Báo cáo thực tập về cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty CP May 10

MỤC LỤC

Tổ chức bộ máy của Công ty 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Phòng kinh doanh: là bộ phận có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc tổ chức kinh doanh thương mại hàng may mặc tại thị trường trong và ngoài nước, thực hiện công tác cung ứng vật tư, trang thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất và yêu cầu đầu tư phát triển của Công ty, nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm, đàm phán ký kết hợp đồng với khách hàng, đặt hàng với phòng kế hoạch, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hoá khác tại thị trường trong và ngoài nước theo quy định của Công ty nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng kỹ thuật: có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện, công tác tổ chức sản xuất nghiên cứu các ứng dụng phục vụ cho sản xuất các thiệt bị hiện đại, các công nghệ tiên tiến và các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nghiên cứu đổi mới máy móc thiết bị theo yêu cầu của Công ty nhằm đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 1 Lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của Công ty

Phân xưởng cơ điện: có chức năng cung cấp năng lượng , bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, chế tạo công cụ, thiết bị mới và các vấn đề có liên quan đén quá trình sản xuất chính và các hoạt động khác của công ty. Ngoài ra, Công ty còn mở rộng kinh doanh sang các khác như: kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp hàng tiêu dùng, kinh doanh văn phòng, bất động sản và nhà ở cho công nhân đào tạo nghề, xuất nhập khẩu trực tiếp. Đến nay, hệ thống các shop, cửa hàng của Công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Bình, Thanh Hoá,… Khách hàng mục tiêu của Công ty là những người có thu nhập từ trung bình trở lên.

Công ty không ngừng củng cố hoạt động của các chi nhánh và mở rộng mạng lưới tiêu thụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại Tràng Tiền Plazza…. Thị trường nước ngoài: là thị trường đem lại doanh thu và lợi nhuận hàng năm cho công ty, được thực hiện thông qua hình thức gia công xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB. Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, sản phẩm của Công ty đã thâm nhập vào những thị trường mới như Hàn Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ… Năm 1993, công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sang Đức và EU.

Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh tại các xí nghiệp thì phải trải qua nhiều bước công việc khác nhau trong một dây chuyền dọc kết hợp với xương cá.

Bảng 1: Bảng thống kê nhãn mác sản phẩm của Công ty May 10
Bảng 1: Bảng thống kê nhãn mác sản phẩm của Công ty May 10

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

    Có được điều này là do trong những năm gần đây chất lượng sản phẩm của Công ty không ngừng được cải thiện, uy tín của Công ty được nâng lên, thu nhập của người tiêu dùng cũng tăng lên, lượng khách hàng đến với công ty ngày càng nhiều. Vì vậy, khi quy mô sản xuất của Công ty tăng lên, máy móc trang thiết bị còn chậm được đổi mới thì nhu cấu về lao động trực tiếp của công ty tăng lên là tất yếu và thực tế là số lượng lao động trực tiếp của Công ty không ngừng tăng lên. Điều này cho chúng ta thấy sự cố gắng của Công ty trong việc nâng cao sức sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, tập trung nguồn lực cho sản xuất, tiến hành cắt giảm những công đoạn hành chính rườm rà không cần thiết.

    Công ty cần quan tâm, chú trọng hơn vào công tác đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên các phòng ban chức năng, đồng thời có các biện pháp nhằm nâng cao trình độ quản lý, đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, giảm chi phí góp phần tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. Nếu giữ được mức tăng này trong những năm tới thì đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện, có điều kiện nâng cao mức sống, từ đó góp phần nâng cao trình độ sản xuất, đóng góp tốt hơn sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế xảy ra lạm phát ở tỷ lệ cao và có xu hướng gia tăng như ở nước ta hiện nay, thu nhập của người lao động cần được tăng nhanh hơn nữa, tạo thuận lợi cho họ trong vấn đề sinh hoạt, chi tiêu.

    Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam hiện nay là Nhật Bản đã đạt được tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn” với mặt hàng dệt may trong EPA với 6 nước ASEAN (Singapore, Malaysia, Philipines, Indonesia, Bruney và Thái Lan) trong năm 2007 và các nước này đã hạ mức thuế quan xuống 0%. Mặc dù, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) đang được đàm phán và phía Nhật yêu cầu Việt Nam muốn hàng dệt may được hưởng mức thuế ưu đãi 0% thì phải đảm bảo yêu cầu xuất xứ “hai công đoạn” rất ngặt nghèo của Nhật là phải sản xuất từ nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam, của Nhật hoặc từ các nước thành viên của ASEAN. Việc hưởng ưu đãi từ hiệp định này của các doanh nghiệp dệt may gặp rất nhiều khó khăn vì ngành dệt may của Việt Nam hiện phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu và trên 80% nguồn nguyên phụ liệu hiện được nhập khẩu từ các nước ngoài Nhật và ASEAN.

    Bảng 7: Tình hình xuất nhập khẩu của Công ty từ năm 2004 – 2006  (Đơn vị: USD)
    Bảng 7: Tình hình xuất nhập khẩu của Công ty từ năm 2004 – 2006 (Đơn vị: USD)

    ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI

      Bên cạnh đó, Công ty đã giao trách nhiệm cho các phòng ban có liên quan lập kế hoạch nhằm nâng cao chất lương sản phẩm trên cơ sở nâng cao trình độ quản lý, trình độ máy móc thiết bị cũng như tay nghề của công nhân trong Công ty. Phòng kỹ thuật đã có rất nhiều cố gắng trong việc tạo lập các quy trình công nghệ phù hợp với trình độ của máy móc thiết bị và trình độ tay nghề của người lao động, bố trí máy móc, trang thiết bị phù hợp với dây chuyền sản xuất. Do vậy, năng lực sản xuất của máy móc thiết bị được nâng cao, tạo ra được những sản phẩm có chát lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu của cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU,… Năm 2007, công ty đã đầu tư một phần mềm quản lý công nghệ nên đã thực hiện chuẩn hoá các thao tác của từng bộ phận may,cắt, là và tạo cho cán bộ quản lý một phương pháp đào tạo công nhân cơ bản.

      Trong năm 2007 này, Công ty đã dành một nguồn kinh phí đích đáng để quảng bá hình ảnh của Công ty qua các hoạt động như truyền thông trên truyền hình VTV, truyền hình Hà Nội, trên các báo, tạp chí, các hoạt động thời trang, các hình thức quảng cáo trên các tám biển lớn, trên ôtô, các hoạt động tài trợ,…. Mặc dù, Công ty có chế độ bảo dưỡng máy móc, thiết bị nhưng việc thực hiện không có kế hoạch, không đưa ra được những yêu cầu cụ thể của công việc cũng như chưa có các hình thức thưởng phạt, khiển trách phù hợp đối với những công nhân không chấp hành lịch bảo dưỡng hàng tuần. Công ty cũng chưa có chế độ kiểm tra giảm sát các máy móc thiết bị để kịp thời tìm ra những sai lệch về mặt kỹ thuật, tiến hành khắc phục, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (chỉ khi nào có sai hỏng thì mới bắt tay vào sửa chữa).

      Nhưng hiện nay, vẫn chưa tối ưu: lực lượng lao động gián tiếp vẫn còn nhiều (mặc dù đang có xu hướng giảm), việc bố trí sản xuất chưa hợp lý, sản phẩm còn phải qua tay nhiều người, việc bố trí dây chuyền cũng chưa. - Đặc biệt coi trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tiếp tục có cơ chế để thu hút và giữ nhân tài, thực hiện tốt chế độ phân phối “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”. - Tổ chức Đàn, Công đoàn và Đoàn Thanh niên trong công ty tập trung vào công tác tuyên truyền, giáo dục mỗi thành viên trong công ty nắm vững tư tưởng, làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Tư tưởng thông thì công việc tốt”.