Giải pháp phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ đóng tàu Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015

MỤC LỤC

Ngành CNPT

Vai trò của ngành CNPT đối với sự phát triển của ngành CNĐT 1. Khái niệm và đặc điểm ngành CNPT thuộc ngành CNĐT

Từ những khái niệm về ngành CNPT chung ở trên, kết hợp với điều kiện cụ thể về ngành CNĐT của Việt Nam và các ngành phụ trợ hiện nay, tôi xin đưa ra cách hiểu của mình về CNPT đóng tàu như sau: CNPT thuộc ngành công nhiệp đóng tàu là những ngành sản xuất ra các sản phẩm linh kiện, phụ kiện, phụ tùng nhằm hỗ trợ cho việc đóng tàu. Cụ thể, đó là những ngành sản xuất thép đóng tàu, chế tạo động cơ tàu thuỷ, hộp số, hệ trục, chân vịt, bánh lái, neo, cầu lớn, nắp hầm hàng, nội thất tàu thuỷ, tủ bảng điện, thiết bị trên boong, thiết bị khí cụ điện, dây cáp điện tàu thuỷ.

CÔNG NGHIỆP

Điều đó có nghĩa là: xét một cách tương đối thì ngành CNPT đóng tàu cũng là một ngành sản xuất ra sản phẩm chính của những ngành phụ trợ cho nó. Nguồn: “Xây dựng và tăng cường ngành CNPT tại Việt nam” (Báo cáo điều tra của KYOSHIRO ICHIKAWA - Nhà tư vấn đầu tư cao cấp của Cục Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO)).

ĐểNG TÀU

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển ngành CNPT thuộc ngành CNĐT

Một doanh nghiệp có nguồn lực tài chính tốt sẽ đảm bảo doanh nghiệp có thể duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, có thể đầu tư nghiên cứu và mở rộng thị trường, đổi mới cơ sở vật chất-kỹ thuật…Từ đó, nâng cao năng suất lao động, nâng chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản phẩm. Nhân tố sản xuất là các yếu tố đầu vào cần thiết cho việc sản xuất ra sản phẩm của ngành như: nguồn nhân lực, nguồn vốn, nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng… Chúng ta có thể chia ra thành đầu vào cơ bản, đầu vào cao cấp.

Kinh nghiệm phát triển ngành CNPT thuộc ngành CNĐT ở một số nước trên thế giới

Nhà nước là cơ quan định hướng phát triển cho toàn nền kinh tế, tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực, khu vực địa lý và tất nhiên cũng định hướng phát triển ngành CNPT. + Thành lập Cục phát triển CNPT vào năm 1998 trực thuộc Bộ Công nghiệp với ba chức năng: Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các ngành CNPT; Thiết kế và phát triển các sản phẩm mẫu; và Xúc tiến, phát triển hệ thống thầu phụ. + Thành lập các viện nghiên cứu độc lập nhằm tăng năng lực nghiên cứu, chế tạo, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) như Viện máy móc tự động Thái Lan (TAI), Viện Điện và Điện tử (EEI), Viện Thực phẩm, Viện Dệt.

Cần thành lập các tổ chức hỗ trợ phát triển cho ngành để có sự hỗ trợ cụ thể, thiết thực nhất cho ngành chứ không chỉ là nghị quyết, định hướng chung chung. Cần xây dựng những chương trình phát triển cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ của ngành vì đây chính là lực lượng đông đảo và quan trọng nhất của ngành CNPT đóng tàu.

Thực trạng phát triển của ngành CNPT thuộc ngành CNĐT Việt Nam

    Vinashin là Tập đoàn công nghiệp tàu thủy lớn nhất Việt Nam (chiếm khoảng 80% thị phần của cả nước), đang có 29 nhà máy đóng tàu ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam như nhà máy Nam Triệu, Bạch Đằng, Phà Rừng, Hạ Long… Ngoài ra tập đoàn đang tiến hành xây dựng mới một số nhà máy đóng tàu nhằm nâng cao năng lực đóng mới lên tới 300.000 DWT như Hải Hà (Quảng Ninh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Soài Rạp (Tiền Giang)…. (a) Phần cứng: hiện nay, ngành CNPT đóng tàu ở Việt Nam bao gồm các doanh sản xuất thép (trong đó có thép hình, thép tấm, thép ống), các doanh nghiệp sản xuất động cơ, nội thất kim loại, vật tư tổng hợp, điện chiếu sáng, ống nhựa cốt sợi thủy tinh, máy và thiết bị hàn cắt, điện lạnh, cáp tàu thủy, chế tạo bơm, sơn tàu thủy, sản xuất vật liệu tàu thủy. Ngoài ra, trong những năm tới, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy sẽ tăng cường tìm đối tác triển khai các liên doanh thực hiện chuyển giao công nghệ từ các hãng sản xuất thép nổi tiếng của thế giới như Posco (Hàn Quốc), Nippon (Nhật Bản), Baosteel (Trung Quốc) để đầu tư sản xuất các loại thép đóng tàu như: thép có kích thước lớn, thép hình, thép ống không hàn, cường độ cao, thép chế tạo, thép không gỉ.

