Quản trị vốn lưu động hiệu quả tại Công ty TNHH MTV Hà Thành

MỤC LỤC

Kết cấu của luận văn tốt nghiệp

Bùi Thu Hà, Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Hà Thành, các anh chị cán bộ chuyên môn phòng Kế toán - Tài chính Công ty TNHH MTV Hà Thành đã giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp

Xem xét chi tiết hơn, vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm: Vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công cụ dụng cụ, vốn sản phẩm dở dang, vốn về chi phí trả trước, vốn thành phẩm. Thông thường trong công tác quản lý, nguồn vốn của doanh nghiệp được phân loại theo ba phương pháp cơ bản tương ứng với ba tiêu thức đó là: Phân loại dựa vào quan hệ sở hữu vốn, Phân loại dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn và Phân loại dựa vào phạm vi huy động vốn.

Hình 1.1: Mô hình về tài trợ vốn của doanh nghiệp
Hình 1.1: Mô hình về tài trợ vốn của doanh nghiệp

Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường: vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc thiếu vốn lưu động sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể diễn ra bình thường cần quản trị vốn lưu động tốt, đảm bảo đủ vốn, sử dụng tiết kiệm mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp, nhu cầu lưu trữ vốn bằng tiền thường do 3 lý do chính: Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV HÀ THÀNH TRONG THỜI GIAN QUA

Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV Hà Thành

Tóm lại: có thể đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty thụt lùi so với năm ngoái, biểu hiện ở việc hầu hết các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động đều giảm so với năm trước. - Khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời còn ở mức thấp và thấp so với trung bình ngành, Công ty chưa đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Về nhập khẩu, do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng, các thị trường trên thế giới đều nằm trong tình trạng kiểm soát bệnh dịch, khiến nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của ngành thép bị gián đoạn, đặc biệt là các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Ngoại trừ một số “ông lớn” trong ngành như Tập đoàn Hoa Sen, Tập đoàn Hòa Phát, Thép Nam Kim vẫn liên tục báo lãi, đa số doanh nghiệp khác ghi nhận tình hình kinh doanh ảm đạm trong quý đầu năm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Bộ Xây dựng cũng nhận định, khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong quý I/2020 chỉ là bước đầu, diễn biến có thể phức tạp hơn trong quý II và có thể kéo dài. Cụ thể, đề xuất đầu tiên là được giảm thuế VAT xuống còn 5%, giảm lãi suất vay ngân hàng; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoãn, lùi thời hạn nộp thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu,tiền thuê đất, bảo hiểm xã hội….

Đảm bảo chất lượng về sản phẩm và dịch vụ cung ứng để nâng cao uy tín, tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, đồng thời củng cố các mối quan hệ đã có với các đối tác cũng như mở rộng mối quan hệ với nhiều khách hàng hơn.

Các giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV Hà Thành

+ Bên cạnh chính sách chiết khấu thanh toán đã được công ty triển khai trong những năm vừa qua, công ty cũng cần chú trọng điều chỉnh toàn diện chính sách bán chịu để chính sách này có thể phối hợp hiệu quả cùng các chính sách kinh doanh khác mà đặc biệt là chính sách chiết khấu thương mại để góp phần gia tăng sản lượng hàng hóa tiêu thụ cũng như doanh thu bán hàng. + Trọng tâm của chính sách bán chịu mà công ty cần nghiên cứu và xây dựng là xác định các tiêu chuẩn cần thiết và giới hạn tối thiểu về uy tín của khách hàng cũng như những điều khoản cơ sở về chính sách bán chịu như thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu phù hợp với đặc điểm và khả năng của từng nhóm khách hàng, từng đối tượng khách hàng. + Xác định thời hạn thanh toán và cân đối tỷ lệ chiết khấu phù hợp Trong việc xác định thời hạn thanh toán và tỷ lệ chiết khấu đối với hàng bán chịu DN cần phải lưu ý: Trước khi đưa ra quyết định về chính sách bán hàng có chiết khấu, công ty cần phải xem xét khoản tiết kiệm chi phí có đủ bù đắp khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp dành trả cho khách hàng do giảm giá hàng bán chịu hay không và tương tự như vậy đối với thời hạn bán chịu công ty cũng nên có sự so sánh mức doanh thu tiêu thụ tăng thêm với chi phí tăng thêm phân bổ cho hoạt động quản trị khoản phải thu.

Chỳ ý xõy dựng kế hoạch tiền mặt và phõn loại, theo dừi từng khoản nợ chiếm dụng nhà cung cấp để trả đúng hạn nhằm tạo lập mối quan hệ bạn hàng lâu dài, nâng cao uy tín tín dụng thương mại của doanh nghiệp trên thị trường, giúp doanh nghiệp dễ dàng tăng cường được nguồn vốn chiếm dụng từ các nhà cung cấp khác, đồng thời cân nhắc với chính sách chiết khấu được hưởng để đưa ra quyết định lựa chọn chính xác có lợi nhất cho doanh nghiệp. - Tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm bằng các biện pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing, xây dựng chiến lược bán hàng, chính sách bán hàng, chiết khấu thương mại hợp lý, không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín của doanh nhiệp, cung ứng nhanh chóng, kịp thời sản phẩm cho các khách hàng…. - Xây dựng chính sách dự trữ HTK hợp lý, rà soát và kiểm tra thường xuyên nhu cầu hàng hóa, giá cả và tình hình biến động thị trường nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra thường xuyên, đều đặn, cung ứng sản phẩm kịp thời ra thị trường, tránh lãng phí, tồn trữ quá mức làm giảm hiệu suất sử dụng vốn tồn kho.

Đồng thời, phân công lao động hợp lý phù hợp với trình độ, khả năng của từng người để họ có thể phát huy khả năng và cống hiến cho công ty, sử dụng hiệu quả chi phí tiền lương, thưởng trong kinh doanh nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, từ đó tăng hiệu suất hoạt động VLĐ cho công ty.

Điều kiện thực hiện các giải pháp 1. Đối với Nhà nước

Trong tình hình nền kinh tế khó khăn như hiện nay, để hoạt động tài chính của các công ty đạt kết quả tốt, Nhà nước cần tăng cường ổn định tình hình chính trị, ổn định nền kinh tế vĩ mô cũng như về mặt tài chính tiền tệ, các chính sách kinh tế xã hội. Nhà nước cần có các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế phát triển như: có thêm các gói kích cầu tiêu thụ bất động sản, tạo điều kiện cho các công ty tiếp cận nguồn vốn… Đồng thời có các giải pháp ổn định thị trường. Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành để công ty có cơ sở chính xác cho việc đánh giá vị thế của mình, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó có biện pháp thích hợp.

Để quá trình xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp có kết quả phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì doanh nghiệp cũng cần tập trung chú trọng hơn công tác dự báo toàn diện các khả năng diễn biến thực tiễn khả thi để tạo sự linh hoạt, chủ động cho Công ty. Do thị trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, yêu cầu của thị trường càng cao, do đó công ty nên có các buổi khảo sát thực tế tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để không ngừng cải tiến sản phẩm cung ứng. Trên cơ sở những vấn đề lý luận tổng quan về vốn lưu động, em đã tìm hiểu, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV Hà Thành.

Do hạn chế về mặt thời gian và trình độ lý luận, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để luận văn này được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa.