MỤC LỤC
Mục tiêu nghiên cứu chung của nghiên cứu là đề xuất các chiến lược và chính sách phù hợp giúp các ngân hàng tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách phân tích và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009-2020. Ở phương pháp này, tác giả thực hiện việc kiểm định các biến bằng nhiều mô hình kinh tế lượng khác nhau bao gồm mô hình hồi quy với dữ liệu bảng bằng cân bằng cùng với các các ước lượng tác động Pooled OLS, Fixed Effect, Random Effect,… Để phù hợp cho việc kiểm định, trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng cân bằng.
Theo (Rasiah, 2010), khi phân tích hiệu quả hoạt động của bất kỳ ngân hàng cụ thể nào, thường hữu ích khi xem xét lợi tức trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Ở nghiên cứu này, tác giả đã chọn ROE làm đại diện chính cho khả năng sinh lời của ngân hàng. 2.1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM bao gồm các yếu tố vi mô và vĩ mô như sau:. Lạm phát có thể được hiểu là sự gia tăng mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ theo thời gian. Sự gia tăng mức giá chung của hàng hoá này đồng nghĩa với việc sức mua của đồng tiền bị giảm đi. Nghĩa là, với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu dùng chỉ có thể mua được ít hàng hóa hơn so với trước đó. Khi so sánh với các nền kinh tế ở các quốc gia khác, lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại tiền ngoại tệ khác. Khi lạm phát vượt ngoài tầm kiểm soát sẽ làm cho chi phí tăng cao, và đến một thời điểm nào đó sẽ huỷ hoại toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào lạm phát cũng gây hại cho nền kinh tế. Nếu tỷ lệ lạm phát được duy trì ở mức vừa phải sẽ mang lại một số lợi ích và thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế. Tầm quan trọng của lạm phát đối với hoạt động của các ngân hàng đã được thảo luận nhiều trong các tài liệu, chủ yếu là do ảnh hưởng của lạm phát đến các nguồn và người sử dụng các nguồn tài chính của ngân hàng. 2009), lạm phát ảnh hưởng đến việc quyết định giá cả của các công ty. Có một lượng vốn lớn cho phép ngân hàng giảm bớt ảnh hưởng của những tổn thất không được dự báo trước, làm cho ngân hàng sử dụng nguồn tài chính nội tại của mình và không phải đi vay thêm, giảm chi phí đi vay và sẽ có đủ nguồn lực sử dụng ứng trước để tăng thu nhập từ lãi và có thể được sử dụng trong các cơ hội đầu tư sinh lời khác Gul và cộng sự (2011), Tan &.
Biến phụ thuộc: ROE đại diện cho lợi nhuận trên tài sản của ngân hàng i năm t Biến độc lập gồm 6 biến, 4 yếu tố bên trong ngân hàng (X) và 2 yếu tố vĩ mô Với i, t tương ứng với ngân hàng và năm khảo sát, β0 là hệ số chặn, β1- β7 là các hệ số góc của các biến độc lập và uit là phần dư thống kê. Theo Hashem (2016), Abugamea và Gaber (2018) , ngân hàng càng có quá nhiều tiền gửi, nhưng không biết cách sử dụng, chuyển hóa tiền gửi thành tiền vay, để nguồn huy động nhàn rỗi sẽ dẫn đến việc lãng phí nguồn lực, có tác động tiêu cực đến lợi nhuận. Ở chương này, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết cơ bản về lợi nhuận ngân hàng thương mại,công thức xác định lợi nhuận NHTM và các chỉ tiêu đánh đánh giá lợi nhuận và nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận làm cơ sở để xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bao gồm các yếu tố vi mô là quy mô ngân hàng, mức độ an toàn vốn, tính thanh khoản, tỉ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản cùng với các yếu tố vĩ mô là tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát.
