Vai trò của việc tuân thủ quy định đạo đức trong hoạt động tác nghiệp của nhà báo

MỤC LỤC

KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ 1. Khái niệm về “Đạo đức”

Khái niệm về “Đạo đức nghề nghiệp”

Đạo đức nghề nghiệp xuất hiện để là tên gọi khoa học về cách sử dụng nghề nghiệp của con người (Déon: bổn phận cần phải làm, logos: học thuyết - Déontologic được nhà triết học Anh Bentam sử dụng có ý nghĩa là nghĩa vụ luận, đạo đức nghề nghiệp). Theo “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí ở Việt Nam hiện nay”, do PGS, TS Trần Hải Minh – PGS, TS Phạm Hương Trà chủ biên, NXB Lý luận chính trị - xuất bản năm 2019 thì “Đạo đức nghề nghiệp là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực của đạo đức xã hội, của bản thân nghề nghiệp đó nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi ứng xử những mối quan hệ của họ trong hoạt động của mình” [4, tr.13] Như vậy, đạo đức nghề nghiệp là những yêu cầu đạo đức đặc biệt, có liên quan đến việc tiến hành một hoạt động nghề nghiệp nào đó; Là tổng hợp của các quy tắc, các nguyên tắc chuẩn mực của một lĩnh vực nghề nghiệp trong đời sống, nhờ đó mà mọi thành viên của lĩnh vực nghề nghiệp đó tự.

Khái niệm về “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo”

Cũng giống như đạo đức, bên cạnh những chuẩn mực đạo đức nghề báo chung cho tất cả nhà báo ở tất cả các quốc gia thì còn có những chuẩn mực đạo đức nghề báo riêng của từng quốc gia, từng cơ quan báo chí phụ thuộc vào từng thời kỳ phát triển lịch sử của từng quốc gia, cơ quan báo chí đó. Tác giả Phạm Thành Hưng, trong cuốn “Thuật ngữ Báo chí – Truyền thông”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng: “Đạo đức báo chí là khái niệm chỉ tư cách, lương tâm nghề nghiệp trong hoạt động báo chí, biểu hiện qua hành vi, nguyên tắc ứng xử của người làm báo” [6, tr.75].

KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG TÁC NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO VÀ THỰC TRẠNG VI PHẠM QUY ĐỊNH ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ

    Tóm lại, có thể nói quy tắc đạo đức hành nghề báo chí bao gồm toàn bộ các tiêu chuẩn nghề nghiệp giám sát lương tâm nghề nghiệp của một thông tin viên (nhà báo). Các tiêu chuẩn này dựa trên hai nguyên tắc căn bản: trách nhiệm xã hội và sự thật thông tin. Mặt khác, quy tắc đạo đức nghề còn góp phần giúp nhà báo tránh được các ý đồ lũng đoạn thông tin, tun chuyền, đánh bóng hay bóp méo thông tin. 10 quy định đạo đức người làm báo có nội dung như sau:. Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản quyền và các quy định của pháp luật. Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy,quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác. Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi. Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác. Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật. Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại. Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làm báo. Khái niệm vi phạm quy định đạo đức báo chí. Lạm quyền, sự tùy tiện và vô trách nhiệm trong cung cấp thông tin và đưa tin. Đáng chú ý, các sai phạm chủ yếu là thông tin sai sự thật. Đây mới chỉ là một số sự việc tiêu biểu cho tình trạng đăng tải thông tin sai sự thật trên báo chí. Ngoài ra còn phải kể đến hiện tượng một số báo, trang tin điện tử đăng thông tin giật gân, câu khách, không đúng sự thật qua cách rút tít theo lối “treo đầu dê bán thịt chó” hoặc mô tả những vấn đề nhạy cảm quá chi tiết mà không tính đến hậu quả và sự vô cảm, nhẫn tâm.. Thậm chí, một số bài báo còn cố tình đăng tải thông tin mê tín dị đoan, lẫn lộn hư thực gây hoang mang cho người đọc, tạo hiệu ứng không tốt trong dư luận xã hội. Lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi hoạt động báo chí, như một số nhà báo cố tình vi phạm tính chân thực, khách quan để thực hiện hành vi trục lợi. Trên thực tế, không ít nhà báo lợi dụng quyền hạn để làm những việc trái pháp luật. Đó là những hành vi lợi dụng danh nhà báo để tống tiền các doanh nghiệp, đe dọa các cá nhân có vị trí công tác có những việc làm không minh bạch, hay có hành vi lừa đảo người dân và các tổ chức…. hoặc viết bài tâng bốc, quảng cáo không đúng sự thật… gây dư luận không tốt, bị kẻ xấu lợi dụng để xuyên tạc, thậm chí có những nhà báo phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc lợi dụng nhà báo hoặc giả danh làm nhà báo để trục lợi không phải là hiếm, hầu như năm nào cũng có một vài vụ. Báo chí thông tin sai sự thật quá nhiều, thậm chí bịa đặt, suy diễn, gây bức xúc xã hội. Hiện tượng này đã được phê phán, nhắc nhở, nhưng hiệu lực không cao, những sai phạm vẫn tiếp diễn. Sự xói mòn của đạo đức nghề nghiệp báo chí và suy thoái của người làm báo đi liền với quá trình thương mại hóa, đã, đang diễn ra. Áp lực lợi nhuận kinh doanh, thời gian hoàn thành công việc đặt một bộ phận không nhỏ vào tình thế sẵn sàng vi phạm các nguyên tắc đạo đức để kịp thời tạo ra những ấn phẩm truyền thông có thể tiêu thụ nhanh với giá rẻ. Hệ quả tất yếu của quá trình này là sự xuất hiện tràn lan các thông tin mang nặng tính giải trí, nội dung nghèo nàn, “câu khách” mà lỗi phổ biến là lấy thông tin từ mạng xã hội nhưng không kiểm chứng. Trong thời đại truyền thông kỹ thuật số, phương tiện để lan truyền những thông tin sai lệch rất nhanh, mạnh mẽ, gây tác động tiêu cực đến tâm lý xã hội, làm cho người dân tiếp. cận thông tin không chuẩn mực, bị phân tâm, hoang mang hay hiểu sai về chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điều đáng lưu tâm là có một số nhà báo đương chức hay có chức vụ trong một số tờ báo, tạp chí nhưng đã nghỉ hưu đã suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nên có những bài viết, cuốn sách xuyên tạc lịch sử, nói xấu lãnh tụ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng… Những vi phạm trong hoạt động báo chí của các cơ quan quản lý và của các phóng viên đã để lại nhiều hậu quả đối với sự phát triển của xã hội trên các lĩnh vực, thiệt hại về kinh tế, niềm tin đối với người tiêu dùng, ảnh hưởng đến văn hóa, đạo đức…. Thực tế cho thấy, sai phạm của một cá nhân người làm báo đều liên đới đến cơ quan báo chí mà trực tiếp là những người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành tờ báo đó. Khi xử lý một sai phạm trên báo chí, người chịu trách nhiệm trực tiếp, đầu tiên trước pháp luật, trước xã hội là người đứng đầu, quản lý đơn vị báo chí; sau đó là những người liên quan, người trực tiếp gây ra sai phạm. Vì vậy, xây dựng đạo đức nghề nghiệp báo chí và phòng, chống, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hoạt động báo chí là xây dựng đạo đức, cách hành nghề trong cả dây chuyền hoạt động báo chí để đảm bảo từ khâu đầu đến khâu cuối luôn đúng tôn chỉ, mục đích. Nếu lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí nêu cao trách nhiệm trong tổ chức, quản lý để bảo đảm tờ báo, trang tin hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và chịu trách nhiệm trước sai phạm, thì mỗi người làm bỏo cũng cần xỏc định rừ trỏch nhiệm của mỡnh. Hiệu quả của cụng việc và uy tín của mỗi người làm báo luôn luôn phụ thuộc vào sự kết hợp hài hòa giữa trình độ nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, sự say mê nghề nghiệp và khả năng thâm nhập cuộc sống. Thiết nghĩ rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự vào cuộc của hệ thống chính trị và sự đóng góp của các hiệp hội ngành nghề, đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng sẽ luôn được quan tâm, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và xây dựng nền báo chí cách mạng theo đúng tôn chỉ, mục đích đã đề ra. Thực trạng vi phạm quy định đạo đức báo chí hiện nay 6.1. Báo chí có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Do đó, đạo đức nghề nghiệp báo chí cũng cần được đề cao và được khẳng định là một trong những phẩm chất có tính chất nền tảng của hoạt động báo chí. Thậm chí trong nhiều trường hợp, đạo đức nghề. nghiệp còn được nhấn mạnh hơn nghiệp vụ báo chí. Bởi người làm báo có thể học tập, rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm về nghiệp vụ, nhưng đạo đức nghề nghiệp là yếu tố thuộc giá trị của con người, mà nổi lên là tinh thần trách nhiệm, thái độ trung thực, khách quan, nghiêm túc đối với mọi thông tin và trong công việc. Vì thế, để phát triển lành mạnh, tạo dựng uy tín trong xã hội và bạn đọc, mọi nền báo chí luôn coi trọng, đề cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Trong quá trình phát triển, báo chí Việt Nam đã góp phần vào sự phát triển đất nước và đời sống xã hội. Báo chí trung thành tuyệt đối với hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và lợi ích của nhân dân, dân tộc. Báo chí đã thực sự là cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền và tiếng nói của nhân dân. Qua báo chí nhiều tấm gương tốt được biểu dương, nhiều vụ việc tiêu cực được phơi bày, nhiều vấn đề bức xúc được cơ qua chức năng tiếp nhận và giải quyết. Đồng thời, báo chí đã tuyên truyền, quảng bá, giải thích, vận động, cổ vũ và biểu dương những cá nhân và tổ chức thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại những quan điểm, hành động sai trái, tiêu cực hoặc chống đối Đảng và hệ thống chính trị. Bên cạnh những thành tựu, ưu điểm, hoạt động báo chí vẫn còn một số hạn chế, sai phạm với biểu hiện, hình thức khác nhau. Đó là các biểu hiện sau:. 1) Thông tin sai sự thật hoặc thông tin méo mó (sai một phần);. 2) Không quan tâm đến hậu quả của thông tin;. 4) Đưa thông tin không khách quan vì mục đích vụ lợi hay vì năng lực chuyên môn kém;. 6) Khủng hoảng đạo đức báo chí. Đồng chí Nguyễn Bắc Son- Ủy viên Trung Ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát biểu rằng: “ Không ít tờ báo sa vào khuy hướng “ thương mại hóa”, chạy theo thị hiếu tầm thường, thấp kém của một bộ phận công chúng, nặng thông tin những mặt tiêu cực, yếu kém, khuyết điểm, nhẹ biểu dương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến..Một số tờ báo, nhà báo sa vào khuynh hướng moi móc chuyện vụn vặt, chuyện tầm phào vô bổ, xoi mói đời tư các nhân vật nổi tiếng..” (Trích ý kiến tại hội thảo.

