Nghiên cứu Hành vi Sau Mua Của Khách Hàng Đối Với Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm Tại TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Huế

MỤC LỤC

Cơ sở thực tiễn

Vừa qua, NHNN chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức, phối hợp các cơ quan chức năng thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, xử lý các trường hợp phá trần lãi suất, đầu cơ, găm giữ, kinh doanh trái pháp luật vàng, ngoại tệ và niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ trên địa bàn. Để đạt được các chỉ tiêu này, NHNN chi nhánh phải quán triệt và triển khai kịp thời sự chỉ đạo về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2012 của NHNN; cần đề ra kế hoạch kinh doanh cụ thể và phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch được giao của mỗi chi nhánh; Tuân thủ các quy định của pháp luật về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và hoạt động ngân hàng; Đẩy mạnh việc huy động vốn với nhiều chính sách đa dạng phù hợp với quy định về cơ chế tiền gửi, thanh toán, lãi suất, khuyến mại…bảo đảm khả năng thanh toán và đáp ứng nhu cầu vay có hiệu quả của doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn; Thực hiện nghiêm việc ấn định lãi suất huy động và cơ chế cho vay theo quy định của NHNN Việt Nam; tiến tới giảm dần lãi suất cả tiền gửi và tiền vay trong năm 2012; Kiểm soát rủi ro tín dụng, không để phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn; Cho vay ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo thu hồi nợ vay bằng ngoại tệ; Phát triển hệ thống thanh toán thông qua liên kết, ứng dụng công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng.

Nghiên cứu hành vi sau khi mua của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín – chi nhánh

Nghiên cứu hành vi sau khi mua của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín – chi nhánh Huế

    Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho Sacombank – Huế, bởi lẽ ngân hàng đã làm hài lòng khách hàng, tạo ấn tượng tốt đẹp khiến họ trở thành những khách hàng trung thành và trở thành cầu nối giới thiệu bạn bè, người thân đến giao dịch với ngân hàng. Chính mức thu nhập và tính chất nghề nghiệp đã quyết định đến mức độ thường xuyên gửi tiết kiệm của khách hàng và theo quan sát, đa số những khách hàng làm nghề kinh doanh, buôn bán có nhu cầu gửi tiết kiệm thường xuyên hơn so với những ngành nghề khác. Những kỳ hạn ngắn được khách hàng đa số lựa chọn bởi trong tình hình lãi suất biến động và những nhu cầu phát sinh bất ngờ trong tương lai thì kỳ hạn này rất tối ưu, khách hàng vừa nhận được lãi suất cao lại dễ dàng rút tiền khi có nhu cầu, và khi khách hàng không tất toán đúng hạn thì khoản tiền gửi sẽ tự động tái tục với kỳ hạn như trước.

    Thang đo mà nhóm nghiên cứu sử dụng gồm 5 thành phần chính: Mức độ tin cậy được đo lường bằng 5 biến quan sát; Khả năng đáp ứng của ngân hàng được đo lường bằng 8 biến quan sát; Năng lực phục vụ được đo lường bằng 4 biến quan sát; Đồng cảm được đo lường bằng 4 biến quan sát; Phương tiện hữu hình được đo lường bằng 6 biến quan sát.

    Bảng 2.5 – Lý do khách hàng gửi tiết kiệm tại Sacombank – Huế
    Bảng 2.5 – Lý do khách hàng gửi tiết kiệm tại Sacombank – Huế

    ĐÁP ỨNG: Cronbach's Alpha = 0,801

    Đó là việc làm không kém phần quan trọng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ gửi tiết kiệm tại Sacombank – Huế. Độ tin cậy thang đo được định nghĩa là mức độ mà nhờ đó sự đo lường của các biến điều tra không gặp phải các sai số và kết quả phỏng vấn khách hàng là chính xác và đúng với thực tế.

    Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, tôi sử dụng hệ số đo lường Cronbach’s Alpha để đánh giá cho mỗi khái niệm nghiên cứu.

    PHƯƠNG TIỆN HỮU HÌNH: Cronbach's Alpha = 0,778

    Với kết quả kiềm định KMO là 0,842 lớn hơn 0,5 và p – value của kiểm định Barlett bé hơn 0,5 (các biến quan sát tương quan với nhau trong tổng thể) nên có thể kết luận được rằng dữ liệu khảo sát được đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và có thể sử dụng các kết quả đó. Mô hình hồi quy mà đề tài nghiên cứu áp dụng là mô hình hồi quy đa biến ( mô hình hồi quy bội), để đo lường xem mức độ tác động của các nhân tố trên đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Sacombank – Huế bằng phân tích hồi quy dựa trên việc đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố được rút trích. (Nguồn: Số liệu điều tra, Phụ lục 2.6) Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy đối các yếu tố đánh giá về cơ sở vật chất ngân hàng đều có mức ý nghĩa Sig.< 0,05, nên ta bác bỏ giả thiết H0, kết hợp với giá trị trung bình của các yếu tố này khá cao khoảng 4,07 nên ta có thể kết luận rằng khách hàng đánh giá đồng ý đối với các nhận định này.

