa TH;. - Công cụ TH – sử dụng các hệ thống ký hiệu như bảng biểu, đồ thị và hình vẽ và các công cụ công nghệ như máy tính, máy tính và các thao tác;. - Thái độ và khuynh hướng – phát triển khả năng tự điều chỉnh, kiên trì, suy ngẫm và nhiệt tình. Trong bất kỳ cách tiếp cận HTĐT nào, có thể cho rằng nhiệm vụ được đặt ra cho SV là thành phần quan trọng nhất. Trong việc thiết kế các hoạt động đích thực, trải nghiệm của SV nên giống với trải nghiệm họ gặp trong đời thực. Và trong [41] tác giả Jan Herrington đã đưa ra 10 đặc điểm làm căn cứ để các nhà GD thiết kế các nhiệm vụ đích thực như sau:. Các nhiệm vụ đích thực có liên quan tới thế giới thực: Các hoạt động phù hợp với các nhiệm vụ trong thế giới thực của các chuyên gia trong thực tế hơn là các nhiệm vụ phi ngữ cảnh hoặc dựa trên lớp học. Các nhiệm vụ đích thực là không được xác định cụ thể, mà yêu cầu SV xác định các nhiệm vụ và nhiệm vụ con cần thiết để hoàn thành hoạt động: Các vấn đề cốt lừi trong cỏc hoạt động khụng được xỏc định rừ ràng và cú nhiều cỏch hiểu thay vì dễ dàng giải quyết bằng cách áp dụng các thuật toán hiện có. SV phải xác định các nhiệm vụ và nhiệm vụ phụ của riêng mình để hoàn thành nhiệm vụ chính. Các nhiệm vụ đích thực bao gồm các nhiệm vụ phức tạp được SV nghiên cứu trong một khoảng thời gian đủ dài: Các hoạt động được hoàn thành trong thời gian tính bằng đơn vị ngày, tuần hoặc tháng chứ không phải trong vài phút hoặc vài giờ, đòi hỏi đầu tư đáng kể về thời gian và trí lực. Các nhiệm vụ đích thực tạo cơ hội cho SV kiểm tra nhiệm vụ từ nhiều góc độ khác nhau, sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau: Nhiệm vụ tạo cho SV cơ hội xem xét vấn đề từ nhiều góc độ lý thuyết và TT, thay vì một góc nhìn duy nhất mà SV phải bắt chước để thành công. Việc sử dụng nhiều nguồn tài nguyên khác nhau thay. vì một số lượng hạn chế các tài liệu tham khảo được chọn trước yêu cầu SV phát hiện thông tin liên quan từ thông tin không liên quan. Các nhiệm vụ đích thực mang lại cơ hội hợp tác: Hợp tác là một phần không thể thiếu đối với nhiệm vụ, cả trong khóa học và thế giới thực, chứ không phải do một cá nhân người học đạt được. Các nhiệm vụ đích thực tạo cơ hội để phản ánh: Các hoạt động cần cho phép người học đưa ra lựa chọn và phản ánh về việc học của họ cả về mặt cá nhân và xã hội. Các nhiệm vụ đích thực có thể được tích hợp và áp dụng trên các lĩnh vực chủ đề khác nhau và vượt ra ngoài các kết quả theo lĩnh vực cụ thể: Các hoạt động khuyến khích các quan điểm liên ngành và cho phép các vai trò và chuyên môn đa dạng thay vỡ một lĩnh vực hoặc lĩnh vực được xỏc định rừ ràng. Các nhiệm vụ đích thực được tích hợp liền mạch với đánh giá: Đánh giá các hoạt động được tích hợp liền mạch với nhiệm vụ chính theo cách phản ánh đánh giá trong thế giới thực, thay vì đánh giá tách rời khỏi bản chất của nhiệm vụ. Các nhiệm vụ đích thực tạo ra các sản phẩm hoàn thiện và có giá trị: Các hoạt động lên đến đỉnh điểm trong việc tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh chứ không phải là một bài tập hoặc bước phụ để chuẩn bị cho một thứ khác. Các nhiệm vụ đích thực cho phép các giải pháp cạnh tranh và tính đa dạng của kết quả: Các hoạt động cho phép một phạm vi và tính đa dạng của các kết quả mở ra cho nhiều giải pháp có bản chất