Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

MỤC LỤC

TểM TẮT KẾT QUẢ NGHIấN CỨU

Trên cơ sở đó, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh đã có những chỉ đạo điều hành chấn chỉnh hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phù hợp và hiệu quả, nhất là về cơ chế chính sách phối hợp của các đơn vị, bộ phận trong bộ máy quản lý. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế như: Số liệu quy hoạch, kế hoạch còn chênh lệch so với kết quả thực hiện trong thực tế; Việc tổ chức thực hiện kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa đảm bảo tính toàn diện; Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm còn hình thức và chưa đảm bảo tính răn đe; Việc điều hành, chỉ đạo chưa toàn diện mà chủ yếu chỉ tập trung vào cơ chế phối hợp trong bộ máy quản lý.

DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Cơ sở lý luận về kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thứ nhất, hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được thực hiện dựa trên sự phối hợp nghiệp vụ của nhiều cơ quan chuyện môn khác nhau được phân công chức năng nhiệm vụ trong bộ máy QLNN địa phương đối với hàng hóa nhập khẩu gồm Cục Hải Quan, Sở Công Thương, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng…để thực hiện các hoạt động và nội dung kiểm tra khác nhau đối với hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp như về thuế, thủ tục hải quan, số lượng và mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng…. Thứ hai, hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được thực hiện trên cơ sở danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do Chính phủ quy định, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mã số hàng hóa thống nhất với mã số thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam.

Quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

- Bước 2: Tổ chức khảo sát thực trạng, xem xét sản lượng hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là tại các khu, cum công nghiệp trên địa bàn, kết hợp dữ liệu thực tiễn đã tổng hợp phân tích ở trên, tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn trước khi thông quan (thủ tục hải quan), trong khi thông quan (số lượng, khối lượng, nguồn gốc vầ thuế nhập khẩu), sau khi thông quan (. chất lượng hàng hóa và hướng tiêu thụ ra thị trường)… trong năm; nguồn kinh phí và nhân lực nhằm tổ chức thực hiện trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, đơn vị phối hợp kiểm tra. - Bước 3: Xây dựng các bước thực hiện kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thành bản kế hoạch dự toán kèm mục tiêu, quy trình thực hiện, kinh phí thức hiện, nhân lực thưc hiện và tiến độ cụ thể. - Bước 4: Trình kế hoạch lên lãnh đạo xem xét trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt. Nội dung kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn gồm các mục tiêu, lộ trình kế hoạch, chương trình nhằm cụ thể hóa tổ chức thực hiện kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp của cơ quan QLNN địa phương theo phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận phối hợp thực hiện trong bộ máy gồm Cục Hải quan phối hợp với Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công Nghệ …cùng triển khai thực hiện theo vị trí, chức năng quy định. Sau khi xây dựng được kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp, việc tổ chức thực hiện dựa trên kế hoạch đã xây dựng là rất quan trọng. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn bao gồm những hoạt động sau:. a) T p huấn nhân lực thực hi n kế hoạch kiểm tra hàng hóa nh p khẩu Theo kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp đã lập, các đơn vị trong bộ máy gồm Cục Hải quan phối hợp với Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công Nghệ…tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh phân công bố trí nhiệm vụ và cử nhân lực phụ trách từng bộ phận, từng khâu theo quy trình thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch đã lập. Bốn là: Kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu: Cục Hải Quan căn cứ vào thông tin hồ sơ hải quan đối với lô hàng hóa nhập khẩu được kê khai, cán bộ Hải quan tiến hành kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hoặc thuế giá trị gia tăng, hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt; Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế; Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp, việc tính toán số tiền thuế phải nộp trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế.

