MỤC LỤC
Hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp phản ánh trình độ khai thác sử dụng và quản lý vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa, nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa có những chính sách, quy trình trong việc theo dừi thu hồi nợ, khả năng quản trị tiền mặt của cỏc doanh nghiệp (quản lý lưu lượng tiền mặt tại quĩ và tài khoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, bù đắp thâm hụt ngân sách..) làm cho các giai đoạn sản xuất không đồng bộ, gây khó khăn cho sản xuất dẫn đến lãng phí vốn, không phát huy được vai trò của vốn lưu động.
Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán tạm thời nợ ngắn hạn (những khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm) bằng các tài sản có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn (thường dưới 1 năm). Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.
- Sự ổn định của nền kinh tế: Nền kinh tế ổn định hay không sẽ ảnh hưởng đến vật tư hàng hóa đầu vào cũng như đầu ra của doanh nghiệp, vì vậy nó ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. - Việc xác định nhu cầu vốn lưu động: Việc xác định nhu cầu vốn lưu động thiếu chính xác sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Nếu xác định nguồn đầu tư không hợp lý có thể gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc gây ra tình trạng lãng phí do sử dụng nguồn vốn có chi phí sử dụng cao trong khi không cần thiết, làm tăng giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ và thu hồi vốn. Doanh nghiệp cần tổ chức, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ, mở rộng tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác Marketing, thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm, ký kết các hợp đồng tiêu thụ….
- Xây dựng nhà, công trình đường bộ, đê, đập, kè, tràn, chuẩn bị mặt bằng xây dựng. Trong đó ngành nghề kinh doanh chính của công ty TNHH 27-7 là: Khai thác và chế biến quặng Barite.
Phụ trách chung, toàn diện mọi mặt sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán tài vụ, phòng tổ chức hành chính, quyết định các vấn đề về tài chính, tổ chức nhân sự, ký kết hợp đồng kinh tế, các chứng từ thanh toán quyết toán. Kết hợp cùng phòng kinh doanh đòi nợ giao dịch khỏch hàng, theo dừi chi phớ giao dịch, theo dừi xõy dựng cơ bản và làm những công việc phát sinh ngoài công việc kế toán khi lãnh đạo yêu cầu.
Sản phẩm của công ty TNHH 27-7 là bột Barite được sản xuất trên 2 dây chuyền nghiền bột của Trung Quốc và các thiết bị phụ trợ như: Hopper, linh kiện máy nghiền đá, băng tải máy nghiền đá, sàng rung, xe nâng hàng. - Sự giúp đỡ của các ban ngành tỉnh Tuyên Quang tạo điều kiện cho công ty hoạt động dễ dàng trong việc xây dựng mối quan hệ với các bạn hàng, trong hoạt động kinh doanh.
Về các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận kinh tế của tài sản chưa cao, chỉ trong khoảng từ 3,5% - 5,1%, tức là khả năng tái tạo lợi nhuận từ đồng vốn còn thấp, công ty sử dụng đồng vốn kinh doanh và tài sản của mình đạt hiệu suất chưa cao. Đầu năm 2011 số vốn ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn là 4.321.176 nghìn đồng, nhưng đến cuối năm thì công ty lại dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, điều đó không đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, làm cho mức độ an toàn ổn định về tài chính giảm, rủi ro tài chính tăng cao về cuối năm.
Tỷ trọng nguồn vốn lưu động tạm thời trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao, điều đó chứng tỏ trong năm công ty đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho nguồn vốn lưu động là chủ yếu. Bằng cách này có thể giúp công ty giảm chi phí sử dụng vốn và khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của mình nếu tỷ suất sinh lời của tài sản (ROAe) cao hơn chi phí lãi vay.
Cuối năm 2011 vốn bằng tiền của công ty gửi tại ngân hàng 963.127 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 97,6% tổng vốn bằng tiền, giảm 3.363.813 nghìn đồng ứng với tỷ lệ giảm 77,7%, nguyên nhân là do cuối năm công ty có sự gia tăng của các khoản phải thu của khách hàng, khách hàng đang chiếm dụng vốn của công ty và chưa thanh toán cho công ty bằng tiền chuyển khoản. Đồng thời, so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành như công ty CPKS Bắc Kạn và công ty CPKS Mangan, ta thấy trong năm 2011 hệ số về khả năng thanh toán hiện thời của công ty TNHH 27-7 nhỏ hơn 2 công ty trên, còn hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời đều lớn hơn so với ngành, cho thấy khả năng thanh toán và tình hình tài chính của công ty tương đối tốt so với một số doanh nghiệp cùng ngành.
Việc đảm bảo khả năng thanh toán là một vấn đề tài chính hết sức quan trọng quyết định đến sự sống còn của công ty, do đó công ty cần thiết phải có những biện pháp tích cực để dần cải thiện khả năng thanh toán trong những năm tới, từ đó làm giảm những rủi ro tài chính có thể gặp phải. Để đảm bảo an toàn về tài chính và nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động, công ty cần có những biện pháp kịp thời nhằm khắc phục các tồn tại trên, giúp công ty ngày càng phát triển.
Sự ảnh hưởng của kinh tế thế giới như tình hình cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, sự bất ổn định về chính trị của các nước Tây Nam châu Á, Trung Mĩ , giá vàng, dầu mỏ liên tục tăng, lạm phát ở nhiều quốc gia vẫn đang lan tràn ở nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy muốn tồn tại và phát triển bền vững, công ty phải tìm mọi cách phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, đồng thời phải có tư duy đổi mới thực sự về chính sách, chiến lược để có cách làm khác hiệu quả hơn và có thể đứng vững, tìm cơ hội phát triển hơn nữa.
Nếu nhu cầu vốn lưu động xác định quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác tổ chức đảm bảo vốn, gây căng thẳng giả tạo về vốn, làm gián đoạn quá trình tái sản xuất của công ty và còn có thể gây ra những tổn thất như sản xuất bị đình trệ, không có đủ vốn để thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết, không có khả năng trả nợ người lao động, trả nợ nhà cung cấp khi đến hạn thanh toán. - Hiện tại công ty chưa có nhiều biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán trước hạn, công ty có thể áp dụng một số biện pháp như: Thực hiện giảm giá hàng bán,chiết khấu bán hàng… Công ty nên có những thỏa thuận để được thanh toán sớm hơn, muốn vậy công ty cần phải có những chính sách khuyến khích cụ thể như: cam kết giao hàng chất lượng cao, thực hiện chiết khấu thanh toán.
- Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển trị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn. Với một thị trường tiền tệ phát triển, các công ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết.