Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2028

MỤC LỤC

Đặc điểm và hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài a. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Hợp đồng “xây dựng – chuyển giao – kinh doanh” (BTO): là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam, chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. - Hợp đồng “xây dựng – chuyển giao” (BT): là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam, chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

Những chính sách thu hút FDI tại TP. Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện thêm các giải pháp nhằm khuyến khích đầu tư như sau: vừa kêu gọi vốn đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng, vừa phải đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng mà lâu nay đã gây trở ngại đầu tư trực tiếp nước ngoài cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Về chính sách ưu đãi thuế, sẽ có báo cáo kiến nghị Chính phủ cho phép vận dụng mức thuế ưu đãi cao nhất (thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án) đối với dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao vào lĩnh vực nghiên cứu-phát triển và ươm tạo doanh nghiệp. Ngoài các biện pháp tác động trực tiếp vào môi trường đầu tư, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh cũng đã rất chú trọng đến việc phát triển các công cụ trợ giúp hữu dụng cho các nhà đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ khi đầu tư vào địa bàn của mình.

Thực trạng thu hút FDI tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2018-2022

Hơn nữa, công nghệ của các nước này thường ở mức độ trung bình của thế giới, khi chuyển giao đầu tư vào TPHCM, chỉ có thể chuyển giao những công nghệ trung bình hoặc thậm chí là những công nghệ đã lạc hậu.Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận và không đổi mới được công nghệ, thậm chí một số dự án còn gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Việc thu hút FDI vào các ngành trên địa bàn Thành phố thời gian qua đã tạo ra động lực phát triển mới, làm thay đổi cơ cấu kinh tế của TP.HCM theo hướng ngày càng thu hút lao động vào những ngành nghề sử dụng lao động có tay nghề cao, sử dụng nhiều chất xám hơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững cho kinh tế Thành phố. Trong thời gian tới TP.HCM cần tập trung đẩy mạnh thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao, đảm bảo xanh và sạch, các khu công nghiệp kỹ thuật cao, các trung tâm phần mềm, các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin – viễn thông và một số lĩnh vực khác như: tài chính, ngân hàng, bất động sản, chế biến tinh lương thực, thực phẩm.

Bảng 2.1. Số lượng dự án và tổng vốn FDI vào thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2022
Bảng 2.1. Số lượng dự án và tổng vốn FDI vào thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2022

Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2022

Những nguyên nhân của hạn chế

Chẳng hạn, việc xử lý cán cân thanh toán đảm bảo ngoại tệ cho các doanh nghiệp FDI thu hồi vốn là chuyển lợi nhuận ra ngoài là vấn đề các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hàng đầu, nhưng chính sách Nhà nước giải quyết là chưa thoả đáng. Từ ngày Chính phủ ban hành Luật đầu tư nước ngoài công tác xúc tiến đầu tư đã triển khai liên tục nhưng hiệu quả còn thấp, nhiều đoàn tổ chức đi nước ngoài vận động đầu tư nhưng không có kết quả, tuy đã có định hướng đầu tư nước ngoài nhưng quy hoạch dài hạn, cụ thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn chậm, kinh phí để tổ chức mạng lưới đại diện và tổ chức vận động đầu tư quốc tế còn hạn chế. Chính quyền địa phương thụ động trong việc cung cấp thông tin chính sách, trong khi các văn bản pháp luật điều chỉnh về môi trường rất phức tạp, chồng chéo và thay đổi quá nhanh, gây tốn kém chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2023-2028

Định hướng thu hút vốn FDI vào thành phố Hồ Chí Minh 2023-2028

Theo đó, nền kinh tế sẽ tăng trưởng dựa vào năng suất lao động cao, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại, xác định đổi mới sáng tạo là động lực mới và là điểm tựa để đột phá… Điều này cũng là yêu cầu khách quan cần điều chỉnh chính sách về về thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài cho phù hợp giai đoạn phát triển mới của đất nước. Để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, không chỉ rất cần đến sự tham gia sâu rộng hơn của khu vực FDI mà mong muốn sự cải thiện về chất lượng hoạt động FDI trong nền kinh tế. Nhận thức rừ vấn đề này, trờn cơ sơ phõn tớch FDI thế giới và quỏn triệt quan điểm, định hướng FDI chung của cả nước, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội toàn thành phố, thành phố Hồ Chí Minh đã quán triệt định hướng mới trong thu hút FDI như sau: Định hướng thu hút FDI của Thành phố phải phục vụ mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, từ dựa vào chủ yếu tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và lao động sang dựa vào hiệu quả, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh.

Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2028

Thời gian tới, cùng với việc duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống, hoạt động xúc tiến đầu tư của Thành phố nên tập trung vào các đối tác trọng điểm của các quốc gia như các nước thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và đặc biệt là các công ty đa quốc gia và các tập đoàn kinh doanh quốc tế lớn trên thế giới nhằm thu hút được những nhà đầu tư thật sự có tiềm lực kinh tế, có kỹ thuật - công nghệ tiên tiến và kỹ năng quản lý cao. HCM đã phải gánh chịu những thiệt hại nhất định bởi những tác động tiêu cực của FDI đến môi trường của Thành phố như: Vấn đề xử lý chất thải của các doanh nghiệp FDI chưa được chú trọng, hầu hết các doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn; các chương trình giám sát xử phạt của các cơ quan chức năng vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện, còn mang tính hình thức, chưa đủ sức răn đe để buộc các doanh nghiệp FDI phải có trách nhiệm hơn với môi trường. Để hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thu hút FDI, Thành phố cần hoàn thiện cơ chế, chính sách về mô trường, chỉ đạo các sở, ban, ngành chuyên môn liên quan đến FDI tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về bảo vệ môi trường để sửa đổi, bổ sung (hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung) các nội dung khụng đồng bộ, chưa rừ ràng, thiếu nhất quỏn; nghiờn cứu, ban hành cỏc chớnh sỏch ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, môi trường đô thị), các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao và thân thiện với môi trường; kiên quyết không cấp phép cho những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, các dự án sử dụng quá nhiều năng lượng.

Những kiến nghị đối với Nhà nước nhằm thu hút vốn FDI trên địa bàn Tp. HCM

- Thành phố cần chủ động lập danh mục các ngành nghề, lĩnh vực để công bố rộng rãi chủ trương mời gọi FDI, không mời gọi đầu tư các ngành, lĩnh vực có ảnh hưởng xấu đến môi trường; hướng thu hút FDI vào các KCX, KCN tập trung có cơ sở hạ tầng tốt có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Để có sự ổn định về xã hội, Nhà nước cần quan tâm thực hiện tốt các mục tiêu và chính sách xã hội, cụ thể như: đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho những người nghèo, thu nhập thấp, hỗ trợ kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng cho những vùng còn kém phát triển để tạo điều kiện thu hút FDI vào những vùng này, đồng thời thông qua việc thu hút FDI để góp phần thực hiện tốt các mục tiêu và chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Một khi luật pháp Việt Nam không đủ, không chặt chẽ, không nghiêm minh thì không ai dám vào đầu tư, hoặc sẽ gây rối loạn trong các tranh chấp kinh tế, thương mại mà không có căn cứ chuẩn mực để xem xét, giải quyết nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng, công bằng, minh bạch của các bên bao gồm: Nhà nước - Chủ đầu tư - Người lao động.