MỤC LỤC
Kế hoạch sản xuất là khởi đầu để lập các kế hoạch khác trong công tác kế hoạch ở doanh nghiệp, nội dung bao gồm:. - Kế hoạch sản lượng vận chuyển. - Kế hoạch các chỉ tiêu khai thác phương tiện vận tải - Kế hoạch cân đối phương tiện vận tải. Kế hoạch sản lượng vận chuyển:. Để lập kế hoạch sản lượng, chúng ta phải căn cứ vào:. - Tình hình phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội. - Kết quả công tác điều tra nghiên cứu thị trường. Các hợp đồng vận chuyển của các chủ hàng lớn mang tính chất thường xuyên. - Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng của năm trước. Thời gian lập kế hoạch vào khoảng tháng 11 hàng năm, khi đã cân đối, thống nhất doanh nghiệp sẽ giao nhiệm vụ cho các bộ phần sản xuất trong doanh nghiệp, các bộ phận này nhận và có các thông tin phản hồi, trong thời gian thực hiện kế hoạch, khoảng tháng 7 doanh nghiệp có sự xem xét tình hình thực hiện để cân đối và điều chỉnh lại kế hoạch cho hợp lý. Các chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch sản lượng đó là: loại hàng vận chuyển, khối lượng vận chuyển, thời gian vận chuyển,… Để xác định khối lượng vận chuyển có thể sử dụng các phương pháp như: phương pháp chỉ số, phương pháp mô hình tương quan, hàm xu thế, …. Kế hoạch các chỉ tiêu khai thác phương tiện Căn cứ để lập kế hoạch:. - Tình hình khai thác phương tiện ở một số năm báo cáo. - Sự mất cân đối về luồng vận chuyển mà doanh nghiệp đang khai thác - Tình hình về trạng thái kỹ thuật phương tiện của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu khai thác phương tiện phản ánh khả năng và trình đô sử dụng phương tiện vận tải, nếu nâng cao được các chỉ tiêu này thì sẽ tăng được năng suất phương tiện, tăng khả năng quay vòng của phương tiện, tiết kiệm vốn đầu tư mua sắm phương tiện. Các chỉ tiêu chủ yếu cần xác định trong kế hoạch này bao gồm:. - Trọng tải thực tế bình quân phương tiện - Hệ số lợi dụng trọng tải tĩnh. - Hệ số lợi dụng trọng tải động - Hệ số hoạt động phương tiện. - Hệ số phương tiện tốt. - Hệ số lợi dụng quãng đường - Tốc độ phương tiện. - Quãng đường hoạt động bình quân trong ngày đêm - Hệ số quay vòng phương tiện. - Năng suất phương tiện. Việc xác định các chỉ tiêu này thường dựa vào phương pháp thống kê kinh nghiệm có xét đến các yếu tố ảnh hưởng. Căn cứ vào các chỉ tiêu đã lập ra, tính năng suất phương tiện, tính sản lượng tối đa mà toàn bộ số lượng phương tiện của doanh nghiệp có khả năng thực hiện được trong năm kế hoạch, cân đối giữa sản lượng kế hoạch và khả năng đáp ứng; xác định số lượng phương tiện thừa, thiếu, từ đó để có phương án giải quyết cho hợp lý. b) Kế hoạch lao động tiền lương. Căn cứ để lập kế hoạch lao động tiền lương là:. - Kế hoạch sản lượng - Kế hoạch số phương tiện. - Các định mức kinh tế kỹ thuật của Nhà nước, của ngành và của doanh nghiệp - Các quy định, quy chế của Nhà nước về lao động và tiền lương. - Tình hình thực hiện kế hoạch tiền lương của một số năm báo cáo Nội dung kế hoạch lao động tiền lương bao gồm:. - Kế hoạch số lượng và chất lượng lao động. - Kế hoạch tăng năng suất lao động: tăng năng suất lao động là một trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả lao động, tiết kiệm số lao động sử dụng nhưng vẫn đảm bảo sản lượng kế hoạch, để tăng năng suất lao động cần có sự cố gắng của người lao động và. chủ doanh nghiệp. Vì vậy trong nội dung kế hoạch lao động không thể thiếu vắng kế hoạch tăng năng suất lao động, căn cứ vào năng suất thực tế của năm báo cáo, tiến hành phân tích và đánh giá, tình ra nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của người lao động chưa đạt tới khả năng tối đa, do yếu tố khách quan hay chủ quan, đưa ra phương án tăng năng suất hợp lý, chẳng hạn:. Chuyên môn hóa trong sản xuất. Trang bị lại nơi làm việc. Bố trí hợp lý hơn nơi làm việc. Phục vụ tốt nơi làm việc. Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Phân công lao động lại cho đúng người, đúng việc. - Kế hoạch tổng quỹ lương: tổng quỹ lương là số tiền mà doanh nghiệp sử dụng để trả lương cho người lao động, căn cứ vào tổng quỹ lương kế hoạch, doanh nghiệp xác định nguồn để chi trả, chủ động trong việc sử dụng vốn lưu động. - Kế hoạch chi trả lương: Tiền lương là phần thu nhập chính của người lao động, là khoản để trang trải chi tiêu cho bản thân và gia đình người lao động, vì vậy doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả lương đúng thời gian cho người lao động, thường thì lương của người lao động được trả 1 hoặc 2 lần trong một tháng, nếu lương tính theo sản phẩm thì bộ phận tính lương phải căn cứ vào sản lượng thực hiện của mỗ người lao động kết hợp với định mức tiền lương để xác định chính xác tiền lương cho người lao động, số lượng này được trả cho người lao động lần thức nhất mang tính chất tạm thời, lần thức hai trả phần còn lại trong tổng số mà họ được nhận được. c) Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải. Bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải là một hình thức để nâng cao chất lượng phương tiện, mục đích của bảo dưỡng là nhằm nâng cao tuổi thọ của phương tiện, sửa chữa là nhằm khôi phục lại các tính năng kỹ thuật đã mất do quá trình sử dụng phương tiện, ngoài ra sửa chữa bảo dưỡng phương tiện còn góp phần tăng mức độ an toàn cho người và tài sản khi tham gia giao thông. Căn cứ để lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa:. - Chế độ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa phương tiện do Nhà nước quy định và ban hành. - Kế hoạch sử dụng phương tiện và tổng quãng đường mà phương tiện thực hiện trong năm kế hoạch. - Trạng thái kỹ thuật của phương tiện. - Công suất thực hiện việc bảo dưỡng sửa chữa phương tiện của xưởng. Nội dung của kế hoạch bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa phương tiện:. - Xác định số lần bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa các cấp. - Xác định số ngày phương tiện nằm bảo dưỡng kỹ thật và sửa chữa. d) Kế hoạch chi phí và giá thành sản phẩm vận tải Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt giữa những nahf sản xuất với nhau để chiếm lĩnh thị trường. Chất lượng sản phẩm tốt và giá thành thấp là những tiêu chí phấn đấu của người sản xuất, có được điều đó sẽ có lợi thế trong việc thu hút khách hàng.
- Tốc độ kỹ thuật: Tốc độ của phương tiện trong quá trình hoạt động, xác định bằng tỷ số giữa quãng đường xe chạy (LLB) và thời gian xe lăn bánh (TLB). Tốc độ kỹ thuật của phương tiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng phương tiện vận tải, đường sá; chiều rộng mặt đường, độ bằng phẳng của đường, mật độ giao thông trên đường, trình độ của người lái xe.. - Tốc độ lữ hành: Tốc độ chạy bình quân của phương tiện vận tải từ điểm đầu đến điểm cuối của hành trình. dd LB Lu LB. Tốc độ lữ hành của phương tiện phụ thuộc vào các yếu tố như tốc độ kỹ thuật, phương thức điều kiển giao thông, số lần và thời gian đỗ dọc đường;. - Tốc độ khai thác phương tiện: đánh giá toàn bộ quá trình sử dụng phương tiện vận tải. dd LB dc KT LB. Trong đó: Lch– tổng quãng đường chung; TLB – thời gian xe lăn bánh; Tdc – thời gian xe đỗ ở điểm đầu và điểm cuối; Tdd – thời gian xe dừng dọc đường;. Thời gian làm việc của phương tiện a) Thời gian xếp dỡ hàng hoá. Thời gian dừng đỗ của phương tiện tại nơi xếp – dỡ hàng gồm thời gian xếp - dỡ hàng, thời gian tác nghiệp cần thiết khác (chuẩn bị, kiểm tra hàng hóa, dụng cụ xếp dỡ, ..) và thời gian chờ đợi. Thời gian xe phải chờ đợi xếp dỡ xảy ra khi mất cân đối giữa khả năng xếp dỡ của trạm với số lượng xe vào xếp dỡ. Để giảm thời gian chờ đợi cần phải có sự phối hợp tốt giữa vận tải và xếp dỡ Thời gian xếp dỡ phụ thuộc vào phương pháp tiến hành xếp dỡ, loại hàng, trọng tải phương tiện. Thời gian xếp dỡ trung bình cho một chuyến xe được xác định theo công thức:. ZC: Số chuyển vận chuyển trong kỳ; txd: thời gian xếp –dỡ của chuyến xe. b) Thời gian chuyến xe, vòng xe.
Giá thành vận tải là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chi phí bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm vận tải (T.Km hoặc HK/Km) trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp. - Tính theo chi phí cố định và chi phí biến đổi: Chi phí cố định gồm các chi phí liên quan đến khấu hao tài sản cố định (nhà xưởng, đất đai), chi phí quản lý doanh nghiệp, .; chi phí biến đổi liên quan đến chi phí sản xuất (nhiên liệu, vật tư, bảo dưỡng sửa chữa, lao động,.), các khoản thuế;.
Mức nhiên liệu tiêu thụ xe chạy có hàng Mức nhiên liệu tiêu thụ huy động.