Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam

MỤC LỤC

Hệ số Entropy

E càng thấp độ bất định của thị trường càng thấp thì độ chắc chắn trong mối quan hệ trong tương lai giữa các doanh nghiệp đang hoạt động với khách hàng càng cao. Ngược lại, khi E càng lớn nghĩa là độ bất định của thị trường càng cao, độ chắc chắn trong mối quan hệ tương lai giữa các doanh nghiệp hiện tại với khách hàng càng thấp, mức độ tập trung thị trường càng thấp và cấu trúc thị trường càng cạnh tranh hơn.

Chỉ số tập trung hỗn hợp CCI

Ưu điểm của phương pháp đo này là đã xét đến số lượng các doanh nghiệp trên thị trường và kết hợp đánh giá thị phần của tất cả các doanh nghiệp này trong đó có tính trọng số riêng đối với doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường và tính trọng số lớn hơn đối với các doanh nghiệp có thị phần lớn hơn nhờ việc bình phương thị phần của các doanh nghiệp lớn thứ 2 trở đi. Việc gán cho doanh nghiệp lớn nhất một trọng số riêng như vậy đòi hỏi phải có số liệu điều tra về thị phần của các doanh nghiệp tương đối chính xác để có thể xác định doanh nghiệp nào là lớn nhất.

Chỉ số Linda( L)

Thông qua chỉ số này, cho phép xác định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường và nhóm doanh nghiệp chỉ có mức độ ảnh hưởng nhỏ tới thị trường đồng thời đánh giá được mức độ mà các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường khống chế các doanh nghiệp còn lại trên thị trường đó. Vì vậy, để có sự định lượng một cách tổng thể và tương đối chính xác về mức độ tập trung kinh tế cũng như định lượng cấu trúc thị trường nói chung, chúng ta cần sử dụng kết hợp các phương pháp đo trên và có sự linh hoạt khi áp dụng trong những ngành, thị trường cụ thể và trong những điều kiện phát triển kinh tế cụ thể của mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ.

Tập trung kinh tế - những tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế Những tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế có thể kể đến một số

Các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có các tập đoàn đa quốc gia có thể thâm nhập thị trường nội địa dưới nhiều hình thức khác nhau như: đầu tư trực tiếp thành lập một doanh nghiệp mới, đầu tư gián tiếp thông qua thị trường tài chính, mua lại hoặc liên doanh với doanh nghiệp trong nước. Sự thâm nhập thị trường nhanh chóng bằng hình thức TTKT cùng với những lợi thế về quy mô hoạt động, về tổ chức quản lý, về công nghệ – kỹ thuật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài hình thành sức mạnh thị trường có khả năng chi phối hoạt động của các doanh nghiệp trong nước.

Sự cần thiết phải quản lý các hoạt động tập trung kinh tế

Tuy nhiên, khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận là sản xuất tại mức sản lượng sao cho giá bán bằng chi phí biên (P=MC), còn đối với doanh nghiệp độc quyền, họ sẽ sản xuất tại mức sản lượng tại đó doanh thu biên đúng bằng chi phí biên (MR=MC). Sau đó, do nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh, các doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh với các doanh nghiệp khác trên cùng thị trường liên quan hình thành một số doanh nghiệp lớn có khả năng chi phối thị trường.

Hình 1.3- Thông tin không đối xứng gây tổn thất phúc lợi xã hội Thứ ba, TTKT có rất nhiều tác động tích cực như đã phân tích ở trên
Hình 1.3- Thông tin không đối xứng gây tổn thất phúc lợi xã hội Thứ ba, TTKT có rất nhiều tác động tích cực như đã phân tích ở trên

Nguyên tắc hỗ trợ

Tuy nhiên, cũng như sự can thiệp của chính phủ vào bất kỳ một vấn đề nào của nền kinh tế thị trường, những tác động của chính phủ trong quản lý TTKT cần tuân theo những nguyên tắc nhất định. Đó chính là hai nguyên tắc cơ bản cho sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thị trường: nguyên tắc hỗ trợ và nguyên tắc tương hợp.

Nguyên tắc tương hợp

Vì vậy, trong những trường hợp nhất định, chính phủ cần xem xét, cân nhắc cách thức quản lý đối với các vụ việc tập trung kinh tế có quy mô lớn, có khả năng gây hạn chế cạnh tranh sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế vừa đảm bảo thúc đẩy môi trường cạnh tranh. Chính phủ có thể cấm những vụ tập trung kinh tế đó hoặc có thể cho phép tập trung kinh tế nhưng quy định và kiểm soát các hành vi của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế để ngăn chặn những hành vi gây hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế.

