MỤC LỤC
- Có khả năng phát triển phụ tải trong tương lai, dễ dàng tiếp nhận thêm phụ tải mới. + Sơ đồ hình tia có ưu điểm là đơn giản về sơ đồ nối dây, bố trí thiết bị đơn giản; Các phụ tải không liên quan đến nhau, khi sự cố trên một đường dây không ảnh hưởng đến đường dây khác; Tổn thất nhỏ hơn sơ đồ liên thông. Tuy vậy sơ đồ hình tia có nhược điểm : khảo sát, thiết kế, thi công mất nhiều thời gian và tốn nhiều chi phí.
+ Sơ đồ liên thông có ưu điểm là thiết kế, khảo sát giảm nhiều so với sơ đồ hình tia; Thiết bị, dây dẫn có giảm chi phí. Tuy vậy nó có nhược điểm : Cần có thêm trạm trung gian, thiết bị bố trí đòi bảo vệ rơle; Thiết bị tự động hóa phức tạp hơn; Độ tin cậy cung cấp điện thấp hơn so với sơ đồ hình tia. + Mạng kín có ưu điểm là độ tin cậy cung cấp điện cao, khả năng vận hành lưới linh hoạt, tổn thất ở chế độ bình thường thấp.
Nhược điểm : Bố trí bảo vệ rơle và tự động hóa phức tạp, khi sảy ra sự cố tổn thất lưới cao, nhất là ở nguồn có chiều dài dây cấp điện lớn. Dựa vào các ưu nhược điểm của các phương án trên, kết hợp với 5 phương án được xây dựng ở trên ta chọn phương án 1 và phương án 5 CÁC ĐỊNH HƯỚNG KỸ THUẬT CƠ BẢN. Do khoáng cách giữa các nguồn cung cấp điện và các hộ phụ tải, hoặc giữa các hộ phụ tải với nhau tương đối xa nên ta sẽ dùng đường dây trên không để cung cấp điện cho các phụ tải.
Và để đảm bảo về độ bền cơ cũng như khả năng dẫn điện ta sử dụng loại dây AC để truyền tải, còn cột thì sử dụng loại cột thép. Đối với những hộ loại I có mức yêu cầu đảm bảo cung cấp điện ở mức cao nhất phải được cung cấp điện từ một mạch vòng kín hoặc đường dây có lộ kép song song. Còn đối với các hộ phụ tải loại III thì chỉ cần sử dụng một dây đơn để cung cấp tránh gây lãng phí.
Khi chọn máy biến áp cho các trạm hạ áp của các hộ phụ tải thì đối với các hộ phụ tải loại I ta sẽ sử dụng hai máy biến áp vận hành song song, còn với hộ phụ tải loại III thì chỉ cần chọn một máy biến áp. Sau đó dựa vào tiết diện kinh tế đã được tính ở trên ta tiến hành chọn tiết diện theo tiêu chuẩn : Fchọn ≥ Fkt.
Pijmax, Qijmax : Dòng công suất tác dụng và phản kháng lớn nhất chạy trên đường dây ij. Trường hợp sự cố nguy hiểm nhất là khi lộ kép ( hoặc mạch vòng kín ) bị đứt dây một lộ đường dây ( một đoạn dây ). Ta phải tính được dòng điện chạy trong dây dẫn của đoạn dây đó lúc sự cố nặng nề nhất ( Isc ).
Sau đó so sánh trị số tính được với dòng điện cho phép chạy trong dây dẫn đó ( Icp ). Nếu là đoạn dây có lộ kép thì dòng điện khi sự cố bằng 2 lần dòng điện ở chế độ phụ tải max. Các phương án đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật là các phương án phải thỏa mãn được 2 điều kiện sau.
Icp : Là dòng điện cho phép lâu dài chạy qua dây dẫn trong điều kiện tiêu chuẩn ( nhiệt độ chuẩn θchuẩn = 25℃). Nếu như tiết diện dây dẫn đã chọn mà không thỏa mãn điều kiện trên thì ta phải tăng tiết diện dây dẫn cho đến khi thỏa mãn.
Qua tính toán ta thấy mạng điện thiết kế dùng cấp điện áp 110 KV để truyền tải hợp lý. Chọn tiết diện dây dẫn theo mật độ dòng kinh tế, kiểm tra điều kiện phát nóng.
Kiểm tra tổn thất điện áp lúc vận hành bình thường và khi sự cố nguy hiểm nhất.
Kết luận : Qua tính toán ta thấy dùng điện áp 110kV để truyền tải là hợp lí.
Về chỉ tiêu kinh tế thì phương án nào có vốn đầu tư và phí tổn vận hành hàng năm nhỏ nhất thì đó là phương án có tính kinh tế nhất.
Tiêu chuẩn để so sánh các phương án về mặt kinh tế là phí tổn tính toán hàng năm nhỏ nhất. : Là số vốn đầu tư để xây dựng 1km chiều dài đường dây Lịj : Là chiều dài của đoạn đường dây ij.
(đ) So sánh kinh tế -kĩ thuật, chọn phương án tối ưu. Ta có bảng tổng hợp so sánh các phương án về chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật :. ĐỒ ÁN THIẾT KẾ LƯỚI ĐIỆN. Từ bảng tổng hợp kết quả trên cho ta thấy cả 2 phương án đều đản bảo kỹ thuật mà phương án 1 có Z nhỏ hơn .Phương án 1 có ΔUmaxbt lớn hơn phương án 5 nhưng không đáng kể. Khi sự cố thì ΔUmaxsc của phương án 5 lại lớn hơn phương án 1. Mặt khác phương án 1 đơn giản về thiết kế ,bố trí thiết bị ,dễ vận hành mạng điện. ⇒ Vậy chọn phương án 1 là phương án tối ưu. CHỌN MÁY BIẾN ÁP VÀ SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH I).
Một trong những biện pháp nâng cao chất lượng điện áp là điều chỉnh điện áp bằng cách sử dụng các đầu phân áp của máy biến áp. Điện áp trên thanh góp phía cao áp của máy biến áp 6 khi ở chế độ cực đại, cực tiểu là. Trong đó: Ukt là điện áp không tải trên thanh góp hạ áp của máy biến áp.
Điện áp trên thanh cái hạ áp của máy biến áp ở chế độ cực đại. Điện áp trên thanh cái hạ áp của máy biến áp ở chế độ cực tiểu.