MỤC LỤC
Không để bệnh nhân phải chờ đợi hoặc chuyển sang ngày sau tại phòng khám bệnh, tăng cường bác sĩ và buồng bệnh, xây dựng hệ thống tư pháp tiếp đón người bệnh tại chỗ, giúp cho người bệnh đến được đón tiếp và khám ngay giờ đầu, chống tình trạng quá tải, lạm dụng thuốc và các dịch vụ y tế. Các tổ chức đoàn thể: Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các Hội Phụ nữ, Cựu chiến binh đều đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc, BV 2 năm liền 2007, 2008 đạt BV tiên tiến xuất sắc toàn đoàn được Công đoàn Y tế Việt Nam tặng cờ, Bộ Y tế tặng Bằng khen, UBND tỉnh tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc.
Dưới góc độ tiếp cận của CTXH, kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết của CTXH và một số ngành khoa học liên quan như Xã hội học, Tâm lý học…đồng thời cũng giúp cá nhân người nghiên cứu hiểu thêm về các lý thuyết đã được học và được biết. Đó là các lý thuyết về CTXH cá nhân, CTXH nhóm, CTXH cộng đồng, lý thuyết tâm lý học hành vi, lý thuyết hệ thống trong CTXH….
Để thu nhận được những thông tin cần thiết, có được những tài liệu về những đặc trưng cơ bản của thực hành CTXH trong BV, không bỏ sót những sự kiện quan trọng nào có liên quan đến những khía cạnh khác nhau của thực hành CTXH trong BV thì với mỗi quan sát, trong chương trình nghiên cứu của mình người nghiên cứu đã đưa ra kế hoạch chi tiết cho việc thực hiện quan sát. Thứ nhất, người nghiên cứu xác định một cách sơ bộ khách thể của quan sát, đó là bệnh nhân, người nhà của bệnh nhân, cán bộ, nhân viên y tế, các cơ quan/tổ chức có liên quan, những hoạt động diễn ra trong bệnh viện…Phân loại khách thể quan sát, phân loại những sự kiện những hiện tượng dựa trên những đặc điểm và quy tắc logic nhất định phù hợp với mục đích quan sát. Sau khi có được những tài liệu, tư liệu cần thiết và những thông tin thu được qua phỏng vấn sâu, người nghiên cứu tiến hành phân tích và xử lý số liệu bằng phương pháp phân tích truyền thống đó là các thao tác trí tuệ để giải thích những thông tin có được trên cơ sở quan điểm mà người nghiên cứu quan tâm trong từng trường hợp cụ thể.
Các quy chế BV, quy chế chuyên môn được giữ vững, tập trung thực hiện các quy chế thường trực cấp cứu, quy chế khám bệnh, làm bệnh án, kê đơn điều trị, quy chế hội chẩn, quy chế vào viện, ra viện, chuyển khoa, chuyển viện, quy chế sử dụng thuốc an toàn hợp lý, quy chế chống nhiễm khuẩn… Thực hiện nghiêm túc các quy trình kỹ thuật trong khám và điều trị. Người bệnh được theo dừi sỏt, phỏt hiện các diễn bến xử lý kịp thời góp phần nâng cao chất lượng điều trị, cải thiện được tâm lý giao tiếp ứng xử với người bệnh và người nhà người bệnh tạo niềm tin cho người bệnh khi đến khám và điều trị tại BV. Tăng cường đầu tư trang thiết bị cho KCB như các máy móc cho khoa xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh… Tăng cường đầu tư cho phòng bệnh, tăng số phòng cho công tác điều trị nội trú, thêm giường thực kê tại các khoa phòng, giải quyết tình trạng bệnh nhân nằm đôi điều trị nội trú tại một số khoa, nâng cấp lên 06 giường bệnh điều trị theo yêu cầu.
Nhờ đó nhiều công trình khoa học của các bác sĩ được công bố, đã được áp dụng trực tiếp trong công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân, góp phần giảm bớt kinh phí mua sắm trang thiết bị và đóng góp của bệnh nhân đến điều trị. Trong đó đáng kể tới như: công trình “Cải tiến ghế ngồi dùng để chọc dịch màng phổi” của bác sĩ Trần Văn Khoát; công trình “Nghiên cứu về tai biến mạch máu não tại cộng đồng và bệnh viện” của bác sĩ Nguyễn Trọng Lý; công trình “Kết quả phẩu thuật nội soi ruột thừa” của bác sĩ Nguyễn Huy Nhiệm…. Điều đáng nói là từ rất sớm, BV đã tổ chức triển khai, quán triệt sâu rộng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Chỉ thị 35 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ CBCCVC nhà nước”.
