MỤC LỤC
Trải qua được hơn 8 năm hoạt động Chi nhánh đã khẳng định được thương hiệu và giá trị cốt lừi của mỡnh, đú là tinh thần mà mỗi thành viờn luụn coi trọng và phỏt huy bao gồm 6 giá trị cơ bản: “ Hợp tác, tin cậy, chăm sóc khách hàng, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiệu quả”. Tuy nhiên, khu vực Hoàng Quốc Việt tập trung nhiều ngân hàng như Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EXIMBANK), Ngân hàng Ngoại thương việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)… điều đó tạo ra nhiều thách thức cho Chi nhánh.
Với sự tăng trưởng trong tình hình huy động vốn của ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được. Xét theo kì hạn: Qua các năm, cơ cấu giữa cho vay ngắn hạn – trung hạn – dài hạn vẫn không thay đổi đáng kể trong đó lượng dư nợ của toàn chi nhánh tập trung ở nợ ngắn hạn với khoảng 60% - 70% , tiếp theo là nợ trung hạn.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động bảo lãnh các năm 2009,2010,2011) Đối với doanh nghiệp xây dựng hai loại bảo lãnh chiếm tỷ trọng nhiều nhất là bảo lãnh tạm ứng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, trong khi đó bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng lại chiếm một tỷ lệ khá nhỏ. Đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng thì hồ sơ bao gồm có đơn đề nghị cấp bảo lãnh, hợp đồng thương mại, và hồ sơ pháp lý bao gồm giấy phép đăng kí kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân), điều lệ doanh nghiệp. Còn riêng bảo lãnh dự thầu ngoài hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp thì có thư mời thầu thay vì hợp đồng thương mại. Với bảo lãnh bảo hành phía doanh nghiệp xây dựng phải cung cấp cho ngân hàng văn bản thỏa thuận về chất lượng của công trình. So sánh về rủi ro giữa bảo lãnh và cho vay. Cả hai con số đều không lớn chứng tỏ chất lượng dịch vụ bảo lãnh và cho vay của ngân hàng đều khả quan nhưng có thể nhận thấy là rủi ro của dịch vụ bảo lãnh thấp hơn cho vay. Bằng chứng là tỷ lệ số dư bảo lãnh mà ngân hàng phải thanh toán cho bên nhận bảo lãnh thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Đánh giá chung về tình hình thực hiện hoạt động bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây dựng tại chi nhánh Hoàng Quốc Việt. Những kết quả đạt được. Trong thời gian qua với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên chi nhánh nói chung và các chuyên viên trực tiếp tham gia vào việc thực hiện nghiệp vụ nói riêng, hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh đã có những kết quả rất khả quan. Thứ nhất: Doanh số bảo lãnh qua các năm đều tăng và có tỷ lệ tăng trưởng rất cao. Có thể thấy do hoạt động bảo lãnh của chi nhánh phát triển tốt nên xuất hiện ngày các nhiều các món bảo lãnh có giá trị lớn. thế chi nhánh còn thu hút được các công ty xây dựng lớn có tiếng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng như công ty cổ phần xây lắp Licogi, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tây Nam, công ty cổ phần xây dựng Vina10. Thứ hai: Cùng với việc đa dạng hóa các nghiệp vụ ngân hàng của mình, chi nhánh đã chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển nghiệp vụ bảo lãnh. Cụ thể là các loại hình bảo lãnh ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng xây dựng lớn, hạn mức bảo lãnh mà chi nhánh cấp cho các doanh nghiệp xây dựng ngày càng tăng lên. Cơ cấu bảo lãnh cũng đang dần thay đổi, chi nhánh kí kết nhiều hợp đồng bảo lãnh với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hơn, phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế. Thứ ba: Chi nhánh đã tận dụng khai thác hết tiềm năng của dịch vụ bảo lãnh, mở rộng và phát triển dịch vụ này đến tấtcar các đối