Đề xuất sản phẩm du lịch văn hóa ẩm thực để phát triển du lịch tại tỉnh Kiên Giang

MỤC LỤC

ĐỀ XUẤT MỘT SẢN PHẨM DU LỊCH Cể THỂ PHÁT TRIỂN MẠNH TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI TẠI TỈNH KIÊN GIANG

Song song đó, nhu cầu về mặt vui chơi, giải trí của con người cũng trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn rất nhiều và du lịch chính là một trong những nhu cầu phổ biến nhất. Và để cho ngành du lịch của Việt Nam có thể phát triển một cách lâu dài hơn, ổn định hơn, đặc biệt nhất là đáp ứng được tất cả những nhu cầu khác nhau của từng đối tượng du khách, chúng ta phải đem đến cho họ một làn gió mới, một trãi nghiệm mới để tạo nên bước đột phá để có thể phát triển được ngành du lịch chung và nhất là phát triển được du lịch tỉnh Kiên Giang bằng cách đề xuất một sản phẩm du lịch mang tính mới lạ hơn. Hiểu một cách ngắn gọn sản phẩm du lịch là sản phẩm đáp ứng hoặc thoả mãn nhu cầu giải trí, thư giãn hoặc kinh doanh của họ tại những nơi không phải là nơi cư trú của họ được gọi là sản phẩm du lịch.

Hơn nữa, sản phẩm du lịch cũng có thể là một vật phẩm vô hình, chẳng hạn, các dịch vụ mà hãng hàng không cung cấp hoặc danh lam thắng cảnh tại một khu nghỉ mát trên đồi. Từ khái niệm trên ta có thể thấy những món ăn, cách phục vụ, các lễ hội hay nền văn hóa ẩm thực tại Kiên Giang chính là sản phẩm du lịch và chính xác. Vậy để phát triển du lịch trong thời gian tới, sản phẩm du lịch mà nhóm em đề xuất phát triển đó là “du lịch khám phá ẩm thực” – Vậy thế nào là du lịch khám phá ẩm thực?.

Vốn dĩ trãi nghiệm ẩm thục đã là một phần của du lịch nhằm giúp cho khách du lịch hiểu được rừ hơn về ẩm thực, về văn húa của địa phương đú. Nhưng riờng đối với loại hình nhóm chúng em đã đề ra sẽ mang đến một trãi nghiệm riêng biệt hơn bao giờ hết, nhằm đề cao nền ẩm thực đặc trưng của tỉnh Kiên Giang và quảng bá rộn rg rãi hơn đến với nhiều nơi hơn cả trong nước và quốc tế. Du lịch ẩm thực theo hình thức hòa nhập cùng với người dân địa phương: Ở loại hình này, đối tượng hướng đến sẽ là những khách du lịch thuộc độ tuổi từ 30 trở lên, những người có gia đình, trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.

Trong chuyến du lịch này, sẽ đẩy mạnh tham quan những khu làng nghề truyền thống liên quan đến ẩm thực (làng nghề làm nước mắm, làng nghề làm bánh tráng Thạnh Hưng, làng nghề làm bánh phồng Vĩnh Phước, làng nghề làm tôm khô, làng nghề làm bánh mứt ở huyện Châu Thành..) du khách sẽ được hóa thân thành những người dân địa phương thực thụ, được tự mình trãi nghiệm việc làm ra từng chiếc bánh tráng dẻo dai hay những con tôm khô thơm lừng, ngọt thịt. Ngoại trừ những hòn đảo đã được đưa vào phát triển du lịch mang tính hiện đại như Phú Quốc thì những hòn đảo hoang sơ khác chính là nguồn tài nguyên dồi dào cho loại hình du lịch này phát triển, như: Hòn Sơn, hòn Tre, hòn Nghệ, hòn Heo. Do mang tính chất khám phá nên khi đến với những hòn đảo này du khách sẽ được đồng hành cùng người dân trên đảo trở nên những người ngư dân, tự mình ngao du trên con thuyên hay cũn có thể đắm mình vào dòng nước biển xanh biết để đánh bắt hải sản, sau đó lại theo sự hướng dẫn của người dân trên đảo mà chế biến thành những thức ngon đặc trưng nơi xứ biển, cắm trại lều qua đêm hoặc ở nhờ nhà của nhũng ngư dân, cùng ăn uống, trod chuyện lại nấu ăn để học hỏi được nhiều điều hay ho và mới lạ, không chỉ nâng cao về kiến thức mà còn tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân.

Dù rằng cả hai loại hình trên đều nhắm đến việc hòa nhập với người dân bản địa, để du khách không chỉ đến rồi lại đi như một du khách, chỉ nhớ về hương gió biển, nhớ về cảnh hay chỉ là những cái tên món ăn. Mà quan trọng hơn hết là để du khách có thêm nhiều sự hiểu biết về con người nơi đây, họ dễ mến làm sao, thân thiện thế nào, bên cạnh đó còn có thể nấu ra được nhưng món ăn ngon từ chính bản thân mình, để xái mà họ nhớ không chỉ là tên món ăn, không chỉ là hương vị chỉ lưu giữa ở đầu lưỡi rồi lại quên đi mà sẽ nhớ được cả quá trình nấu được món ăn đó phải công phu làm sao, khó nhọc thế nào để rồi họ trân trọng món ăn ấy hơn, họ sẽ biết được cái nét đẹp về cuộc sống , lịch sử, vă hóa,. Vận dụng các món ăn đặc sắc, thơm ngon và bổ dưỡng đã làm nên tên tuổi của Kiên Giang và sự kết hợp về nhu cầu của du khách, nhu cầu về nghỉ dưỡng đã khônng còn mới lạ và đã dần trở nên mất đi sức hút đối với những người yêu thích trãi nghiệm thì sản phẩm du lịch có sự kết hợp của văn hóa ẩm thực và hòa nhập cuộc sống vào người dân bản địa này sẽ có sự phát triển vượt bậc trong tương lai và qua đó cũng phần nào quảng bá được ẩm thực của người dân nơi đây đến với bạn bè các tỉnh khác nói riêng và thế giới nói chung.