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG TẬP TRUNG KINH

Thực trạng tập trung kinh tế ở Việt Nam

Qua phân tích Bảng 3.1 và Bảng 3.2 có thể nhận thấy rằng các ngành, lĩnh vực có mức độ tập trung cao (khoảng trên 65%) đều là các lĩnh vực công ích, là các lĩnh vực mà khu vực tư nhân ít đầu tư (xử lý ô nhiễm và quản lý chất thải; hoạt động thư viện, lưu trữ và bảo tàng; hoạt động chăm sóc, điều dưỡng tập trung…) và các ngành đang dần chuyển từ độc quyền nhà nước sang mở cửa cạnh tranh như dịch vụ tài chính, vận tải hàng không, khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên…. Một số biểu hiện của tập trung kinh tế trong các ngành có mức độ tập trung kinh tế cao là số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường ngành không nhiều và chỉ có một số rất ít các doanh nghiệp lớn chiếm thị phần rất lớn, có khả năng chi phối thị trường. Chẳng hạn như trong ngành khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên có Vietsovpetro là tập đoàn lớn nhất chiếm đến khoảng 78% thị phần trên thị trường ngành hay trong ngành viễn thông, tập đoàn lớn nhất là VNPT chiếm 53% thị phần trên thị trường ngành.

Về cơ cấu sở hữu trong các ngành có mức độ tập trung kinh tế cao: khối doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất (trên dưới 50% số doanh nghiệp), tiếp theo là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (khoảng 30 – 35% số doanh nghiệp). Trong những năm gần đây, lượng vốn đầu tư nước ngoài rất lớn đã và đang “chảy vào” Việt Nam trong đó bao gồm cả hình thức đầu tư mới và các hình thức như: mua bán, sáp nhập, hợp nhất, liên doanh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc giữa các doanh nghiệp nước ngoài với nhau; thâu tóm gián tiếp trên thị trường chứng khoán.

Hình 3.1 – Thống kê các vụ mua bán, sáp nhập được công bố tại Việt  Nam
Hình 3.1 – Thống kê các vụ mua bán, sáp nhập được công bố tại Việt Nam

Quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam

  • Tổ chức thực hiện quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam

    Theo đó, Cục Quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ kiểm soát quá trình TTKT; thụ lý, tổ chức điều tra các hành vi TTKT có khả năng gây hạn chế cạnh tranh; tổ chức điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh khác; tham vấn cho các doanh nghiệp tham gia TTKT trước khi các doanh nghiệp tiến hành thủ tục thông báo TTKT chính thức theo quy định của Luật Cạnh tranh. Năm 1999, Luật Doanh nghiệp được ban hành thay thế cho Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990 đã ghi nhận khá đầy đủ về các giải pháp tổ chức lại công ty, trong đó có hai giải pháp liên quan trực tiếp đến tập trung kinh tế là sáp nhập và hợp nhất công ty; ngoài ra các quy định về chuyển nhượng vốn, mua bán cổ phần, phát hành cổ phần, cổ phiếu được quy định chi tiết và chặt chẽ hơn so với hai đạo luật mà nó kế thừa. Nhóm biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm: áp dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm như: chia tách các doanh nghiệp đã sáp nhập đã có hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện sáp nhập; loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh và các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.

    Đó là các hình thức TTKT; các căn cứ quản lý TTKT (như các quy định về thông báo TTKT, về các trường hơp miễn trừ, về các hành vi vi phạm trong quản lý TTKT và những biện pháp xử lý..); hoạt động TTKT có vốn đầu tư nước ngoài; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về TTKT đều đã được đề cập đầy đủ trong Luật Cạnh tranh và được cụ thể hoá trong một số văn bản luật chuyên ngành (Luật chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp..). Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân của thực trạng Luật Cạnh tranh chưa được phổ biến sâu rộng tới các cơ quan quản lý ngành, các doanh nghiệp từ đó dẫn đến những hành vi vi phạm do thiếu hiểu biết về Luật cạnh tranh, chủ yếu là những vi phạm về thông báo TTKT và nhiều quyết định quản lý ngành vẫn chưa thống nhất với Luật Cạnh tranh.