gốc, thay vì một phản hồi đúng duy nhất có được nhờ áp dụng các quy tắc và thủ tục. Tuy nhiên trong TT giảng dạy, có nhiều quan niệm sai lầm về hình thức của các nhiệm vụ đích thực. Trong các nhiệm vụ điển hình của khóa học GD ĐH, thường có rất ít điểm tương đồng với các loại hoạt động và vấn đề mà mọi người gặp phải trong các tình huống thực tế. Các vấn đề học thuật trong giảng dạy truyền thống thường cú xu hướng: do người khỏc đặt ra, được xỏc định rừ ràng, đầy đủ thụng tin mà họ cung cấp, có thể là chỉ có một câu trả lời đúng, cũng có thể là chỉ có một phương pháp để đạt được câu trả lời đúng, tách rời khỏi thực tế, ít hoặc không có lợi ích nội tại. Ngược lại, các vấn đề thực tế có xu hướng được đặc trưng bởi: vai trò chớnh của việc nhận biết và định nghĩa vấn đề, bản chất khụng rừ ràng của vấn đề, tìm kiếm thông tin quan trọng, nhiều giải pháp chính xác, nhiều phương pháp tìm giải pháp, sự sẵn có của kinh nghiệm có liên quan trước đó, và thường là những tình huống ngẫu nhiên liên quan đến động lực và cảm xúc cao. Khi thiết kế các nhiệm vụ đích thực, rất dễ hiểu sai cách tiếp cận và kết luận rằng chỉ cần có vẻ ngoài giống thực tế hoặc bao gồm các ví dụ trong thế giới thực là đủ. Chẳng hạn như ví dụ:. Xe vận chuyển than từ bãi than ra cảng để xuống tàu xuất tới các thị trường. tiêu thụ phải qua ba ngã tư. Gọi X là số đèn đỏ một xe vận chuyển gặp phải trong một lượt làm việc. Lập bảng phân phối xác suất của X và tính kỳ vọng của X, biết rằng tín hiệu của các đèn giao thông là độc lập. Mặc dù tình huống đưa ra là phức tạp và có yếu tố thực tế, nhưng trong TT việc gặp đèn đỏ của các xe vận chuyển than từ bãi than ra cảng không có tác động đáng kể nào tới công tác này của các công ty và không là một yếu tố cần quan tâm trong quá tình vận hành do đó nhiệm vụ lập bảng phân phối xác suất số lần gặp đèn đỏ của xe vận chuyển khụng gắn với bối cảnh thực tế của NN, hơn nữa nhiệm vụ này cũng rất rừ ràng, chỉ cần vận dụng kiến thức hàm phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên để giải quyết, …Do đó, nhiệm vụ trong bài toán trên chưa phải là một nhiệm vụ đích thưc. Vì vậy việc thiết kế các nhiệm vụ đích thực trong HTĐT cần gắn với TT và đảm bảo các yếu tố đã đề xuất ở trên. Nhưng tính chất phù hợp của nhiệm vụ đích thực cũng là một trong những nội dung quan trọng cần chú ý trong quá trình thiết kế nhiệm vụ. Theo quan điểm của Hanne ten Berge và cộng sự thì nhiệm vụ được thiết kế tốt mang lại cơ hội để thành công, tuy nhiên, các nhiệm vụ cần có mức độ khó thích hợp, không quá dễ sẽ làm SV nhàm chán, nhưng cũng không quá khó sẽ làm SV dễ bỏ cuộc làm giảm hiệu quả;. nhiệm vụ cần nằm trong vùng phát triển gần của SV, đủ tạo ra thách thức và thúc đẩy SV mong muốn hoàn thành nhiệm vụ [61]. Do đó, trong quá trình thiết kế các nhiệm vụ đích thực gắn với dạy học XSTK cho SV ngành KTM, KTĐC cần đảm bảo các tính chất của một nhiệm vụ đích thực, đảm bảo việc kiến thức XSTK được sử dụng trong TTNN, hấp dẫn và thu hút SV nhưng cũng cần chú ý tới sự phù hợp của nhiệm vụ với vùng phát triển gần của SV. Do đó, chúng tôi đề xuất các bước thực hiện như sau:. Bước 1: GV dạy học XSTK trao đổi, thảo luận, lấy ý kiến góp ý từ các chuyên gia trong ngành KTM và ngành KTĐC để xác định nhiệm vụ trong TTNN liên quan, phải sử dụng kiến thức XSTK để giải quyết, đảm bảo mức độ phức tạp phù hợp với SV năm thứ 2. Bước 2: GV đối chiếu 10 đặc điểm của một nhiệm vụ đích thực để đảm bảo nhiệm vụ đã xác định ở bước 1 đủ tiêu chí cho một nhiệm vụ đích thực phù hợp với SV năm thứ 2. Quan trọng nhất nó phải có liên quan đến ngữ cảnh của NN, đảm bảo sự phức tạp của tình huống là các vấn đề có cấu trúc kém hoặc không có thông số kỹ thuật trước để giải quyết và nó phải thách thức học sinh trong việc ra quyết định trong bối cảnh thực tế NN. Bước 3: Trao đổi, thảo luận lại với các chuyên gia để điều chỉnh, xác định nhiệm vụ cho phù hợp hơn nếu cần. Bước 4: Triển khai giao nhiệm vụ cho SV tổ chức thực hiện. Các bước này được thu gọn được trình bày trong sơ đồ 2.1. Chẳng hạn khi thiết kế một nhiệm vụ đích thực cho SV ngành KTM phục vụ quá trình dạy học XSTK tại ĐHCNQN, các chuyên gia ngành KTM tham gia vào quá trình này chính là các GV ngành KTM trong khoa Mỏ&Công trình của ĐHCNQN, các cựu SV đang công tác tại một số đơn vị: Công ty than Mạo Khê TKV, Công ty than Vàng Danh, Công ty than Hòn gai, Công ty than Thống Nhất, Công ty than Mông Dương và Trung tâm thực nghiệm sản xuất và xây dựng công trình mỏ thuộc ĐHCNQN. Bước 1: Các GV dạy học phần XSTK sẽ trao đổi, thảo luận với các GV ngành KTM của khoa Mỏ&Công trình xác định một vấn đề, nhiệm vụ liên quan đến TTNN của ngành KTM, trong quá trình này, các GV ngành KTM và GV dạy XSTK có thể tham khảo thêm các ý kiến của các chuyên gia đến từ các đơn vị hợp tác của Trường để có một nhiệm vụ TT tốt hơn thông qua ứng dụng công nghệ thông tin: điện thoại, mạng xã hội, thư điện tử, …. Nhiệm vụ ban đầu được xác định là: Đo hàm lượng khí mê tan trong phân xưởng khai thác 8 của Công ty than Mạo Khê TKV qua luồng gió thải dọc vỉa tây cúp. Thảo luận với các chuyên gia để xây dựng nhiệm vụ gắn với TTNN, giải quyết bằng XSTK. Đối chiếu 10 đặc điểm của nhiệm vụ đích thực. và đặc điểm SV. Giao nhiệm vụ cho SV tổ chức thực hiện. Chưa phù hợp. Các bước thiết kế một nhiệm vụ đích thực trong dạy học XSTK cho SV ngành KTM, KTĐC. khí mê tan trong gió. Hãy đánh giá hàm lượng khí mê tan của đường lò khai thác này. Bước 2: Kiểm tra nội dung nhiệm vụ so với các đặc điểm của một nhiệm vụ đích thực và sự phù hợp với đặc điểm SV. Rà soát đặc điểm nhiệm vụ đích thực với nội dung của nhiệm vụ thiết kế trong dạy học XSTK cho SV ngành KTM. Đặc điểm của Nhiệm. vụ đích thực Nội dung của nhiệm vụ thiết kế Mức độ phù hợp. Có liên quan đến TTNN. Việc thống kê, dự báo về mức độ khí mê tan trong đường lò là một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong quá trình thực hiện sản xuất than hầm lò, liên quan trực tiếp tới tính mạng con người và tài sản nên được các mỏ đầu tư các thiết bị kiểm tra, theo dừi nghiờm ngặt bằng cỏc thiết bị đo đồng thời cán bộ kỹ thuật cũng phải thống kê, giám sát liên tục, có dự báo kịp thời để tránh sự cố đáng tiếc xảy ra. Khụng cú cấu trỳc rừ ràng. Nhiệm vụ này cơ bản là cú cấu trỳc rừ ràng vì số liệu đã có sẵn, SV chỉ cần áp dụng công thức tính các tham số đặc trưng thống kê như: trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, … như các bài toán thống kê khác để đưa ra đánh giá. Chưa phù hợp. Bao gồm các nhiệm vụ phức tạp được SV nghiên cứu trong một khoảng thời gian