Bên cạnh đó tác giả cũng tham khảo và trình bày những bài nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan đến lợi nhuận NHTM và đưa ra kết luận các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM bao gồm cả yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô, đồng thời đó cũng là cơ sở cho bài nghiên cứu này.
Với giả định mỗi đơn vị đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi đơn vị với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc. Một số hậu quả có thể xảy ra nếu xuất hiện hiện tượng tự tương quan như: các phương sai và số tiêu chuẩn của dự đoán không có hiệu quả, ước lượng OLS vẫn là ước lượng tuyến tính không chệch, đôi khi quá thấp so với phương sai thực và sai số tiêu chuẩn, dẫn đến phóng đại tỷ số t nhưng không là ước lượng hiệu quả nữa, có thể hệ số xác định không đáng tin cậy và dường như là nhận giá trị ước lượng cao, các kiểm định t và F không đáng tin cậy, công thức thông thường để tính phương sai của sai số là ước lượng chệch của phương sai thực và trong một số trường hợp dường như ước lượng thấp của phương sai thực. Hiện tượng đa cộng tuyến có thể dẫn đến các hậu quả như sau: các ước lượng OLS và sai số chuẩn trở nên rất nhạy với những thay đổi trong số liệu, dấu của các ước lượng của các hệ số hồi quy có thể sai lệch, thêm vào hay bớt đi các biến cộng tuyến với các biến khác thì hệ số của các biến còn lại có thể thay đổi rất lớn và thay đổi cả dấu của chúng, phương sai và hiệp phương sai của các ước lượng OLS lớn, khoảng tin cậy rộng lớn, tỷ số t mất ý nghĩa, hệ số xác định cao nhưng tỷ số t mất ý nghĩa.
Nếu hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra, tác giả sẽ khắc phục bằng cách bỏ đi biến độc lập có đa cộng tuyến, đây là cách làm đơn giản nhất vì sau khi bỏ biến độc lập có đa cộng tuyến, các hệ số hồi quy của các biến còn lại từ chỗ khác 0 và không có ý nghĩa thống kê có thể trở thành khác 0 có ý nghĩa thống kê.
Nếu hệ số tương quan giữa các biến độc lập lớn hơn 0.8 (còn được gọi là hệ số tương quan cao), ta có hiện tượng đa cộng tuyến cao. Cách hai là kiểm định đa cộng tuyến giữa một biến độc lập so với các biến độc lập còn lại thông qua sử dụng thừa phóng đại phương sai VIF. Nguồn dữ liệu đối với biến phụ thuộc và các biến độc lập thuộc nhóm yếu tố vi mô huộc về NHTM: FiinPro - Hệ thống dữ liệu tài chính toàn diện và chuyên sâu nhất về Việt Nam, được cung cấp bởi Công ty cổ phần StoxPlus.
Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam được xác định dựa trên cơ sở dữ liệu bảng (Panel data) với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và phần mềm Stata 16.0.
Phân tích hồi quy dữ liệu bảng cân bằng để kiểm định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam, sử dụng mô hình bình phương nhỏ nhất (Pooled Ordinary Least Square – Pooled OLS), mô hình các yếu tố ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model – FEM) và mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM). Nghiên cứu tiến hành so sánh giữa 02 mô hình Pooled OLS và FEM với giả thuyết Ho : Lựa chọn mô hình Pooled OLS; sử dụng kiểm định Hausman để so sánh giữa 02 mô hình FEM và REM với giả thuyết Ho: Lựa chọn mô hình REM. Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định t hoặc kiểm định F với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% để xác định mức độ tin cậy về ảnh hưởng của các biến độc lập và biến kiểm soát, và căn cứ hệ số β để giải thích xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến này đến biến phụ thuộc.
Hiện tượng đa cộng tuyến sẽ được kiểm định và kết luận thông qua hệ số phóng đại phương sai (VIF – Variance Inflating Factor), nếu VIF lớn hơn 10 thì mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng và ngược lại.