MỤC LỤC
Mặt khác, mỗi công cụ đánh giá không nhất thiết phải sử dụng duy nhất một phương pháp đánh giá nào đó mà cần linh hoạt các phương pháp đánh giá sao cho phù hợp để đánh giá mức độ thực hiện được yêu cầu mà GV đề ra để quyết định về sự tiến bộ của HS. Sự kết hợp của các phương pháp đánh giá thực qua sản phẩm học tập, quan sát, vấn đáp, các đánh giá của HS cùng với các công cụ đánh giá như câu hỏi, bài tập, dự án, bài kiểm tra sẽ giúp thu thập các minh chứng về năng lực của người học. Việc GV thực hiện đánh giá thường xuyên từng bài học, đánh giá nhiều bài học của một chủ đề, sau nhiều chủ đề có đánh giá tổng kết chủ đề đó với nhiều YCCĐ khác nhau của chủ đề đó giúp HS phát triển năng lực bản thân.
Trong giáo dục Tin học, năng lực tự chủ của HS được biểu hiện thông qua sự tự tin và sử dụng hiệu quả các thiết bị kĩ thuật số, sản phẩm tin học trong gia đình và cộng đồng, hoặc trong học tập và công việc cá nhân; bình tĩnh, xử lí có hiệu quả những sự cố kĩ thuật, công nghệ máy tính; ý thức và tránh được những tác hại (nếu có) do máy tính, Internet mang lại. Năng lực tự chủ được hình thành và phát triển ở HS thông qua các hoạt động thực hành, thực hiện dự án, thiết kế và chế tạo các sản phẩm tin học/phần mềm đơn giản, sử dụng và đánh giá các sản phẩm Tin học, bảo đảm tính an toàn trong thế giới công nghệ máy tính - kĩ thuật số (an toàn dữ liệu, bảo mật thông tin) đối với bản thân, gia đình và cộng đồng. Trong chương trình môn Tin học, năng lực giải quyết vấn đề thể hiện thông qua năng lực thành phần đó là, Tính sáng tạo có thể lồng ghép trong quá trình dạy học các nội dung cụ thể (chủ đề con) với các hoạt động học tập cá nhân/nhóm của HS, và tư tưởng này được thực hiện thông qua các mạch nội dung, thực hành, trải nghiệm từ đơn giản đến phức tạp là điều kiện để hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Đối với nhà quản lí: Giúp họ xác định tính hiệu quả của chương trình học tập; cung cấp thông tin phản hồi cho nhà quản lý và những người thiết kế chương trình; Khẳng định với xã hội về chất lượng hiệu quả giáo dục; Hỗ trợ việc đánh giá GV thông qua kết quả giảng dạy. Thông qua sản phẩm nghiên cứu khoa học của HS, GV đánh giá được kĩ năng tự tìm kiếm và thu thập thông tin, kĩ năng tư duy, khả năng tư duy biện chứng, kĩ năng nhận xét, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày…Trong trường hợp này, GV cần xây dựng phiếu đánh giá theo tiêu chí đánh giá sản phẩm. Mặt khác, qua bài tập tình huống, GV đánh giá được tính tự lực, tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong học tập của HS, giúp HS giảm thiểu những rủi ro khi tham gia vào thực tiễn cuộc sống sau này, đồng thời HS hiểu được một tình huống thực tiễn có nhiều phương diện xem xét khác nhau, nhiều cách giải quyết khác nhau.
- Thể hiện bằng nhận xét: Đưa ra những nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS trong quá trình học tập môn học qui định trong Chương trình GDPT do Bộ GD&ĐT ban hành. - Thể hiện kết hợp giữa nhận xét và điểm số: Đưa ra những nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, KQHT môn học sau mỗi học kì, cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kì, cả năm học. - Thể hiện qua việc miêu tả mức năng lực HS đạt được: Căn cứ vào kết quả HS đạt được so với yêu cầu cần đạt của môn học, GV đưa ra những miêu tả về mức năng lực đã đạt được của HS kèm theo những minh chứng, trên cơ sở đó xác định đường phát triển năng lực của HS và đưa ra những biện pháp giúp HS tiến bộ trong những giai đoạn học tập tiếp theo.