    (Nguồn: Số liệu điều tra, Phụ lục 2.6) Dựa vào số liệu ở bảng trên, chúng ta thấy rằng trong các tiêu chí đánh giá về chất lượng các gói sản phẩm tiết kiệm, các yếu tố có mức ý nghĩa Sig.< 0,05 nên ta bác bỏ giả thiết H0, bên cạnh đó giá trị trung bình của các yếu tố này là khá cao, xấp xỉ 4,0 nên có thể kết luận khách hàng đồng ý với nhận định các gói sản phẩm tiết kiệm tại Sacombank – Huế đa dạng và đáp ứng được nhu cầu gửi tiết kiệm. Họ có những hành vi truyền miệng tích cực đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, đây là một tín hiệu đáng mừng và rất thuận lợi đối với ngân hàng, bởi khi điều tra nguồn thông tin khách hàng biết đến dịch vụ gửi tiết kiệm tại Sacombank – Huế thì đa số cho rằng họ được giới thiệu thông qua bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Ngoài ra trong quá trình điều tra phỏng vấn thông tin khách hàng thì cũng có 8 khách hàng cho rằng họ có ý định ngưng gửi tiết kiệm tại Sacombank – Huế, khi được tìm hiểu thì đa phần trong số họ là do có nhu cầu sử dụng tiền gửi tiết kiệm nên buộc phải rút đi, nhưng cũng có trường hợp rút để đến gửi tiết kiệm tại ngân hàng khác.

    Bảng 2.13 – Phân tích nhân tố lần thứ nhất
    Bảng 2.13 – Phân tích nhân tố lần thứ nhất

    Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín – chi

    Định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín - chi nhánh Huế trong những năm tới

    Đối với những khách hàng có ý định khác, chiếm 2,4% thì trong tương lai họ có ý định sử dụng thêm các dịch vụ tại Sacombank – Huế như vay tiêu dùng, vay cho hoạt động kinh doanh… Ngân hàng tìm hiểu nhận biết những nhu cầu phát sinh thêm của khách hàng để tư vấn phù hợp. Nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam trong những năm tới, Sacombank tiếp tục kiên định với mục tiêu “trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Khu vực” và theo định hướng hoạt động HIỆU QUẢ - AN TOÀN – BỀN VỮNG đó xỏc lập 5 giỏ trị cốt lừi: Tiờn phong; Luụn đổi mới, năng động và sỏng tạo; Cam kết với mục tiêu chất lượng; Trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội; Tạo dựng sự khác biệt. - Tỷ lệ Chi phí điều hành/ Tổng thu nhập thuần và Chi phí điều hành/ Lợi nhuận trước thuế: thấp hơn năm 2011; Tỷ lệ chi trả cổ tức: đảm bảo duy trì mức lãi cổ tức hấp dẫn cho cổ đông (14 – 20%), Sacombank xác định việc đảm bảo an toàn trong hoạt động và quyền lợi của cổ đông là nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá trình phát triển.

    - Tăng cường hoạt động Marketing hiệu quả, đưa ra các chiến lược kinh doanh hấp dẫn nhằm thu hút và huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng; đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi thường xuyên, hấp dẫn; nâng cao hơn nữa kỹ năng chăm sóc khách hàng để qua đó củng cố niềm tin, giữ vững số khách hàng hiện hữu và thu hút thêm khách hàng tiềm năng.

    Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân của Sacombank – Huế

    - Kết quả khảo sát cho thấy khách hàng khá hài lòng đối với chất lượng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tại Sacombank – Huế, và trên thực tế, ngân hàng đang có nhiều gói sản phẩm tiền gửi đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng: tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn truyền thống; tiết kiệm dành riêng cho chi nhánh đặc thù; tiết kiệm Phù Đổng dành cho trẻ em từ 1 – 15 tuổi, tiết kiệm Tương Lai.v.v. - Sacombank – Huế cần tiến hành cải tiến, đơn giản hóa quy trình thủ tục, hồ sơ giao dịch tại ngân hàng nói chung cũng như dịch vụ tiền gửi tiết kiệm nói riêng để hoạt động và nghiệp vụ của ngân hàng diễn ra nhanh chóng và linh hoạt hơn, giảm thiểu thời gian giao dịch của khách hàng, xây dựng quy trình xử lý nghiệp vụ nhất quán, thông suốt giữa các phòng để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng. - Bên cạnh đó, để tạo sự yêu mến, tín nhiệm nơi khách hàng, quảng bá hình ảnh ngân hàng một cách rộng rãi thì Sacombank – Huế cần thường xuyên đóng góp, tổ chức các hoạt động vì cộng đồng, xã hội như thực hiện các chương trình gây quỹ học bổng, tổ chức các hoạt động thể thao vì mục đích từ thiện, tài trợ các dự án công cộng…theo như tiêu chí của Sacombank: “Vì cộng đồng – phát triển địa phương”.

    Chính vì vậy, Sacombank – Huế cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, tạo hình ảnh tích cực và nổi bật của ngân hàng so với các NHTM khác trên địa bàn: tăng cường quảng cáo, giới thiệu, cập nhật thông tin về SPDV, các chương trình khuyến mãi của ngân hàng trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí và internet; đa dạng hóa các tờ rơi, sách giới thiệu về các SPDV của ngân hàng và bố trí sẵn bên ngoài quầy giao dịch để khách hàng có thể đọc khi đến giao dịch hoặc tổ chức phát tại nhà hay các cơ quan, doanh nghiệp để tăng cường sự quan tâm của khách hàng đối với ngân hàng.