Một số biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học rối loạn tăng động giảm chú ý

MỤC LỤC

Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề tổ chức dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học rối loạn tăng động giảm chú ý. Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học rối loạn tăng động giảm chú ý.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện có phạm vi nghiên cứu ở 12 trường tiểu học trên địa bàn quận 10 – TP.HCM.

Đóng góp của luận văn

Đề tài có ý nghĩa đối với giáo viên dạy hòa nhập cho học sinh tiểu học mắc hội chứng ADHD và cho cả phụ huynh có con bị hội chứng này trong việc giúp trẻ nhanh hòa nhập và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ADHD.

Một số biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học rối loạn tăng động giảm chú ý

Một số khái niệm cơ bản

Theo ICD-10 (Phân loại bệnh tật quốc tế sửa đổi lần thứ 10 - the 10th revision of the International Statistical Classification of Diseases), rối loạn tăng động giảm chú ý thuộc mục F90 có đặc điểm là: dấu hiệu khởi phát sớm, sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, kém kiểm tra với thiếu chú ý rừ rệt và thiếu kiờn trỡ trong cụng việc; và những đặc điểm hành vi lan toả trong một số lớn hoàn cảnh và kéo dài với thời gian.[27]. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù,… Các giáo viên và nhân viên nhà trường cần thấm nhuần tư tưởng hoà nhập để trẻ khuyết tật được phụ thuộc lẫn nhau, được chấp nhận, được có giá trị, được hỗ trợ của bạn bè… Trường hoà nhập là "Tổ chức giải quyết vấn đề đa dạng nhằm chú trọng đến việc học của mọi trẻ.

Khái quát về đặc điểm của trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý

Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,..Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập [9]. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,..Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định [9].

Giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý

Chúng có thể gặp khó khăn khi kết bạn với những trẻ khác trong lớp và có thể gặp khó khăn khi suy nghĩ về những kết quả (hậu quả) về mặt xã hội cho những hành động của chúng. Trẻ cũng rất khó khăn trong việc hợp tác với người lớn như bố, mẹ, anh chị, cô giáo trong sinh hoạt hằng ngày. Tất cả những điều trên cho chúng ta thấy rằng ở trẻ ADHD sự rối loạn hành vi và cảm xỳc cũng biểu hiện rất rừ [13]. - Giáo dục hoà nhập coi trọng sự cân đối giữa kiến thức và kỹ năng xã hội. Môi trường giáo dục thay đổi, các em được tự do giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau làm cho các em phát triển toàn diện hơn và thích ứng tốt hơn với môi trường xã hội. Giáo dục hoà nhập sẽ tạo ra cơ hội, môi trường để các lực lượng tham gia giáo dục có điều kiện hợp tác với nhau vì mục tiêu chung. Đây cũng là môi trường mà mọi người trong cộng đồng có dịp tiếp cận với trẻ khuyết tật nhiều hơn, thấy rừ hơn những nhu cầu, tiềm năng của cỏc em, những mặt mạnh, khú khăn của các em, từ đó thấy cần phải làm những gì để hỗ trợ các em nhiều hơn. Càng có nhiều người hiểu các em, giúp đỡ các em, chắc chắn các em sẽ có sự phát triển tốt hơn [20]. - Giáo dục hoà nhập là mô hình hoàn thiện nhất trong các mô hình giáo dục trẻ khuyết tật. Giáo dục hòa nhập có cơ sở lý luận vững chắc về đánh giá con người, về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và các giải pháp thích hợp trong tổ chức cũng như trong tiến hành giáo dục. Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật được áp dụng những lý luận dạy học hiện đại - lấy người học là trung tâm. Chương trình được điều chỉnh, phương pháp được đổi mới thích hợp cho mọi học sinh [20]. - Giáo dục hoà nhập là mô hình giáo dục kinh tế nhất, mang tính nhân văn nhất. Mụ hỡnh này làm cho mọi trẻ em đi học đều vui, đều thấy rừ trỏch nhiệm của mình. Nó cũng làm cho người lớn gần gũi nhau hơn, có cơ hội hợp tác với nhau vì sự nghiệp giáo dục trẻ khuyết tật [20]. Bản chất của giáo dục hòa nhập:. Mọi trẻ em đều được học trong môi trường giáo dục, mà trong đó trẻ có điều kiện và có cơ hội để lĩnh hội những tri thức mới theo nhu cầu và khả. năng của mình. Để có một môi trường học tập như vậy cho mọi trẻ em, giáo dục hoà nhập cần đề cập đến những nội dung cơ bản sau đây trong dạy và học:. - Trẻ được học theo một chương trình phổ thông. - Tuỳ theo năng lực và nhu cầu của từng trẻ mà giáo viên có trách nhiệm điều chỉnh nội dung cho phù hợp. - Đổi mới phương pháp dạy và học, đặc biệt giáo viên cần biết cách điều chỉnh và lựa chọn những hoạt động học tập sao cho mọi trẻ đều có đủ những điều kiện thuận lợi và cơ hội để lĩnh hội kiến thức mới. - Môi trường giáo dục phù hợp cho mọi đối tượng. - Học sinh khuyết tật được học ở trường thuộc khu vực sinh sống. - Học sinh khuyết tật với tỉ lệ hợp lý được bố trí vào lớp học phù hợp lứa tuổi. Cung cấp các dịch vụ và giúp đỡ học sinh ngay trong trường hoà nhập. - Mọi học sinh đều là thành viên của tập thể. Bạn bè cùng lứa giúp đỡ lẫn nhau. - Đánh giá cao tính đa dạng của học sinh. - Điều chỉnh chương trình phổ thông cho phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh. Phương pháp dạy học đa dạng dựa vào điểm mạnh của học sinh. Học sinh với những khả năng khác nhau được học theo nhóm. - Giáo viên phổ thông và chuyên biệt cùng chia sẻ trách nhiệm giáo dục mọi đối tượng học sinh. - Chú trọng cả lĩnh hội tri thức và kĩ năng xã hội. Môi trường giáo dục hòa nhập cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý:. Yếu tố môi trường có ý nghĩa quyết định trong việc giáo dục trẻ ADHD. Hơn nữa, nhờ việc tổ chức môi trường, tổ chức các hoạt động trong môi. trường và thông qua những tác động trong các mối quan hệ tương tác mà người giáo viên có thể kiểm soát, nâng cao được kết quả học tập của trẻ ADHD. Theo các tác giả Samuel A.Kirk, James J.Gallagher & Nicholas J.Anastaslow, các yếu tố của một môi trường lớp học hoà nhập bao gồm: [5]. 1) Sắp xếp, tổ chức cơ sở, điều kiện vật chất lớp học, bao gồm: kích cỡ lớp học; sử dụng không gian; trang trí các bức tường; ánh sáng; sử dụng nền nhà;. các tủ chứa đồ dùng học tập;. 2) Nề nếp lớp học, gồm nề nếp học tập các môn học và nề nếp tổ chức các hoạt động;. 3) Bầu không khí lớp học: thái độ và cách cư xử của các thành viên trong lớp học;. 4) Quản lý hành vi của trẻ trong lớp học, gồm những qui định của lớp học, sự giám sát, kiểm tra và những chiến lược khuyến khích;. 5) Sử dụng thời gian, bao gồm thời gian học tập và chuyển giao giữa các hoạt động. Khi phân tích ảnh hưởng của môi trường hoà nhập nói chung và môi trường lớp học hoà nhập, theo nghiên cứu của các tác giả trên, về phương diện tích cực thì môi trường hoà nhập tạo những cơ hội cho trẻ khuyết tật cũng như trẻ ADHD: được tương tác với những trẻ bình thường khác; có những mẫu hành vi tích cực; học tập lẫn nhau; được chấp nhận là thành viên; tạo sự thay đổi tích cực đối với những trẻ bình thường.

Tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý

- Đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo (lĩnh hội một nền học vấn) một cách có kế hoạch, có hệ thống, phù hợp với yêu cầu tâm lí học, giáo dục học, vệ sinh học đường.. - Đảm bảo sự thống nhất dạy học trong toàn quốc, nhất là về các mặt kế hoạch xã hội và nội dung dạy học: đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất trong dạy học. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa học sinh trong học tập và giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức khác. - Không có thời gian, điều kiện để học sinh nắm vững ngay tất cả tri thức cũng như rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trên lớp theo chương trình học tập. - Không có điều kiện để giáo viên chú ý đầy đủ đến các đặc điểm nhận thức riêng của từng học sinh. - Không có điều kiện để thoả mãn những nhu cầu rộng rãi và sâu sắc những tri thức trong chương trình và vượt ra ngoài phạm vi quy định của chương trình. Với những ưu nhược điểm chủ yếu trên, HTTCDH lớp - bài là hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở trường phổ thông nói chung và ở tiểu học nói riêng, song không phải là hình thức tổ chức dạy học duy nhất. Do đó, cần phải được bổ sung và hỗ trợ bởi những HTTCDH khác ở tiểu học [7]. Hình thức học ở nhà:. Hình thức học ở nhà là hình thức tổ chức hỗ trợ cho hình thức lớp - bài và có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là một loại hoạt động độc lập của học sinh. Hình thức học ở nhà giúp cho học sinh có được những điều sau đây:. Rèn luyện tính độc lập trí tuệ, tính độc lập về mặt tổ chức học tập và bộc lộ đặc điểm cá nhân trong học tập. - Mở rộng, đào sâu, hệ thống hoá những điều đã học. - Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. b) Một số điều kiện để hình thức học ở nhà đạt hiệu quả cao. - Cá biệt hoá bài tập về nhà, trên cơ sở những bài tập bắt buộc chung cả lớp chú ý những bài tập dấu (*): đảm bảo cho các bài tập có tính đa dạng. Bồi dưỡng cách tổ chức học tập, phương pháp học tập: xây dựng cho học sinh góc học tập có đầy đủ điều kiện vệ sinh phương tiện làm việc [7]. Hình thức hoạt động ngoại khoá:. Một trong những hoạt động ngoại khoá là hình thức tham quan [7]. Các bước tham quan gồm:. + Tiến hành tham quan. Hình thức thảo luận. Hình thức phụ đạo. Phu ̣ đa ̣o học sinh yếu – kém: Những học sinh này do năng lực hạn chế nên cần bồi dưỡng về phương pháp học tập để bổ sung kiến thức. Phu ̣ đa ̣o học sinh khá – giỏi: Phải tăng cường các hoạt động độc lập có trình độ ngày càng cao, trên cơ sở tính đến năng lực nhận thức của từng cá nhân [7]. Các hình thức tổ chức dạy học tiểu học trên có quan hệ và bổ sung cho nhau, song hình thức tổ chức dạy ho ̣c lớp – bài vẫn là HTTCDH cơ bản mà các HTTCDH khác chỉ là hỗ trợ bổ sung. Do vậy, mỗi giáo viên cần phối hợp,. sử dụng chúng một cách khéo léo và sáng tạo trong dạy học, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. * Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục a) Nội dung.

Khái quát về địa bàn và quá trình khảo sát thực trạng

+ Đơn vị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hoàn thành công tác xóa mù chữ Tiểu học vào năm 1995, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở (năm 2000), phổ cập giáo dục bậc Trung học phổ thông (năm 2003) và tiếp tục duy trì, giữ vững thành tích trong công tác phổ cập giáo dục đã được thành phố công nhận hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi,. Thuận lợi cơ bản của Ngành Giáo dục Quận 10 là được Lãnh đạo Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận rất quan tâm, luôn kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục nhất là vấn đề thực hiện công tác tư tưởng chính trị, công tác qui hoạch cán bộ quản lý, chuẩn hoá đội ngũ tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị,.

Bảng   2.3.  Thống   kê   trình  độ   chuyên   môn   giáo  viên   tiểu  học  đạt chuẩn
Bảng 2.3. Thống kê trình độ chuyên môn giáo viên tiểu học đạt chuẩn

Phương pháp khảo sát

Đồng thời, thông qua dự giờ thăm lớp, phỏng vấn trò chuyện và nghiên cứu các sản phẩm hoạt động khác của 35 em học sinh mắc ADHD để rút ra đặc điểm chung của học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 10 – TP Hồ Chí Minh. - Đối với giáo viên: Lấy thông tin bằng phiếu hỏi (theo phụ lục) và trực tiếp dự giờ nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập; về môi trường học tập; về kinh nghiệm tổ chức các hoạt động dạy hòa nhập cho học sinh mắc ADHD.

Thực trạng nhận thức, thái độ và kinh nghiệm của giáo viên về dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học rối loạn tăng động giảm chú ý ở các

Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng điều tra với hình thức đưa ra hai quan điểm: Một là “Việc học sinh khuyết tật học hòa nhập sẽ giúp nhà trường trở thành địa chỉ giáo dục đáp ứng nhu cầu được học tập cho mọi đối tượng học sinh”; hai là “Nhà trường bị áp lực từ phía phụ huynh học sinh bình thường nếu cho học sinh ADHD vào học cùng.”. Vấn đề này hiện đang bị bỏ ngừ vỡ rất nhiều lớ do: cụng việc của giỏo viờn dạy hòa nhập quá căng thằng, phải thực hiện song song hai nhiệm vụ vừa đảm bảo mặt bằng chung cho cả lớp, vừa dạy trẻ học hòa nhập, trong khi đó sĩ số không hề giảm, thời lượng vẫn như lớp bình thường, kinh phí hỗ trợ hạn hẹp, thậm chí không có… điều này là không công bằng nếu so với giáo viên dạy lớp bình thường.

Bảng 2.4. Thống kê tổng quan về các giáo viên được khảo sát:
Bảng 2.4. Thống kê tổng quan về các giáo viên được khảo sát:

Thực trạng nhận thức của phụ huynh về vai trò, ý nghĩa của tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý

Thế nhưng không ít phụ huynh lo lắng không muốn con mình học chung với trẻ ADHD vì những hành vi không bình thường của trẻ ADHD có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập cũng như hình thành tính cách của con em họ, sợ con mình bị gây nguy hiểm, bị bắt chước…Thậm chí có phụ huynh cho rằng trẻ ADHD chỉ gây phiền toái, giáo viên sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết những phiền toái này thì không đảm bảo việc dạy dỗ con em họ, thêm vào đó có phụ huynh còn cho rằng trẻ ADHD sẽ chẳng phát triển được gì khi học hòa nhập. Tất cả những điều tra trên cho chúng ta những lý giải cho việc khi nhận trẻ ADHD vào học hòa nhập đã có nhiều phụ huynh trẻ bình thường tỏ thái độ khó chịu, căng thẳng và thậm chí đề nghị Ban giám hiệu để xin chuyển lớp cho con, nếu không được chuyển họ sẽ cấm con mình giao lưu với các em mắc ADHD.

Các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học rối loạn tăng động giảm chú ý

Trẻ em không giống nhau, ngay cả trong những trẻ ADHD, do đó không nên giảng dạy cào bằng mà phải căn cứ vào nhu cầu, năng lực của từng trẻ ADHD để xây dựng một kế hoạch giảng dạy phù hợp, làm thế nào để trẻ không cảm thấy bị hạn chế trong khi được học tập, được tham gia mọi hoạt động bình thường trong môi trường giáo dục với mọi trẻ em khác. Giáo viên cần quán triệt các văn bản hướng dẫn về đánh giá cho đối tượng trẻ bình thường bậc học tiểu học kết hợp với các văn bản về giáo dục hoà nhập như: Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006, Ban hành Quy định về giáo dục hoà nhập cho người tàn tật, khuyết tật của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thăm dò sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

- Riêng 3 biện pháp Lượng giá đầu vào ,Tổ chức tiết học cá nhân ,Tổ chức hoạt động ngoại khóa vẫn còn một số nhỏ ý kiến cho rằng không cấp thiết vì theo một số giáo viên này họ gặp khó khăn nhiều vì sĩ số lớp còn quá đông (có lớp lên đến 46 học sinh), việc lớp đạt yêu cầu chung là đã tốt lắm rồi, họ khó có thời gian để đầu tư vào những hoạt động mà biện pháp đề xuất. Tóm lại, kết quả thăm dò mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học rối loạn tăng động giảm chú ý cho thấy, phần lớn số người được trưng cầu ý kiến đã tán thành với những biện pháp được tác giả đề tài xây dựng.

Bảng 3.2. Mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đối với phụ huynh có con mắc ADHD học hòa nhập
Bảng 3.2. Mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đối với phụ huynh có con mắc ADHD học hòa nhập

Thực nghiệm các biện pháp

    Mặc dù đề tài chỉ mới thử áp dụng một biện pháp Tổ chức tiết học cá nhân cho trẻ ADHD học hòa nhập ở một số trường tiểu học trên địa bàn quận 10 trong số 7 biện pháp mà chúng tôi đề xuất nhưng đã cho thấy được hiệu quả của nó trong việc tổ chức hoạt động dạy học trẻ ADHD học hòa nhập ở trường tiểu học. Kết quả cho thấy: Thực trạng nhận thức, thái độ và kinh nghiệm của giáo viên về dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học rối loạn tăng động giảm chú ý ở các trường tiểu học còn khá nhiều bất cập và hạn chế; Thực trạng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập trẻ ADHD trong phụ huynh khá khác biệt, họ chưa thật sự tin tưởng vào tác dụng tích cực của công tác này; Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh tiểu học tăng động giảm chú ý ở các trường tiểu học trên địa bàn chưa phát huy được ý nghĩa thiết thực của giáo dục hòa nhập đối với đối tượng học sinh này, mức độ trí tuệ của các em chưa tương thích với kết quả học tập trên lớp.

    Bảng 3.3. Kết quả hai môn Tiếng Việt và Toán trước thực nghiệm
    Bảng 3.3. Kết quả hai môn Tiếng Việt và Toán trước thực nghiệm

    Kiến nghị

    Tất cả các biện pháp qua thực nghiệm nhận thấy phù hợp với điều kiện thực tế ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh, được giáo viên, phụ huynh học sinh ADHD đánh giá cao về mức độ cấp thiết và tính khả thi. - Tăng thêm ngân sách của thành phố cho công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, trong đó ưu tiên kinh phí hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên dạy hoà nhập và cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật,trẻ ADHD.

    2 điểm)

    Biển rất đẹp.Vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc của biển phần lớn do mây, trời và ánh sáng tạo nên.Trời xanh thắm, biển cũng thắm xanh. Ánh nắng như ánh sáng của chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.