Phương pháp: Quan sát Chỉ báo hành vi nhận dạng: Trình bày được sự hiểu biết về Internet vạn vật (IoT). Bước 4: Xây dựng công cụ, tiêu chí đánh giá. Công cụ: Bức tranh và câu hỏi khám phá. Câu hỏi khám phá: Em hiểu thế nào về IoT, cho ví dụ minh họa. Bước 5: Đánh giá KQHT thường xuyên của HS. Sau khi quan sát cách trả lời của HS, GV đánh giá kết quả mà HS đã thực hiện được. Tuy nhiên, việc đánh giá cần chú ý rằng không so sánh HS này với các HS khác, hạn chế những lời nhận xét tiêu cực trước sự chứng kiến của các HS khác trong lớp. Do đó, nhằm thúc đẩy hoạt động học tập của HS, GV cần giảm thiểu sự trừng phạt, chê bai…đồng thời tăng sự khen ngợi, động viên bằng các điểm số cao hoặc những lời nói khuyến khích HS. Bước 6: Phản hồi kết quả. Việc phản hồi kết quả đánh giá thường xuyên thông qua nhận xét hoặc điểm số nhằm chỉ ra những nội dung cần chỉnh sửa, đồng thời đưa ra lời khuyên, khuyến khích và chỉ ra nên làm gì và làm bằng cách nào. Đánh giá định kì bám sát vào yêu cầu cần đạt của mỗi chủ đề con, mỗi chủ đề lớn của từng lớp. Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với yêu cầu cần đạt đối với quy định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS. Người thực hiện đánh giá định kì có thể là GV đánh giá, nhà trường hoặc tổ chức kiểm định các cấp đánh giá. Mục đích chính của đánh giá định kì là thu thập thông tin từ HS để đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định. Dựa vào kết quả này để xác định thành tích của HS, xếp loại HS và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng. b) Nội dung biện pháp. - Việc đánh giá cần đánh giá mức độ thành thạo của HS ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập (giữa kì)/cuối kì. - Đa dạng hoá trong sử dụng các phương pháp và công cụ đánh giá;. - Chú trọng sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá được những biểu hiện cụ thể về thái độ, hành vi, kết quả sản phẩm học tập của HS gắn với các chủ đề học tập và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS;. - Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá trên máy tính để nâng cao năng lực tin học cho HS. Xây dựng nội dung đánh giá đảm bảo tính toàn diện, gắn lý luận và thực tiễn trong đề kiểm tra Tin học lớp 10. - Mục đích của biện pháp này nhằm tránh tình trạng nội dung kiểm tra mang nặng kiến thức “hàn lâm” thiếu tính vận dụng cao vào thực tiễn nhằm giúp HS biết được kiến thức, kĩ năng và vận dụng các kiến thức kĩ năng đó vào thực tiễn trong môn Tin học đáp ứng thời kì cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp GV và người quản lý có cái nhìn tổng quan về mức độ tiến bộ và khả năng của HS từ đó linh hoạt trong việc đánh giá từng cá nhân HS, phát triển cá nhân HS để HS đạt được năng lực và phẩm chất, phát huy khả năng tự cải thiện năng lực trong mọi hoạt động dạy học và giáo dục. - Ý nghĩa của biện pháp còn đảm bảo rằng việc đánh giá cần tính đến bối cảnh của từng địa phương, từng trường và từng cá nhân HS. Chẳng hạn, cùng một chủ đề và yêu cầu cần đạt nhưng HS học ở các trường chuyên, lớp chọn GV có thể linh hoạt việc thiết kế các đề kiểm tra phù hợp với các năng lực đặc thù môn Tin học lại còn phù hợp với mức độ nhận thức của HS trường chuyên. b) Nội dung biện pháp. Thực hành: (Bài toán thực tiễn) Viết chương trình nhập ba số nguyên dương a, b, c (a ≠b) và thực hiện:. 2) Tính giá trị trung bình của ba số. c) Tiến trình của biện pháp. Bước 1: Xác định mục đích của đánh giá. Bước 2: Xác định yêu cầu cần đạt của chủ đề cần đánh giá Bước 3: Xác định phương pháp và kĩ thuật đánh giá. Bước 4: Xác định công cụ đánh giá Bước 5: Thực hiện đánh giá. Bước 6: Phản hồi kết quả. Xây dựng hệ thống trực tuyến hỗ trợ đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực Tin học lớp 10. Mục đích của việc xây dựng phần mềm trên nền web hỗ trợ kiểm tra đánh giá:. Với sự phát triển của ICT giúp người học có thể học tập mọi nơi mọi lúc thông qua Internet cũng như các thiết bị công nghệ số như: Điện thoại thông minh, Ipad, máy tính có kết nối Internet…Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin đã tạo thêm môi trường giao tiếp giữa GV và HS. Ở Việt Nam, việc tăng. cường sử dụng ICT là một trong những giải pháp để hiện thực hoá các văn bản về kiểm tra đánh giá, giảm bớt áp lực cho đội ngũ GV và nhà quản lí. b) Nội dung biện pháp.
Điểm trung bình môn học kì (viết tắt là ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì với các hệ số quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 22 như sau:. TĐĐGtx: Tổng điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Có các giai đoạn xây dựng đề kiểm tra đánh giá, cụ thể:. Giai đoạn 1: Xây dựng bảng đặc tả và ma trận đề kiểm tra a) Xây dựng bảng đặc tả đề kiểm tra. - Ma trận đề kiểm tra là bản thiết kế đề kiểm tra chứa đựng những thông tin về cấu trúc cơ bản của đề kiểm tra như: thời lượng, số câu hỏi, dạng thức câu hỏi;. Dựa vào ma trận và bản đặc tả GV có thể ra đề kiểm tra sao cho bao phủ được yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của đề kiểm tra muốn xây dựng.