Hình 1.1: Sơ đồ phân cấp quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các  doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hình 1.1: Sơ đồ phân cấp quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Nếu cơ chế quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh và hiệu quả hoạt động quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, ngược lại nếu cơ chế thường xuyên thay đổi hoặc không phù hợp với thực tế sẽ dẫn tới giảm hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Doanh nghiệp nhập khẩu: Đối tượng kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trên địa bàn, chính vì vậy số lượng, quy mô và cơ cấu ngành nghề doanh nghiệp nhập khẩu đang hoạt động trên địa bàn ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng công việc, nội dung, quy trình triển khai kiểm tra hàng hóa nhập khẩu và quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Kinh nghiệm quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp tại một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ninh

Vào tháng 12 hàng năm, UBND thành phố Hải Phòng giao nhiệm vụ cho các cơ quan phối hợp kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn tự thu thập số liệu về thực tiễn tình hình nhập khẩu hàng hóa địa phương theo số lượng hợp đồng, số lượng hàng hóa nhập khẩu và giá trị nhập khẩu, kết hợp các chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu, quy định về trình tự thủ tục kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của Trung ương và UBND thành phố để làm cơ sở xây dựng kế hoạch bám sát thực tiễn yêu cầu hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của địa phương. Thứ tư, về kiểm soát hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu: Hàng năm, bộ phận thanh tra do lãnh đạo UBND thành phố giao giám sát hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu tại địa phương xây dựng chương trình thanh tra, kiểm soát kiểm tra hàng hóa nhập khẩu và kết quả thực hiện kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn đảm bảo theo đúng quy trình quy định, đảm bảo hàng hóa nhập khẩu thông quan đáp ứng khối lượng và chất lượng theo đúng yêu cầu, cũng như hình thức về mục tiêu, thời gian, nội dung, hình thức theo yêu cầu của các hợp đồng nhập khẩu mà các DN nhập khẩu địa phương ký kết với đối tác xuất khẩu nước ngoài.

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoan 2020-2022

Từ số liệu của bảng trên, ta có thể nhận thấy doanh nghiệp tư nhân chính là nhóm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quàng Ninh lớn nhất, với tỷ trọng luôn lớn hơn 50% tổng số doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2022, cụ thể là từ các năm 2020 đến năm 2022, số lượng doanh nghiệp tư nhân luôn tăng trưởng hàng năm, đến năm 2022, số lượng doanh nghiệp tư nhân là 2.476, chiểm tỷ lệ 64% số doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quàng Ninh. Nếu như năm 2020 số doanh nghiệp là 3.044 doanh nghiệp thì đến năm 2022 số doanh nghiệp là 3.809 tăng gấp hơn 1,25 lần, và cùng với sự phát triển thì các đại lý khai thuế hải quan, các hãng vận tải có chức năng đại lý làm thủ tục hải quan tăng lên, bên cạnh đó thì số doanh nghiệp cử cán bộ trực tiếp làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tăng lên không đáng kể.

Bảng 2.3. Tổng số tờ khai nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quàng Ninh  giai đoạn 2020-2022
Bảng 2.3. Tổng số tờ khai nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quàng Ninh giai đoạn 2020-2022

Phân tích thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2022

+ Quyết định Số: 1182/QĐ-BCT về việc ban hành danh mục các mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã hs) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương. + Quyết định số 1834/2020/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý của các lực lượng chuyên ngành tại các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. + Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Các văn bản, quy định về nhập khẩu hàng hóa nói chung và kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp nói riêng của cơ quan Trung ương và Chính quyền tỉnh Quảng Ninh nêu trên về cơ bản đã đầy đủ về căn cứ pháp lý để cơ quan QLNN tỉnh Quảng Ninh làm căn cứ xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có có quy định, hướng dẫn cụ thể về thực hiện kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trong phạm vi quyền hạn của các đơn vị phối hợp quản lý địa phương. Nếu có thể bổ sung hoàn thiện quy định hướng dẫn nêu trên thì công tác kiểm tra hàng hóa nhập khẩu nói chung và xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các địa phương trong cả nước sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều. Th hai, dựa trên chiến lược và kế hoạch phát triển nhập khẩu hàng hóa, cường hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Ninh những năm tới. Tình hình thực tiễn về. nhập khẩu hàng hóa đang diễn ra tại các doanh nghiệp, cụm, khu CN trên địa bàn Quảng Ninh, trọng tâm là Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Cửa khẩu Hoành Mô và cảng quốc tế Hạ Long, Cảng Cẩm Phả, Vân Đồn..thực tiễn kiểm tra hàng hóa nhập khẩu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Th ba, đồng thời có sự so sánh kết quả tỷ lệ giữa kết quả lập kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp của tỉnh tổng hợp những năm trước, nghiên cứu tình hình kết quả triển khai các hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp mà các cơ quan đơn vị trong bộ máy quản lý tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp thực hiện trong phạm vi thẩm quyền của mình những năm gần với năm kế hoạch để xây dựng kế hoạchkiểm tra hàng hóa nhập khẩu sát thực tiễn và hiệu quả. - Bước 1: Vào tháng 12 hàng năm, các phòng chức năng thuộc các cơ quan, đơn vị đầu mối trong bộ máy QLNN về hàng hóa nhập khâu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gồm Phòng quản lý xuất nhập khẩu- Cục Hải Quan Quảng Ninh, Phòng Quản lý Thương Mại -Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh, Chi Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng- Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh…căn cứ chức năng và nhiệm vụ của mình, tự thu thập dữ liệu, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu hàng hóa những năm trước thuộc phạm vi quản lý. Hình 2.2: Quy trình lập kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ngu n: C c Hải Quan tỉnh Quảng Ninh - Bước 2: Các phòng chức năng của các đơn vị cơ quan đã nêu tại bước 1 tự thống kê lại số liệu, nghiên cứu lại các các chính sách, kế hoạch kiểm tra hàng hóa. Thu thập, phân tích dữ. Nghiên cứu kế hoạch kiểm tra hàng. hóa nhập khẩu đã xây. Xây dựng kế hoạch. Trình phê duyệt kế. nhập khẩu đã xây dựng và đã triển khai thực hiện, đồng thời nghiên cứu các mục tiêu, chiến lược về kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được đặt ra cho những năm tới để xem xét phương án kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp được xây dựng sát thực tế nhất, đảm bảo vấn đề về thủ tục hải quan, chất lượng hàng hóa, hội nhập quốc tế và rủi ro có thể phát sinh trong năm. - Bước 3: Các phòng chức năng thuộc các cơ quan, đơn vị đầu mối trong bộ máy QLNN về hàng hóa nhập khâu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gồm Phòng quản lý nhập khẩu- Cục Hải Quan Quảng Ninh, Phòng Quản lý Thương Mại -Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh, Chi Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng- Sở Khoa học và Công nghệ…phối hợp dựa trên mục tiêu, chiến lược và số liệu thu thập, phương án kế hoạch của từng cơ quan đã xây dựng để trao đổi xây dựng thành bảng kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn gồm: Số doanh nghiệp nhập khẩu dự kiến hoạt động sẽ được kiểm tra, số tờ khai nhập khẩu hàng hóa dự kiến sẽ được kiểm tra, số lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ được kiểm tra về xuất xứ, mẫu mã, chất lượng,…các mốc thời gian theo lộ trình thực hiện, dự kiến nhân lực, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật và quy trình tổ chức thực hiện kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các đơn vị phối hợp liên quan. - Bước 4: Sau khi xây dựng nội dung kế hoạch, Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh sẽ đại diện trình kế hoạch kèm báo cáo tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo thực hiện. Kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được xây dựng áp dụng thống nhất theo định hướng phát triển nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh được lồng nghép trong định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 được thông qua tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với các nội dung cụ thể như sau:. Số doanh nghiệp nhập khẩu hoạt. Số tờ khai nhập khẩu dự kiến Tờ. Số lượng và khối lượng hàng hóa. nhập khẩu dự kiến. Kim ngạch nhập khẩu dự kiến Triệu. Kinh phí tổ chức kiểm tra dự kiến Tỷ. Thời gian thực hiện Ngày, tháng. Đến 31/12 Ngu n: Sở t ơ tỉnh Quả ă 2022 Qua bảng 2.5 cho thấy, kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020 - 2022 được xây dựng với đầy đủ thông tin gồm: Số doanh nghiệp nhập khẩu hoạt động được kiểm tra dự kiến; Số tờ khai nhập khẩu được kiểm tra quy trình, thủ tục Hải quan; Số hàng hóa nhập khẩu được kiểm tra về nguồn gốc xuất xứ, Số hàng hóa nhập khẩu được kiểm tra về số lượng và khối lượng, số hàng hóa nhập khẩu được kiểm tra về xuất xứ, mẫu mã và kiểm định chất lượng dự kiến; Kim ngạch nhập khẩu dự kiến; Thuế nhập khẩu được kiểm tra và truy thu dự kiến; Kinh phí tổ chức kiểm tra dự kiến ; Thời gian dự kiến hoàn thành kế hoạch theo quy định. Trong giai đoạn 2020 - 2022, do ảnh hưởng của dịch covid-19 ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn. với các biện pháp cách ly xã hôi) kế hoạch đã xây dựng dự kiến số doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu giảm so với năm 2020, đồng thời thuế nhập khẩu kiểm tra và truy thu dự kiến cũng giảm hơn so với năm 2020 do một số chính sách hỗ trợ miễn giảm thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp để giảm thiểu khó khăn do tác động của dịch covid-19. Giai đoạn 2020-2022, UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành các văn bản bao gồm: Quyết định số 1834/2020/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý của các lực lượng chuyên ngành tại các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh…Đồng thời chỉ đạo Cục Hải Quan tỉnh Quảng Ninh, Sở Công thương và Sở Khoa học và Công Nghệ, mỗi đơn vị cử 2 chuyên viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh tra, kiểm soát để thành lập đoàn kiểm soát liên ngành triển khai khai thanh tra, kiểm soát hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Hình 2.2: Quy trình lập kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh  nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Hình 2.2: Quy trình lập kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Đánh giá chung về quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Thứ tư, việc giám sát hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020 – 2022 chủ yếu được lãnh đạo UBND tỉnh thực hiện thông qua báo cáo tổng hợp, số cuộc tham gia giám sát trực tiếp chuyên đề được thực hiện rất hạn chế (năm 2020 với 12 cuộc giám sát thì chỉ có 1 cuộc giám sát trực tiếp, năm 2019 chỉ thực hiện 9 cuộc giám sát thông qua báo cáo mà không thực hiện giám sát trực tiếp. Đến năm 2022, thực hiện 11 cuộc giám sát nhưng chỉ có 2 cuộc giám sát trực tiếp) nên chưa phát hiện đầy đủ các vấn đề tồn tại hạn chế trong hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dẫn đến việc điều hành, chỉ đạo chưa toàn diện mà chủ yếu chỉ tập trung vào cơ chế phối hợp trong bộ máy quản lý. - Thứ nhất, cơ chế, chính sách đối với kiểm tra hàng hóa nhập khẩu chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chủ yêu căn cứ trên Căn cứ Luật thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Luật Hải quan 2014 và Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan…mà chưa có hướng dẫn cụ thể đối với cơ chế quản lý của từng địa phương dẫn tới sự bị động, lúng túng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thực hiện và triển khai thực hiện hoạt động quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

    ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ. soát thực tiễn để rút ngắn thời gian phối hợp xác minh. + Đến năm 2030 hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kiểm tra khối lượng và số lượng lượng hàng hóa, 100% hàng hóa nhập khẩu sẽ do cơ quan QLNN phối hợp thực hiện mà không phải thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định để xác định. + Đến năm 2030, việc kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được thực hiện hoàn toàn tự động, giảm thiểu tỷ lệ nợ đọng thuế nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn xuống còn dưới 7%. Phương hướng hoàn thiện quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030. Phương hướng hoàn thiện quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 như sau:. Thứ nhất, khi lập kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp, cơ quan QLNN tỉnh Quảng Ninh cần bám sát định hướng Chính phủ, Bộ Công thương, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan, đặc điểm tình hình thực tế đơn vị và phối hợp chặt chẽ các phòng ban có liên quan để xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Thứ hai, trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp phải chú trọng hỗ trợ và giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thủ tục, quy trình thực hiện kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Tổ chức truyền thông hướng dẫn các quy định, chính sách về kiểm tra hàng hóa nhập khẩu để các doanh nghiệp, tổ chức tham gia nhập khẩu hàng hóa nắm được các nội dung và quy trình thực hiện các quy định, chính sách về nhập khẩu hàng hóa do Trung ương và UBND tỉnh ban hành. Kiểm tra chặt chẽ nhưng không gây phiền hà mất thời gian cho các doanh nghiệp. Với một khối lượng hàng hoá lớn, không bao giờ có thể kiểm tra toàn bộ chỉ để tìm ra một số ít hàng hoá có vi phạm để rôì gây phiền hà cho doanh nghiệp, đồng thời cũng dễ nảy sinh tiêu cực. giữa doanh nghiệp và cán bộ. Để đạt được yêu cầu thông thoáng, phải có sự cải cách về thủ tục qui trình biện pháp kiểm tra, trong đó việc phân loại đối tượng để áp dụng phương pháp và tỉ lệ kiểm tra có vị trí quan trọng. Thứ ba, đối với công tác kiểm soát hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp phải thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện chấn chỉnh những sai sót phát hiện trong quá trình thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp tại các bộ phận QLNN về nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời tăng cường công tác hậu kiểm nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa nhập khẩu và quy trình thủ tục hải quan đúng tiêu chuẩn quy định. Giải pháp hoàn thiện quản lý về hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở các hạn chế và nguyên nhân hạn chế rút ra từ đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất một số giải phảp tương ứng nhằm hoàn thiện quản lý về hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như sau:. Hoàn thiện lập kế hoạch về hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Việc lập kế hoạch về hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninhcần sự phối hợp đồng bộ và dựa trên căn cứ trên cơ sở nguồn lực của cơ quan QLNN tỉnh Quảng Ninh như Cục Hải Quan, Sở Khoa học và Công nghệ…phục vụ kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, kết quả lập kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp của tỉnh tổng hợp những năm trước, kết quả triển khai các hoạt kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp do các đơn vị chức năng đã thực hiện trong phạm vi thẩm quyền của mình. Trong đoa tập trung vào các giải pháp:. Thứ nhất, kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cần được xây dựng dựa trên sự khảo sát, điều tra, thu thập thông tin số liệu về mục tiêu, chiến lược về nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và tình hình doanh nghiệp tham gia nhập khẩu, số lượng tờ khai, hóa đơn nhập khẩu của doanh nghiệp địa phương và số lượng, khối lượng hàng hóa nhập khẩu dự kiến cần được kiểm tra trước, trong và sau khi thông quan. Thứ hai, việc lập kế hoạch về hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu cần. phải được thông qua các phòng ban, bộ phân trong bộ máy và các quyết định đưa ra phải có sự thống nhất đồng tình của tập thể, phải được xây dựng trên sự hiểu biết cùng với kinh nghiệm của cán bộ chuyên trách. Việc lập kế hoạch về hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu phải được căn cứ vào quá trình đánh giá chính các nguồn lực hiện tại của địa phương sát với tình hình thực tế chứ không phải chỉ trên lý thuyết và những điều kiện không có thật. Trong kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cần xây dựng dự toán thực hiện cụ thể gồm: Số doanh nghiệp nhập khẩu hoạt động được kiểm tra dự kiến; Số tờ khai nhập khẩu được kiểm tra quy trình, thủ tục Hải quan; Khối lượng hàng hóa nhập khẩu được kiểm tra về xuất xứ, mẫu mã và kiểm định chất lượng dự kiến; Kim ngạch nhập khẩu dự kiến; Thuế nhập khẩu kiểm tra và truy thu dự kiến; Kinh phí tổ chức kiểm tra dự kiến; Dự kiến nhân lực, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật và quy trình tổ chức thực hiện kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của Cục Hải Quan và các đơn vị phối hợp liên quan.. để khi triển khai thực hiện thì mọi công việc đều được tiến hành một cách suôn sẻ, có tổ chức và theo một trình tự nhất định. Thứ ba, việc lập kế hoạch về hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu phải có sự tính toán và tầm nhìn lâu dài, phù hợp với quy hoạch phát triển nhập khẩu hàng hóa theo định hướng của tỉnh Quảng Ninh. Thứ tư, chỉ tiêu kế hoạch cũng đồng thời phải được nghiên cứu theo biến động thị trường quốc tế cũng như thị trường hàng hóa nhập khẩu của địa phương phụ thuộc vào nguồn nguyêu liệu, lực lượng lao động, giá cả hàng hóa…đây là những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan QLNN về thị trường và hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Thứ năm, kế hoạch về hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu sau khi xây dựng cần được thẩm định và điều chỉnh cho phù hợp:. + Đối với trình duyệt hoạch định kế hoạch về hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu: Văn bản trình duyệt kế hoạch sẽ bao gồm: Dự toán về số doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhập khẩu dự kiến hoạt động trên địa bàn, số tờ khai nhập khẩu hàng hóa, khối lượng hàng hóa nhập khẩu dự kiển kiểm tra, thuế nhập khẩu truy thu được, các mốc thời gian theo lộ trình thực hiện, dự kiến nhân lực.. Tất cả sẽ đi kèm với nội dung và giá trị cùng với đó là những tài liệu theo tờ trình. + Đối với việc thẩm định kế hoạch về hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Đây là công việc liên quan tới kiểm tra đầy đủ thông tin và đánh giá tính khả thi kế hoạch được các phòng chuyên môn ây dựng. Kế hoạch này sẽ được trực tiếp bởi lãnh đạo Cục Hải Quan, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ… tỉnh Quảng Ninh phối hợp thảo luận, xem xét, cho ý kiến. - Bước cuối cùng đó chính là việc phê duyệt hoạch định kế hoạch về hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Đối với bước này việc duyệt kế hoạch sẽ được dựa trên những thẩm định liên quan trước đó. Sau khi được xác định và đồng ý của lãnh đạo các cơ quan, bộ phân chức năng trong bộ máy thì kế hoạch trình lên UBND tỉnh Quảng Ninh ký duyệt và ban hành chỉ đạo thực hiện kế hoạch về hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch về hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Cơ quan QLNN tỉnh Quảng Ninh khi tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các biện pháp:. a) Hoàn thiện tập huấn nhân lực tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp. Thứ nhất, các cơ quan, đơn vị chức năng trong bộ máy cần tự lên kế hoạch và tổ chức thực hiện tập huấn nhân lực tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp tại cơ quan của mình, trong đó:. - Phòng Quản lý thương Mại cần tham mưu cho Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo Văn phòng Sở tăng cường mở các lớp tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ tham gia hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp và cán bộ trực tiếp thực thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp địa bàn. Chi Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cần tham mưu cho Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh xây dựng chương trình nội dung bồi dưỡng, tập huấn cụ thể với đầy đủ thông tin về kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, cũng như các kỹ năng cần thiết phục vụ thực hiện kiểm tra, kiểm định, giám sát chỉ tiêu chất lượng hàng hóa nhập của địa phương thuộc phạm vi chức năng của Chi cục những năm tới. - Cục Hải quan tỉnh Quản Ninh chỉ đạo các Chi cục trực thuộc có thể tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành để bổ sung trao đổi kiến thức, kinh nghiệm tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý hoạt động nhập khẩu của mình. Thứ hai, các ban ngành chức năng cần kiến nghị lên UBND về việc chỉ đạo phối hợp tổ chức tập huấn nhân lực tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chung cho tất cả các cơ quan, nhất là tập huấn cơ chế, kỹ năng phối hợp cùng thực hiện kiểm tra trong các bước quy trình kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, cấp thêm kinh phí để hỗ trợ công tác tập