đủ dài. Với số liệu đã được cung cấp như trên, SV không cần quá nhiều thời gian để giải quyết vấn đề đặt ra mà có thể nhanh chóng có kết quả khi vận dụng kiến thức thống kê cơ bản. Chưa phù hợp. Tạo cơ hội cho SV kiểm tra nhiệm vụ từ nhiều góc độ khác nhau, sử dụng nhiều. Nhiệm vụ này tương tự các bài tập thống kê cơ bản nên không đòi hỏi SV tìm tòi quá nhiều kiến thức liên quan để giải quyết bài toán. Chưa phù hợp. 72 Đặc điểm của Nhiệm. vụ đích thực Nội dung của nhiệm vụ thiết kế Mức độ phù hợp nguồn lực khác nhau. Tạo cơ hội hợp tác. Trong quá trình giải quyết bài toán này, SV cần phải tìm hiểu các thông tin như:. hàm lượng khí mê tan là gì, đơn vị đo ra sao, ý nghĩa của nó thế nào … để đưa ra kết luận đánh giá theo yêu cầu. Khi đó SV bắt buộc phải tìm hiểu, trao đổi với bàn bè trong nhóm, với các chuyên gia để có thể hợp tác giải quyết vấn đề. Tạo cơ hội phản ánh. Giải quyết nhiệm vụ này, SVcó cơ hội bộc lộ các hành vi, thái độ, quyết tâm để có một đánh giá sát TT. Tích hợp và áp dụng trên các lĩnh vực chủ đề khác nhau và vượt ra ngoài các kết quả theo lĩnh vực cụ thể. Nhiệm vụ này liên quan trực tiếp tới hoạt động chuyên môn trong TT ngành KTM, ngoài kiến thức XSTK còn liên quan các lĩnh vực khác nhau trong ngành KTM như:. an toàn, kỹ thuật đo khí, quản lý chuyên môn, …. Đánh giá được tích hợp liền mạch. Giải quyết nhiệm vụ này, SV không cần quá nhiều thời gian, đánh giá quá trình không có cơ hội để tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề của SV. Chưa phù hợp. Tạo ra các sản phẩm hoàn thiện và có giá trị. Sau khi giải quyết vấn đề nhiệm vụ đặt ra, SV sẽ có một kết luận gắn với giới chuyên môn ngành KTM và được thảo luận để có kết luận phù hợp hơn. Cho phép các giải pháp cạnh tranh và sự đa dạng của kết quả. Tuy rằng có thể có những nhận định đánh giá khác nhau về hàm lượng khí mê tan từ số liệu đã cho giữa các SV nhưng kết quả đúng là duy nhất, không tạo các giải pháp có tính cạnh tranh. Chưa phù hợp. Bước 3: Như vậy trong quá trình rà soát, đối chiếu với đặc điểm của một nhiệm vụ đích thực và đặc điểm của SV năm thứ 2 trong nhiệm vụ trên thì thấy rằng cần điều chỉnh về nội dung nhiệm vụ để đảm bảo các đặc điểm của một nhiệm vụ đích thực gắn với ngành nghề KTM. Cụ thể, GV không cung cấp số liệu thống kê trước. cho SV, để SV chủ động liên hệ, điều tra về số liệu. Việc này yêu cầu SV cần đầu tư thời gian tìm hiểu các thông tin liên quan tới hàm lượng khí mê tan trong khai thác hầm lò, sử dụng linh hoạt các KN cần thiết như: giao tiếp, lập kế hoạch, tổ chức, … để có số liệu. Tiếp đó SV sử dụng các KN tổng hợp, phân tích thống kê, đưa ra nhận định để có kết luận phù hợp. Khi điều chỉnh như vậy, GV có thể giao cho SV một nhiệm vụ đảm bảo các đặc điểm của một nhiệm vụ đích thực gắn với TTNN ngành KTM như ví dụ dưới đây:. Hãy thống kê và đánh giá hàm lượng khí mê tan trong một vỉa than của công ty than Mạo Kê -TKV. Tương tự như vậy, GV dạy XSTK có thể giao các nhiệm vụ đích thực cho SV ngành KTM trong quá trình học học phần XSTK thông qua một số ví dụ sau:. Xây dựng định mức lao động cho công tác khoan nổ mìn của một gương lò đá trong quá trình khai thác than tại một mỏ hầm lò. Yờu cầu của nhiệm vụ này đũi hỏi SV phải làm rừ nhiều thụng tin về NN KTM trước khi giải quyết vấn để