    VAI TRề CỦA VIỆC TUÂN THỦ QUY ĐỊNH ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG TÁC NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO

    Nói ngắn gọn bao gồm những nguyên tắc như: Tự do và trách nhiệm (báo chí hoàn toàn có quyền tự do ngôn luận nhưng luôn phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm nặng nề và không làm ảnh hưởng đến lợi ích chung); Chính xác và công bằng (việc đưa tin phải chính xác và công bằng, không nên bị ảnh hưởng bởi thành kiến hay sự quy kết của cá. nhân nhà báo); Độc lập và khoan dung (các cơ quan báo chí phải bác bỏ sự can thiệp từ bên ngoài và quyết tâm duy trì tinh thần cảnh giác trước bất kỳ ai muốn sử dụng tờ báo vào mục đích riêng, mặt khác, họ nên cho đăng những ý kiến khác biệt với lập trường của mình, miễn là ý kiến đó chính xác, công bằng, có tinh thần trách nhiệm); Tôn trọng nhân quyền (báo chí nên nhận lỗi và sửa lỗi nhanh chóng, trong trường hợp một cá nhân hay tổ chức bị vu khống thì nên thực hiện ngay các bước để sửa chữa sai lầm, bao gồm đưa ra cơ hội cho họ hồi âm); Đúng đắn và điều độ (các cơ quan báo chí nên cố gắng duy trì sự đúng đắn trong việc biên tập và quảng cáo, trong việc phát hành thì nên duy trì sự điều độ và minh bạch). Trong ngành nghề nào, nếu không có đạo đức nghề nghiệp, không tuân thủ những chuẩn mực đạo đức riêng của từng ngành nghề, con người sẽ không thể yêu nghề, gắn bó với nghề, sống hết mình với nghề và cũng không có tinh thần rèn luyện, phấn đấu để nâng cao tay nghề,… Sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế đang làm cho đạo đức xã hội trong đó có đạo đức nghề nghiệp xuống cấp nghiêm trọng gây bức xúc trong xã hội.

    TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHÔNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ VÀ CÁC GIẢI PHÁP

    Về việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý báo chí, một số trường hợp cơ quan chủ quản bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo không đúng quy định, hoặc người đứng đầu cơ quan báo chí mất uy tín nhưng vẫn không có phương án thay thế, khiến nội bộ cơ quan báo chí mất đoàn kết kéo dài; chưa quan tâm đúng mức tới công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trách nhiệm chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí thuộc quyền. Hiệu ứng đám đông chỉ trở thành sức mạnh chính nghĩa thật sự của báo chí khi nhà báo có tâm và đủ hiểu biết để phân biệt đúng - sai, tốt - xấu, dở - hay (căn cứ quy định pháp luật và các giá. trị đạo đức, các chuẩn mực xã hội) trong chọn lựa đề tài, góc tiếp cận; trong thái độ khách quan và trách nhiệm xã hội khi phản ánh hiện thực, trong việc nhân danh lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia, dân tộc để khơi nguồn thông tin và định hướng dư luận.