tượng khách hàng của ngành xây dựng – ngành mà có nhu cầu lớn về các dịch vụ bảo lãnh. Chính vì thế mà tổng phí thu từ dịch vụ bảo lãnh chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu phí từ tất cả các loại dịch vụ của chi nhánh, hằng năm phí thu từ dịch vụ bảo lãnh của doanh nghiệp xây dựng thường xuyên chiếm trên 50% tổng phí chi nhánh thu được từ các hoạt động dịch vụ. Thứ tư: Không chỉ quy mô bảo lãnh mở rộng mà chất lượng bảo lãnh cũng được chú ý đến. Chi nhánh luôn chú trọng đến thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh an toàn và hiệu quả. Trong ba năm trở lại đây, số lượng các nghiệp vụ bảo lãnh mà ngân hàng phải thực hiện chi trả rất ít, số tiền chi nhánh phải bỏ ra hoàn trả cho bên nhận bảo lãnh chỉ chiếm dưới 1% tổng số dư bảo lãnh mà ngân hàng thực hiện. Nhìn chung hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh của chi nhánh trong ba năm vừa qua có những chuyển biến tích cực và đã cải thiện rất nhiều. Mặc dù hoạt động kinh doanh trong thời kỳ kinh tế sau khủng hoảng có nhiều khó khăn nhưng dịch vụ bảo lãnh mà chi nhánh thực hiện vẫn ghi nhận những kết quả khả quan và tốt đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động. kinh doanh dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định, điều này khiến cho sự phát triển dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh chưa thật sự cao và xứng với tiềm năng của nó. Những hạn chế cụ thể trong hoạt động thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh là:. Thứ nhất: Tỷ lệ các loại hình bảo lãnh thực hiện cho doanh nghiệp xây dựng không cân bằng. Số lượng các loại bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh tạm ứng ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với các loại bảo lãnh còn lại. Thứ hai: Số tiền ngân hàng phải thanh toán thay cho khách hàng vẫn còn khá lớn. Tuy tỉ lệ số tiền ngân hàng phải thanh toán thay cho khách hàng chiếm một lượng phần trăm khá nhỏ và có xu hướng giảm nhưng tổng số tiền lại tăng theo các năm. Điều này chứng tỏ công tác thẩm định ngân hàng thực hiện chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Thứ ba: Dư nợ quá hạn đối với các món bảo lãnh ngân hàng thanh toán thay cho khách hàng chiếm con số không nhỏ. Như đã phân tích ở phần trên tỉ lệ dư nợ trên tổng số dư bảo lãnh chỉ chiếm khoảng dưới 0.1% nhưng nếu xét tỷ lệ dư nợ quá hạn trên tổng số tiền ngân hàng phải thanh toán thay cho khách hàng thì tỉ lệ này không hề nhỏ, chiếm khoảng 20% đến 30% tổng lượng tiền ngân hàng phải thanh toán thay cho khách hàng. Thứ tư: Hạn mức bảo lãnh ngân hàng cấp cho doanh nghiệp xây dựng còn thấp mặc dù đây là lĩnh vực thường xuyên có những hợp đồng kinh tế giá trị lớn, kéo theo hợp đồng bảo lãnh cũng có giá trị không nhỏ. Thứ năm: Mặc dù chi nhánh có một số lượng lớn khách hàng thuộc lĩnh vực xây dựng và thường xuyên có nhu cầu phát hành bảo lãnh nhưng vẫn chưa có quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh riêng cho lĩnh vực xây dựng. Thứ sáu: Quy trình thủ tục còn phức tạp. Mặc dù ngân hàng có quy trình bảo lãnh thống nhất chung như đã trình bày ở trên nhưng có thể nhận thấy quy trình này còn rất lằng nhằng và phức tạp với nhiều giai đoạn và các bước thực hiện. Thêm vào nữa để phát hành một thư bảo lãnh hồ sơ bảo lãnh của khách hàng phải luân chuyển đến nhiều bộ phận. Điều này gây bất tiện cho khách. hàng, vì trong quá trình luân chuyển hồ sơ có thể xảy ra thất lạc giấy tờ hoặc mỗi bộ phận lại đòi hỏi một loại giấy tờ, chứng từ khác nhau. Nguyên nhân từ phía ngân hàng. Thứ nhất là chính sách tín dụng của ngân hàng dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bao gồm chính sách phí bảo lãnh và hạn mức. Chính sách phí