của bài toán: định mức lao động của công tác khoan nổ mìn là gì? được xác định bằng cách nào? dựa vào số liệu nào? chọn mỏ than nào để thực hiện? … Để làm được điều này, SV cần phải tăng cường sự hợp tác tìm kiếm thông tin, hợp tác với các chuyên gia là SV khoá trước, GV CN, thậm chí cả những kỹ sư đang công tác để được giúp đỡ. Sản phẩm kỳ vọng là bảng thống kê số liệu về lượng thời gian hao phí cho các lỗ khoan để chuẩn bị cho công tác nổ mìn và lập luận đưa ra được quy luật phân phối xác suất phù hợp để xây dựng định mức lao động cho công tác này. Nhưng để làm điều đó, SV cần xác định vị trí lấy mẫu, số lượng mẫu phù hợp và có kiến thức để lập luận, xây dựng phân phối xác suất tương ứng. Đó là một thách thức đòi hỏi SV phải cố gắng để có thể vượt qua. Hãy xây dựng mức lao động tổng hợp của công nhân khai thác lò chợ của một phân xưởng khai thác than đảm bảo độ chính xác 0,1 và độ tin cậy là 90%. Tính toán số lượng ô tô phục vụ cho một máy xúc ở một khai trường khai thác lộ thiên để đảm bảo bốc xúc và đổ thải đạt hiệu quả nhất. Hãy xác định mức sử dụng vật liệu nổ của một lò chợ trong quá trình khai thác than với độ chính xác 0,01. Đánh giá độ tin cậy của kết luận đó. Tương tự như vậy, để thiết kế các nhiệm vụ đích thực cho SV ngành KTĐC trong quá trình dạy học học phần XSTK các GV dạy Toán cần trao đổi, tham khảo các chuyên gia trong ngành KTĐC để xác định các nhiệm vụ gắn với TT ngành KTĐC có thể giải quyết bằng kiến thức XSTK như một số ví dụ sau:. Với độ tin cậy 95%, hãy cho biết cường độ kháng nén của một loại đá tại một khai trường khai thác than ở Quảng Ninh, đồng thời cho biết mức độ chính. 74 xác tương ứng của kết quả. Với độ tin cậy 95% hãy cho biết thống kê dung trọng đất của các lớp đất trong một công trình xây dựng dân dụng. Xác định tỷ trọng các thành phần hạt của lớp đất trong nền móng của một công trình xây dựng với độ tin cậy 90%. Với kiến thức của SV ngành KTĐC năm thứ 2 để giải quyết được nhiệm vụ trong các ví dụ trên đòi hỏi SV cần tổ chức nghiên cứu các từ ngữ CN như: cường độ kháng nén của vật liệu, dung trọng đất, … đồng thời nghiên cứu các kiến thức XSTK liên quan. Khi đó SV cần sử dụng KN giao tiếp, làm việc nhóm, nghiên cứu cùng sự hỗ trợ từ các chuyên gia CN để từng bước tìm hiểu kiến thức, tổ chức thực hiện. Qua đó SV hình thành và phát triển được những KN cần thiết. c) Hoạt động 3: Xây dựng khung thời gian triển khai thực hiện nhiệm vụ trong môi trường HTĐT. Đồng thời SV nhận nhiệm vụ, nhận nhóm, phân công vai trò các thành viên trong nhóm (nhóm trưởng, nhóm phó, thành viên phụ trách các mảng công việc, …). Sang tuần 3 và tuần 4, SV cần làm việc nhúm, đưa nhiệm vụ cú vẻ mơ hồ, khụng rừ ràng về cỏc nhiệm vụ nhỏ hơn có liên quan bằng cách sử dụng các tài nguyên phong phú từ internet, từ giáo trình; tham khảo hệ thống hỗ trợ như: các SV khoá trên, các cựu SV, các GV CN hay các chuyên gia đến từ các công ty có mối quan hệ với khoa, với trường. Sau đó, nhóm SV cần đưa ra kế hoạch chi tiết, có tính khả thi để triển khai giải quyết vấn đề được giao, tổng hợp thành một báo cáo. Trong thời gian này, rất cần sự hỗ trợ kiểu giàn giáo từ GV về việc hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch với các bước phù hợp để triển khai thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, các