Kết quả phỏng vấn sâu một số bệnh nhân cho thấy đặc điểm tâm lý của đa số bệnh nhân đang KCB tại BVĐK Can Lộc là buồn chán, trầm lặng, lo lắng, suy nghĩ về bệnh tình của mình, đôi khi bệnh nhân tự cách ly mình, ít thổ lộ với ai. Bệnh nhân đến khám và chữa trị tại BV bằng nhiều cách khác nhau như tự đến xin khám/chữa trị, thông qua chuyển tuyến của trạm y tế, thông qua giới thiệu của các tổ chức, cơ quan và một số cách khác nhưng chủ yếu là tự đến xin khám/chữa trị (75%) và thông qua chuyển tuyến của trạm y tế xã(16.3%). Khi bị bệnh người bệnh thường khụng hiểu rừ được tỡnh trạng bệnh tật của mỡnh, khụng biết về giỏ cả các loại thuốc, các loại dịch vụ, có những bệnh nhân còn không có người chăm sóc hàng ngày, không có tiền để trả chi phí điều trị…dẫn đến tâm lý hoang mang, lo sợ, chán nản.
Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp một số khó khăn khác như: không người thân chăm sóc hàng ngày, không có thu nhập để lo cho gia đình, không mua được thuốc để điều trị, phải chăm sóc con nhỏ, mâu thuẫn với nhân viên y tế, …. Bên cạnh đó, với chính sách ưu việt về chăm sóc sức khỏe nhân dân như thẻ BHYT cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng ưu tiên chính sách, đã khuyến khích người dân đi khám chữa bệnh nhiều hơn, làm gia tăng nhu cầu KCB của nhân dân. Ngoài tình trạng quá tải và những vướng mắc trong quá trình làm các loại giấy tờ thủ tục thì tại BVĐK huyện Can Lộc hiện cũng đang tồn tại nhiều vấn đề làm cản trở tiến trình hoạt động của BV, ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng của công tác KCB.
Bệnh nhân ngoài mối quan hệ với cán bộ y tế và những người thân trong gia đình thì còn có mối quan hệ với các cơ quan tổ chức khác như các cơ quan, ban ngành của nhà nước(Phòng Y tế, Phòng LĐTB&XH,UBND xã,…) các tổ chức trong xã hội(Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,…) các cơ quan nơi bệnh nhân làm việc, mối quan hệ với bạn bè, với hàng xóm láng giềng và cộng đồng nơi mà họ sinh sống. Trước hết BV có mối quan hệ hợp tác với Phòng LĐTB&XH, khi bệnh nhân đến KCB tại BV là các đối tượng chính sách thuộc sự quản lý của phòng LĐTB&XH thì BVĐK phải có sự phối hợp với Phòng LĐTB&XH để giải quyết các vấn đề như BHYT cho người nghèo, chế độ ưu đãi về KCB cho thương, bệnh binh,. Khi thực hiện các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe BV có sự phối hợp với Đài phát thành truyền hình, với những cán bộ quản lý hệ thống loa phát thanh ở các xã,… Để triển khai các hoạt động y tế dự phòng, các chương trình y tế liên quan đến những nhóm đối tượng khác nhau hoặc trong những trường hợp khẩn cấp như có dịch bệnh xảy ra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện BV cũng cũng phải phối kết hợp với TTYTDP, TT DS&KHHGĐ và các cơ quan tổ chức khác liên quan để thực hiện tốt.
Về hoạt động tư vấn cá nhân, tổ tư vấn của BV đã tiến hành tư vấn, tham vấn cho những đối tượng có nhu cầu như: những cá nhân mắc bệnh, những người có vấn đề về tâm lý, tư vấn cho bệnh nhân và người nhà về các dịch vụ có trong BV, về cách sử dụng, tác dụng và giá cả các loại thuốc; tham vấn cho những đối tượng nhiễm HIV, cung cấp những kiến thức về các loại bệnh, cách phòng bệnh, chữa bệnh,…. Các thực hành CTXH của BV với nhóm được thực hiện với gia đình hoặc những nhóm xã hội đặc thù như: nhóm những người nhiễm HIV, nhóm những người mắc bệnh nan y, nhóm trẻ em, nhóm phụ nữ mắc bệnh phụ khoa,… Những nhóm này có đặc điểm chung là cùng mắc một loại bệnh, cùng độ tuổi nên những hoạt động trợ giúp trong điều trị bệnh cũng như trong các lĩnh vực khác tương tự nhau. Ngoài các hoạt động truyền thông thì BV còn phối hợp với các trạm y tế xã và các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức các chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí như: chương trình khám mắt hột cho học sinh các trường Trung học cơ sở; chương trình khám phụ khoa cho chị em phụ nữ; chương trình tiêm phòng cho trẻ em dưới 6 tuổi,….
Bên cạnh đó nhân viên CTXH cũng có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe, chương trình y tế dự phòng cũng như các hoạt động khác của ngành y tế tập trung vào tuyên truyền, can thiệp để phòng ngừa bệnh tật, giúp người dân giữ gìn sức khỏe, phòng tránh tai nạn, thương tích, phòng ngừa các dịch bệnh xã hội và giúp người dân nâng cao thể trạng, tầm vóc, duy trì sức khỏe. Ngoài BV, phòng CTXH kết nối và phối hợp với với các tổ chức trong xã hội, các cơ quan, ban ngành Nhà nước và gia đình của người bệnh, đặc biệt là tìm kiếm và huy động các nguồn lực hiện có trong xã hội để nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình thực hiện các vai trò, nhiệm vụ của mình.