bảo lãnh: Trong thời gian qua chính sách tín dụng của chi nhánh đã thay đổi phần nào để phù hợp với những yêu cầu mới của khách hàng. Tuy nhiên chính sách phí bảo lãnh đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng còn nhiều bất cập. Chi nhánh thường xuyên áp dụng một mức phí chung nhất định cho tất cả các lĩnh vực mà không có ưu tiên cho các các khách hàng thuộc lĩnh vực xaay dựng – vốn thường có số dư bảo lãnh lớn tại ngân hàng và thường phải đóng phí rất cao cho ngân hàng. Điều này thật sự làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng đối với các ngân hàng đối thủ trong cùng khu vực. Cũng phải nói thêm rằng hiện nay chi nhánh đang phục vụ một lượng lớn khách hàng là doanh nghiệp xây dựng, tương lại lượng khách hàng thuộc lĩnh vực này càng nhiều thêm và hầu như tất cả các khách hàng này đều có nhu cầu về thực hiện dịch vụ bảo lãnh. Vì thế nếu ngân hàng không đề xuất mức phí linh động đối với nghiệp vụ bảo lãnh cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp xây dựng thì khó có thể phát triển dịch vụ bảo lãnh trong lĩnh vực này. Chính sách hạn mức: Đối với các khách hàng thường xuyên có phát sinh hoạt động dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng, chi nhánh thường cấp hạn mức bảo lãnh cho khách hàng. Hiện nay chi nhánh Hoàng Quốc Việt chỉ cấp hạn mức bảo lãnh thường xuyên tối đa là 150 tỷ cho khách hàng là doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, có một vài khách hàng là doanh nghiệp xây dựng có nhu cầu thực hiện nhiều hợp đồng bảo lãnh với giá trị lớn dẫn đến vượt hạn mức mà chi nhánh cấp cho khách hàng. Điều này gây ra khó khăn cho khách hàng khi phải làm thêm thủ tục để xin cấp hạn mức. Thứ hai là về đội ngũ chuyên viên thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Do bảo lãnh cho daonh nghiệp xây dựng thường là loại bảo lãnh có giá trị lớn và sản phẩm có tính chất đặc thù mà các chuyên viên QHKH những người tốt nghiệp khối kinh tế thường không có những am hiểu sâu sắc về ngành xây dựng. Điều này dẫn đến những quyết định không đúng đắn và chính xác của chuyên viên trong quá trình đánh giá khách hàng và khả năng hoạt động của khách hàng cũng như phương án mà khách hàng yêu cầu ngân hàng bảo lãnh. Chính vì thế, khi mà ngân hàng đang có hoạt động bảo lãnh cho các doanh nghiệp xây dựng phát triển mạnh mẽ như chi nhánh Hoàng Quốc Việt )nơi mà tỷ lệ bảo lãnh của các doanh nghiệp xây dựng chiếm đến gần 50% ), đòi hỏi ngân hàng phải có cán bộ là kỹ sư, các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, kiểm định chất lượng máy móc và công trình để giúp ngân hàng giải quyết được vấn đề khó khăn trong công tác thẩm định.
Thêm vào nữa, việc thiết lập phương pháp thu thập thông tin khách hàng và phương pháp thẩm định cho riêng ngành xây dựng là một điều rất cần thiết vì hai lý do: thứ nhất lượng khách hàng doanh nghiệp xây dựng mà ngân hàng phục vụ là rất lớn( chiếm gần 50% trên tổng số khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng), thứ hai là đây là lĩnh vực kinh doanh có số dư bảo lãnh lớn và tiềm tàng những rủi ro lớn, việc thiết lập các phương pháp này có thể giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro không đáng có trong việc phát hành thư bảo lãnh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, một điểm khó khăn là chi nhánh Hoàng Quốc Việt nằm trên khu vực có rấ nhiều đối thủ cạnh tranh là các ngân hàng lớn và nhỏ như Techcombank, ACB, Bắc Á, BIDV, Nông nghiệp, Viettin bank,…Điều này đòi hỏi ngân hàng cần phải có biện pháp để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để nắm bắt được thị hiếu của khách hàng từ đó đưa ra những hướng đi hợp lý để phát triển dịch vụ của ngân hàng mình.