GV cần giới thiệu SV tới cỏc chuyờn gia để SV trực tiếp làm việc, hợp tỏc với chuyờn gia để làm rừ những thông tin còn mơ hồ, xây dựng kế hoạch thực hiện. Để xử lý thành công công việc ở các giai đoạn này SV cần phải sử dụng tới các KN tổ chức, phân tích, tổng hợp, làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, lập kế hoạch. Có thể ban đầu còn chệch choạc nhưng với sự định hướng, giàn giáo của GV thì các KN dần dần được hình thành và ổn định hơn. Tuần 5, SV được yêu cầu báo cáo kế hoạch đã xây dựng để đảm bảo việc SV có phương hướng thực hiện nhiệm vụ một cách phù hợp, không bị lệch đường. Giai đoạn này GV kiểm tra kế hoạch của SV, phỏng vấn SV đồng thời có thể có những góp ý để kế hoạch được hiệu quả hơn. Lúc này SV cần đến khả năng thuyết trình để trình bày, diễn tả ý tưởng trong kế hoạch một cách gắn gọn, súc tích với GV. Tuần 6 đến hết tuần 11 là thời gian nhóm SV thực hiện kế hoạch đề ra với những hoạt động gắn với TT ngành nghề trong thế giới thực. SV phải huy động toàn bộ các mối quan hệ, tiếp cận các chuyên gia, tìm hiểu thông tin, thu thập dữ liệu, mô hình hoá XSTK để giải quyết tình huống TT đặt ra. Giai đoạn này có thể sẽ là giai đoạn khó khăn nhất đối với SV khi phải xử lý tình huống, làm việc độc lập tương đối trong bối cảnh NN mà rất ít có sự hướng dẫn của GV. SV cần chủ động làm việc với các chuyên gia liên quan đến lĩnh vực NN nhiều hơn để có thể mô hình hoá XSTK về nhiệm vụ được giao nhằm có biện pháp thu thập dữ liệu, lựa chọn thuật toán phù hợp để giải quyết được vấn đề đặt ra. Tới giai đoạn này SV cần sử dụng nhiều tới KN làm việc nhóm, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, sử dụng công nghệ thông tin, giao tiếp. Giai đoạn này GV chỉ hỗ trợ SV theo kiểu giàn giáo, không trực tiếp xử lý nhiệm vụ cho SV, mà đóng vai trò là cố vấn, hướng dẫn SV kết nối với các chuyên gia nếu. cần, còn lại SV chủ động quyết định kết quả công việc của mình. Trong giai đoạn này, sự tớch cực và thỏi độ của SV sẽ được bộc lộ rừ trong cụng tỏc làm việc nhúm, tương tác giữa các thành viên trong nhóm, và tương tác với các đối tác khác, SV sẽ có đánh giá chéo lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời các chuyên gia cũng sẽ có sự nhìn nhận về sự cố gắng và tách phong làm việc của SV. Tuần 12 và 13 là thời gian các nhóm SV sẽ tổng hợp kết quả của giai đoạn trước để viết thành một sản phẩm hoàn chỉnh, xin ý kiến các chuyên gia để trau chuốt lại sản phẩm của nhóm, chuẩn bị bài thuyết trình và phân công người báo cáo. Giai đoạn này SV cần KN làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp và tiếp cận với tư duy dự báo liên quan tới lĩnh vực NN trong các ngành KTM và KTĐC, đặc biệt với những nhiệm vụ cụ thể SV ngành KTĐC có thể tiếp cận với KN phân tích địa chất ở mức độ phù hợp. Giai đoạn này GV có thể hỗ trợ SV khi cần thiết, đặc biệt là sự tham gia của các chuyên gia trong việc hoàn chỉnh một báo cáo có ý nghĩa liên quan tới nghiệp vụ chuyên môn. Tuần 14 và 15 là thời gian các nhóm SV nộp báo cáo, trong báo cáo này, ngoài kết quả chính là sản phẩm của nhóm thì một nội dung quan trọng nữa chính là kết quả tự đánh giá của các thành viên trong nhóm về quá trình hợp tác hoàn thành nhiệm vụ, nội dung này là một trong những căn cứ để GV