huấn bồi dưỡng để công tác này hiệu quả hơn. b) Hoàn thiện thực hiện truyền thông hướng dẫn các quy định, chính sách về hàng hóa tra hàng hóa nhập khẩu. - Cục Hải quan cần phối hợp với Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh lập kế hoạch cũng như việc đề ra các biện pháp, hình thức triển khai truyền thông, tư vấn hiệu quả. Đồng thời, truyền thông, tư vấn bằng hình thức dưới dạng câu chuyện gần gũi với đời sống hàng ngày, thiết thực với các tổ chức, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn. - Thực hiện tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa và kiểm tra hàng hóa nhập khaair để các doanh nghiệp nhập khẩu và mọi người dân nắm và biết được quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân, các trình tự thủ tục liên quan đến nhập khẩu và tuân thủ thực hiện các quy định khi cơ quan chức năng kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. - Cần phối hợp tốt hơn nữa với các cơ quan, đơn vị có liên quan như cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình, Trung tâm xúc tiến đầu tư…. để thường xuyên tuyên truyền giáo dục pháp luật và chính sách về kiểm tra hàng hóa nhập khẩu để cộng đồng doanh nghiệp và người dân nắm vững, nâng cao hiểu biết, am hiểu về pháp luật của người dân đối với các vấn đề liên quan đến công tác kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Tuyên truyền giáo dục pháp luật tốt sẽ nâng cao kiến thức pháp luật cho nhân dân, một mặt vừa giúp thực hiện quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa được chính xác hơn, phù hợp hơn với thực tiễn môi trường pháp lý và kinh tế trên địa bàn; mặt khác sẽ giúp người dân sống và làm việc theo pháp luật, hạn chế xảy ra. các vi phạm trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa như khai báo gian dối, tổ chức buôn lậu. c) Hoàn thiện phối hợp triển khai thực hiện kiểm tra hàng hóa nhập khẩu:. Thứ nhất, khâu tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp cần phải đảm bảo được thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra và căn cứ theo các nội dung của khâu lập kế hoạch về hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời, khâu tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cần phải gắn liền với nội dung kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện. Thứ hai, việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp bắt buột phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và đường lối phát triển quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và nhập khẩu hàng hóa tại ghị quyết của Ban Thường vụ tỉnh Uỷ Quảng Ninh Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh nhập khẩu gắn với phát triển dịch vụ logistics giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Thứ ba, Cục Hải Quan tỉnh Quảng Ninh cần đổi mới, kiện toàn tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp. Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế, hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và xuất khẩu, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho DN; Tăng cường dịch vụ công trực tuyến, triển khai cơ chế một cửa quốc gia. Trong công tác giám sát và quản lý cần sắp xếp lại các địa điểm thông quan hàng hoá để rút ngắn đường đi và thời gian đi lại của chủ hàng khi làm thủ tục. Thành lập các địa điểm thông quan với qui trình thủ tục hải quan khép kín để tạo điều kiện cho chủ hàng giảm bớt thời gian chờ đợi làm thủ tục và thời gian đi lại cũng như chi phí lưu kho, bãi. Tiếp tục chấn chỉnh, cải tiến qui trình thủ tục hải quan, thực hiện qui trình "một cửa" qui định kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu tại địa điểm ngoài cửa khẩu. Một số biện pháp để rút ngắn thời gian thông quan trong thủ tục hiện hành. + Hoàn thiện sổ sách quản lý ở các khâu công tác, thống nhất nội dung và phương pháp để sử dụng và kiểm tra khi cần thiết. + Tổ chức bộ phận theo dừi từng qui chế, qui trỡnh trọng điểm. + Xây dựng qui trình nội bộ về trình tự phối kết hợp các bộ phận trong thanh khoản hợp đồng gia công đã hết hiệu lực và việc xử lý tiếp theo đối với trường hợp vi phạm. + Tăng cường phúc tập tờ khai hải quan, thông qua phúc tập tờ khai hoàn thành thủ tục một cách chặt chẽ mà phát hiện các hành vi gian lận thương mại, áp mã, áp thuế xuất sai. Thứ tư, thường xuyên tổ chức điều tra, rà soát, đánh giá lại năng