    Cụ thể khu công nghiệp An Hồng – Hải Phòng, Tổng công ty đóng tàu Bạch Đằng với các nhà máy sản xuất động cơ Diesel cao tốc 4 thì công suất từ 300 đến 3.000 sức ngựa theo lixăng của I.F Italia, nhà máy sản xuất động cơ Diesel thấp tốc cỡ lớn lắp cho tàu thủy theo lixăng của MAN B&W, Đan Mạch với công suất đến 9.000 sức ngựa. Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành CNĐT và CNPT đóng tàu được cung cấp chủ yếu từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sau: Trường cao đẳng nghề Vinashin đào tạo mỗi năm khoảng 2.400 lao động, trường trung cấp nghề công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng mỗi năm đào tạo 1.550 lao động, trường trung cấp nghề công nghiệp tàu thủy Huế mỗi năm chỉ tiêu đào tạo là 550 lao động, trường trung cấp nghề công nghiệp tàu thủy Thái Bình khoảng 2.000 chỉ tiêu mỗi năm,… Chi tiết có thể xem tại phụ lục 1 (phụ lục phân bổ chỉ tiêu đào tạo nghề hàng năm của các trường cao đẳng và trung cấp phục vụ ngành công nghiệp tàu thủy). Ngoài ra, có nhiều dự án xây dựng mới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp phục vụ cho ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đang được tiến hành và sẽ đưa vào khai giảng trong năm 2009 – 2010 như trường đại học Công nghệ tàu thủy, trường đại học công nghệ Vinashin, trường đại học công nghệ tàu thủy miền Trung, Nam, Trường cao đẳng Vinashin I, trường cao đẳng nghề Vinashin Soài Rạp,… Chi tiết xin xem phụ lục 2 (Các trường cao đẳng và đại học Vinashin).

    Ở Việt Nam, các yếu tố đầu vào như nhân công, nguyên vật liệu từ cao su, gỗ, thép khá rẻ so với Nhật Bản hay Hàn Quốc (nhưng không hề rẻ hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ), nhất là nguồn nhân lực góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành, từ đó có thể phát triển ngành.

    Bảng 2.2: Các đơn hàng còn hiệu lực tính đến tháng 3 năm 2008
    Bảng 2.2: Các đơn hàng còn hiệu lực tính đến tháng 3 năm 2008

    Một số giải pháp nhằm phát triển ngành CNPT thuộc ngành CNĐT Việt Nam giai đoạn 2010-2015

      Theo đề án phát triển của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) giai đoạn 2005 – 2010 và định hướng đến năm 2015 thì mục tiêu phát triển của ngành CNĐT Việt Nam là Tập trung xây dựng và phát triển Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam thành tập đoàn kinh tế mạnh của ngành công nghiệp cơ khí trong nước, phát triển kinh tế biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có ngành CNĐT đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới (phấn đấu đến năm 2015 đứng thứ 4 trên thế giới). Về mẫu mã, chủng loại của sản phẩm: Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam cần tích cực đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị, nhà xưởng, đồng thời mua bản quyền hoặc xúc tiến việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm để có thể sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm, với mẫu mã đẹp, chuẩn về kỹ thuật và đảm bảo về chất lượng. Chính phủ cần có cơ chế cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực chế tạo cơ khí, chính sách tiêu thụ sản phẩm, miễn giảm thuế nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành cơ khí, đặc biệt phải có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được xếp loại vì đây được coi là hạt giống của đất nước.

      Chính phủ cần chú trọng hơn nữa về việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành CNPT đóng tàu, yêu cầu Bộ giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các Ban, Bộ, Ngành có liên quan và đặc biệt là Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam để dự báo nhu cầu, từ đó đưa ra các kế hoạch cụ thể nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu đó cả về số lượng và chất lượng, phục vụ cho sự phát triển của ngành CNPT, ngành CNĐT và nền kinh tế biển của đát nước. Chính phủ cần có một số biện pháp xung quanh vấn đề này nhằm tạo ra sự ủng hộ hay môi trường phát triển của ngành được tốt hơn như: kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều hơn nữa vào ngành, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội nhiều hơn cho các đối tác như Đan Mạch, Hà Lan, Hàn Quốc,.trong việc chuyển giao công nghệ vào nước ta.

      Hình 3.1: Kế hoạch doanh thu, đầu tư và lao động của ngành CNĐT giai  đoạn 2009-2015
      Hình 3.1: Kế hoạch doanh thu, đầu tư và lao động của ngành CNĐT giai đoạn 2009-2015