đưa ra kết quả đánh giá cuối cùng cho từng SV; trình bày sản phẩm của nhóm trước cả lớp và có thể có sự tham gia của các chuyên gia, đồng thời các nhóm có những đánh giá lẫn nhau. Trong giai đoạn này SV cần sử dụng các KN thuyết trình, phản biện, sử dụng công nghệ thông tin trong một số trường hợp. Vậy với khung triển khai thực hiện một nhiệm vụ đích thực phù hợp với NN của ngành KTM, KTĐC được triển khai như phân tích ở trên sẽ giúp SV dần hình thành được các KN: tổ chức, xây dựng kế hoạch, làm việc nhóm, giao tiếp, giải quyết vấn đề, thuyết trình, phân tích, tổng hợp, sử dụng công nghệ thông tin vào NN, .. Chẳng hạn ở Ví dụ 4 với nội dung: Hãy thống kê và đánh giá hàm lượng khí mê tan trong một vỉa than của công ty than Mạo Kê -TKV, nhóm SV cần làm việc nhóm, với sự hỗ trợ giàn giáo từ GV và các chuyên gia SV tìm hiểu về những vấn đề liên quan tới vấn đền khí mê tan trong khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác than hầm lò như: tính chất, mức độ nguy hiểm, cách đo khí, đơn vị quản lý công tác đo và xử lý số liệu đo khí, ngưỡng an toàn về khí mê tan trong khai thác, … Sau đó lựa chọn công ty đang thực hiện sản xuất than hầm lò trong tập đoàn than khoáng sản Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ, giả sử là Công ty than Mạo Khê TKV, liên hệ với công ty lựa chọn vỉa khai thác và thu thập số liệu về số liệu đo khí, vì số liệu đo khí là tháng gần nhất nên SV cần đầu tư thời gian phối hợp với cán bộ kỹ thuật để có được số liệu theo thời gian thực mà phòng kỹ thuật cập nhật, ví dụ khảo sát độ thoát. Số liệu này của SV sẽ được các chuyên gia đánh giá độ trung thực dựa trên số liệu báo cáo hàng tháng của Công ty với Trung tâm An toàn mỏ TKV, số liệu này cũng sẽ được cung cấp cho GV để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của SV trong khi SV thuyết trình kết quả thực hiện nhiệm vụ, xem bảng sau:. Kết quả hàm lượng khí mê tan của Trạm quan trắc tập trung Công ty than Mạo Khê-TKV được cung cấp bởi Trung tâm An toàn mỏ-TKV. Khi đó nếu SV lựa chọn vỉa khai thác nào của Công ty than Mạo Khê thì số liệu quan trắc đều có trong bảng đối sánh để có thể đánh giá kết quả nhiệm vụ SV thực hiện. Để đánh giá mức độ ổn định của độ thoát khí mê tan ở vỉa này, SV cần hiểu vai trò của phương sai và độ lệch chuẩn và dùng các chỉ số này để đánh gía tính chất độ thoát khí mê tan của vỉa này. Với phân tích trong các hoạt động như trên, chúng tôi thấy rằng các hoạt động này tương tác với nhau cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của một môi trường HTĐT như đã đề cập ở Chương 1. Hoạt động 1 tạo cơ hội để đảm bảo cung cấp một bối cảnh đích thực phản ánh kiến thức XSTK được sử dụng trong TT ngành KTM, KTĐC, tạo cơ hội hợp tác, tiếp cận được quan điểm của chuyên gia. Hoạt động 2 tạo ra một nhiệm vụ đích thực, tạo cơ hội cho SV nghiên cứu, triển khai các hoạt động giải quyết trong một thời gian dài. Hoạt động 3 với một khung thiết kế để các hoạt động đích thực được diễn ra trong bối cảnh TTNN đảm bảo các đặc điểm khác của môi trường HTĐT được thực hiện đó là: Cung cấp một bối cảnh đích thực phản ánh cách kiến thức sẽ được sử dụng trong NN KTM, KTĐC; Tiếp cận các hoạt động của chuyên gia và các quy trình mô hình hoá; Nhiều vai trò và quan điểm; Hợp tác xây dựng kiến