lực, hiệu quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn; Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra thi hành pháp luật, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh để đề xuất phương hướng chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với thực tế.. Thứ năm, Xây dựng cơ sở dữ liệu về hình ảnh, mẫu của các mặt hàng có thuế suất thuế nhập khẩu cao, của các doanh nghiệp trọng điểm để có thể đối chiếu mẫu sản phẩm đã thay đổi hình dạng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu; tổ chức lưu giữ các thông tin về quy trình sản xuất, về công thức cấu tạo, về thành phần cấu tạo, về các định mức của sản phẩm để khi có nghi ngờ về định mức doanh nghiệp khai báo cơ quan hải quan có thể xác định và kiểm tra phần sản phẩm. Từ kết quả kiểm tra đó cơ quan hải quan đối chiếu với mức tiêu hao thực tế doanh nghiệp khai báo hoặc hạch toán kết quả của quá trình kinh doanh. Khi phát hiện việc khai báo có gian lận thuế thì cần có sự phối hợp với cơ quan thuế nội địa trong việc kiểm tra theo dừi cỏc doanh nghiệp thực hiện nghiờm túc chế độ hạch toán kế toán do Nhà nước quy định, tiến tới nối mạng quản lý bằng vi tính về chứng từ hoá đơn mua bán của các doanh nghiệp giữa hải quan và thuế. Thứ sáu, Hiện nay việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ và kiểm tra thực tế hàng hóa vẫn còn một số hạn chế tốc độ và hạn chế chất lượng kiểm tra. Trong khi đó yêu cầu cải tiến thủ tục hải quan đòi hỏi rút ngắn thời gian thủ tục hải quan nhưng phải nâng cao được chất lượng kiểm tra hải quan. Để giải quyết yêu cầu đó, các cơ quan QLNN tỉnh Quảng Ninh cần nhanh chóng áp dụng tăng cường các hình thức kiểm tra: Kiểm tra thông qua hệ thống máy tính; Kiểm tra bằng các máy móc kỹ thuật hiện đại, chuyên dụng như: máy đo, đếm, cân tự động; máy ngửi ma túy; máy soi ruột hòm sắt, gỗ và một số máy móc chuyên dụng khác; Kiểm tra thông qua chương. trình quản lý rủi ro. Việc kiểm tra thông qua máy tính được áp dụng vào các khâu: kiểm tra sự đầy đủ, chính xác của các yếu tố trong từng loại giấy tờ của bộ hồ sơ; kiểm tra qui cách, kích thước, tiêu chuẩn chất lượng, nhãn mác khi kiểm tra hàng hóa thực tế. Phương pháp kiểm tra này căn cứ vào dữ liệu ”chuẩn” của loại giấy tờ đó, hàng hóa đó đã nhập sẵn vào máy để tham chiếu với thực tế. Về hình thức kiểm tra hàng hóa thực tế theo tỷ lệ, để giảm thiểu số lô hàng, số mặt hàng phải kiểm tra, đòi hỏi Cục Hải Quan tỉnh Quảng Ninh phải làm tốt công tác quản lý rủi ro. Theo tiêu chí phân luồng trên cơ sở đó, cùng với kết quả theo dừi, kiểm tra, và cỏc thụng tin đó cú trong dữ liệu mỏy tớnh để hải quan quyết định cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng cần linh động hóa trong việc lựa chọn địa điểm kiểm tra để thực hiện hình thức và phương pháp kiểm tra. Thứ bảy, Trang bị các máy móc kỹ thuật để áp dụng vào kiểm tra thực tế hàng hóa. Xây dụng địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung đảm bảo rộng rãi, thoáng mát, đủ xây ánh sáng để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ kiểm hóa hoàn thành công việc. Xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp hay vi phạm, gian lận về Hải quan một cách đầy đủ, luôn cập nhật, để từ đó cán bộ Hải quan sàng lọc thông tin để phục vụ tối đa cho công tác kiểm tra hàng hóa. Cần bố trí các máy tính được nối mạng Internet ngay tại địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa để khi cần tra cứu thông tin gì về hàng hóa, cũng như nhập kết quả kiểm tra vào hệ thống mạng nội bộ các cán bộ có thể dễ dàng thực hiện, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh thời gian thông quan. d) Hoàn thiện hỗ trợ giải quyết những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp về kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. - Bố trí, sắp xếp lại bộ máy tổ chức kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng tinh gọn, hiệu quả; tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, rà soát chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận để đảm bảo đáp ứng yêu cầu kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn mới; thực hiện quản lý có hiệu quả các nghiệp vụ liên quan như lập kế hoạch về hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm soát hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chính xác và đúng quy định.