thức; Sự phản ánh; Phát biểu; Huấn luyện và Giàn giáo; Đánh giá được tích hợp liền mạch với quá trình thực hiện nhiệm vụ. Biện pháp 2: Thiết kế các bài tập và nhiệm vụ XSTK gắn với CĐR của SV ngành KTM, KTĐC. Cơ sở khoa học của biện pháp. Căn cứ vào mục tiêu đào tạo SV ngành KTM, KTĐC và mục tiêu của học phần XSTK trong chương trình đào tạo ngành KTM, KTĐC. Trong CĐR ngành KTM tại ĐHCNQN yêu cầu SV “vận dụng kiến thức TH,… để tiếp thu kiến thức GD chuyên nghiệp và học tập nâng cao trình độ”. CĐR ngành KTĐC trong trường ĐHMĐC yêu cầu SV “áp dụng kiến thức cơ sở toán, …, tính toán và mô phỏng các quá trình thuộc lĩnh vực KTĐC”. Chương trình chi tiết học phần XSTK trong chương trình đào tạo các ngành tại ĐHCNQN yêu cầu SV: Giải thành thạo bài toán tính xác suất của một biến cố, lập bảng phân phối xác suất, tính toán thành thạo các tham số đặc trưng, qua đó áp dụng vào các bài toán thực tế cụ thể; Tính toán được các thống kê đặc trưng của mẫu ; Biết cách giải quyết các bài toán cơ bản của thống kê và vận dụng vào để học các môn CN. Căn cứ vào vai trò của XSTK trong TT ngành KTM, KTĐC. Căn cứ vào kết quả khảo sát về thực trạng dạy và học theo hướng gắn với TTNN của SV ngành KTM, KTĐC. Căn cứ các định hướng xây dựng biện pháp ở mục 2.1. Từ những căn cứ trên, theo chúng tôi để hình thành và phát triển KNNN cho SV ngành KTM, KTĐC thông qua dạy học XSTK gắn với TTNN thì cần cho SV tiếp cận với các bài toán có liên quan tới yếu tố NN đảm bảo yêu cầu trang bị kiến thức của học phần XSTK theo CĐR của ngành học. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp. a) Mục đớch: Trang bị cho SV những kiến thức cốt lừi về XSTK. Biện phỏp giúp dạy học XSTK bám sát với TTNN của ngành học, đáp ứng yêu cầu về CĐR và các KN cần đạt về kiến thức môn XSTK. b) Ý nghĩa của biện pháp: Qua việc cung cấp cho SV vốn tri thức cơ bản về XSTK theo định hướng gắn với NN giúp SV làm quen với kiến thức NN, SV thấy được ý nghĩa của việc học XSTK, từ đó sáng tạo hứng thú hơn trong học tập, kích thích tính chủ động, tự giác của SV.

    Sơ đồ 2.1. Các bước thiết kế một nhiệm vụ đích thực  trong dạy học XSTK cho SV ngành KTM, KTĐC
    Sơ đồ 2.1. Các bước thiết kế một nhiệm vụ đích thực trong dạy học XSTK cho SV ngành KTM, KTĐC

    TỶ LỆ TAI NẠN LAO ĐỘNG (%)

    THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

      - Thụng qua theo dừi kờnh zalo hoạt động nhúm cho thấy thỏi độ làm việc của SV nghiêm túc hơn, trách nhiệm hơn, các SV tích cực trao đổi hơn, phân công nhiệm vụ hoạt động nhóm khoa học hơn để đưa ra biện pháp giải quyết nhiệm vụ, đặc biệt trong TNSP vòng này SV tỏ ra rất hứng thú với các hoạt động diễn ra bên ngoài lớp học, sự chủ động và ý thức trách nhiệm cũng được đẩy lên cao hơn qua sự phản ánh của chuyên gia hỗ trợ. - Ý kiến phản hồi của các SV: Do cũng đã nắm được thông tin về hoạt động TNSP từ các SV tham gia TNSP vòng 1 nên ở vòng này SV phản hồi là cảm thấy rất tự tin khi tham gia chương trình, qua cách học này SV có hứng thú hơn với học phần XSTK do được tiếp cận với cỏc tỡnh huống TTNN, SV hiểu rừ hơn về đặc điểm NN cũng như công việc thực tế sau đào tạo.

      Bảng 3.2. Biểu điểm đánh giá nhóm SV thực hiện nhiệm vụ trong TNSP
      Bảng 3.2. Biểu điểm đánh giá nhóm SV thực hiện nhiệm vụ trong TNSP