MỤC LỤC
Hệ số thực hiện vốn đầu tư là một chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư rất quan trọng, nó phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng vốn đầu tư bỏ ra với giá trị tài sản cố định (kết quả của vốn đầu tư) được đưa vào sử dụng. FA là giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ, I là mức đầu tư trong kỳ.
Chỉ tiêu này được tính toán trong dự án tiền khả thi: khi chỉ tiêu tính toán càng nhỏ hơn thời gian hoàn vốn không chiết khấu cho phép thì hiệu quả hoạt động của dự án càng cao, càng hấp dẫn; ngược lại nếu chỉ tiêu tính toán lớn hơn cho phép thì dự án không đảm bảo thời gian hoàn vốn, cần phải điều chỉnh dự án. Chỉ tiêu này được tính toán trong dự án khả thi: khi chỉ tiêu tính toán càng nhỏ hơn thời gian hoàn vốn không chiết khấu cho phép thì hiệu quả hoạt động của dự án càng cao, càng hấp dẫn; ngược lại nếu chỉ tiêu tính toán lớn hơn cho phép thì dự án không đảm bảo thời gian hoàn vốn, cần phải điều chỉnh dự án.
Chẳng hạn Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, đất nước được mệnh danh là “Thiên lý mã” thành công nhất trong công nghiệp hóa theo mô hình này, nhưng sau đó và cho đến nay đã gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, theo đó vốn đầu tư được sử dụng kém hiệu quả. Mô hình ‘hướng ra xuất khẩu’ chỉ áp dụng trong điều kiện có mặt hàng chủ lực đủ sức cạnh tranh với thị trường quốc tế; mô hình này có đặc trưng: thu hút tư bản nước ngoài, tận dụng nhân công rẻ trong nước, sản xuất mặt hàng chất lượng cao, có sức cạnh tranh thâm nhập thị trường thế giới nhưng vẫn đảm bảo nhập khẩu.
Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư, góp phần tạo ra một cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành cơ cấu hợp lý hay không cũng như tác động làm giảm hoặc tăng thất thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hoặc kém hiệu quả. Khi đã lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp hóa đúng, nếu các chính sách kinh tế được xác định phù hợp có hệ thống, đồng bộ và nhất quán thì sự nghiệp công nghiệp hóa sẽ thắng lợi, vốn đầu tư sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao.
- Công tác xây dựng cơ chế chính sách về quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn xây dựng, quy trình thiết kế xây dựng, các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, hệ thống định mức chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí tư vấn, xây dựng đơn giá,…. Chất lượng của công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng nói trên sẽ tạo điều kiện cho việc tiết kiệm hay thất thoát lãng phí vốn đầu tư, cũng tạo điều kiện cho các kết quả đầu tư tăng hay giảm về mặt khối lượng và mang lại nhiều hay ít các lợi ích kinh tế-xã hội khi khai thác sử dụng các kết quả đầu tư này.
- Các nhân tố thuộc bản thân tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành như công tác quản lý, tổ chức sản xuất, công tác nghiên cứu triển khai áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, công tác tiếp thị chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, công tác cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm…. Vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, cách thành phố Hồ Chí Minh theo Quốc lộ 1A (đi dọc chiều dài của tỉnh) là 200km, ngoài đường giao thông Quốc lộ 1A còn có Quốc lộ 55 nối Bà Rịa-Vũng Tàu với Tây Nguyên, Quốc lộ 28 nối từ Bình Thuận đến Lâm Đồng, đường sắt xuyên Việt Bắc-Nam ngang qua tỉnh.
Với trên 160.000ha đất trồng trọt, khoảng 100.000ha đất có khả năng nông nghiệp cùng điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đặc trưng; Bình Thuận có nhiều lợi thế để phát triển các loại cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả nhiệt đới, hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa như: bông vải, điều, cao su, nho, thanh long… Các yếu tố trên cũng thuận lợi và thích hợp để đầu tư phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa, heo, đà điểu quy mô lớn. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là lĩnh vực đang được tỉnh Bình Thuận khuyến khích, vừa qua nhiều ngành nghề mới được đầu tư tại Bình Thuận như: may mặc, cán thép, sản xuất phụ tùng và khung gầm ô tô, cán bông… Khu công nghiệp Phan thiết giai đoạn 1 đã lấp đầy và đang mở rộng giai đoạn 2 (thêm 60 ha) để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Năng lực sản xuất một số ngành như chế biến nông hải sản, vật liệu xây dựng, khoáng sản tăng…; công nghệ nâng cấp, mở rộng dây chuyền sản xuất trong các ngành công nghiệp chế biến thủy sản, nước khoáng… Nhiều sản phẩm tăng nhanh về sản lượng như: hàng hải sản khô và đông lạnh, hạt điều, dược phẩm, nước khoáng, bông xơ, sa khoáng, nước mắm, gạch nung. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn bước đầu được quan tâm chỉ đạo, quy hoạch hình thành 9 cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương, đã công nhận 15 làng nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và 3 làng nghề truyền thống, hỗ trợ vốn để lập dự án phát triển 17 làng nghề và 3 cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp nông thôn.
- Hệ thống dịch vụ khác: hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, khám chữa bệnh, dịch vụ pháp lý, công chứng nhà nước, nhà đất, xây dựng, vận tải, dịch thuật, dạy nghề, giới thiệu việc làm… khá phát triển đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những thành tích đạt được thì vẫn còn tồn tại, trong đó vấn đề đầu tư là một trong những nguyên nhân chính: chưa khai thác tốt mọi tiềm năng để phát triển kinh tế, đầu tư chưa tập trung cho các công trình trọng điểm, các nhiệm.
Hiện nay các thành phố lớn đã trở nên quá tải, môi trường ồn ào ô nhiễm… dẫn đến việc đi tìm những nơi có khí hậu trong lành, cảnh đẹp núi rừng, chiêm ngưỡng các nét văn hóa của dân tộc ít người, đi thăm trang trại, tham dự các lễ hội truyền thống của dân tộc là điều vô cùng hấp dẫn. Trong thời gian tới theo xu hướng chung của đất nước và sẵn có những thế mạnh riêng của mình, Bình Thuận sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư, nhưng việc tiếp nhận và hấp thụ vốn đầu tư đó theo cách nào lại là vấn đề đặt ra cần được giải quyết.
Về mặt chủ quan do tỉnh còn nghèo, cơ sở vật chất kỹ thuật, cũng như cơ sở hạ tầng còn hạn chế, việc tăng cường đầu tư phát triển nâng cao đời sống kinh tế xã hội là điều tất yếu, đó cũng là xu hướng chung của đất nước ta hiện nay. Để đạt mục tiêu huy động vốn đầu tư nước ngoài, nhiều nước đã áp dụng những chính sách ưu đãi đặc biệt, cởi mở hơn trong lĩnh vực cần phát triển nhất là lĩnh vực đầu tư, đã có nới lỏng các quy định về đầu tư, miễn giảm thuế, giảm bớt thủ tục hành chính để các đối tác có điều kiện ngắn nhất tìm đến đầu tư và mở rộng thời hạn cho việc thực hiện các dự án BOT,… Các nước đang phát triển và chuyển đổi đang nỗ lực cải thiện môi trường chính sách, kích thích tiêu dùng nội địa, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng để khuyến khích các nhà đầu tư.
- Nhật Bản, Hàn Quốc tập trung vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như cải tạo, nâng cấp đường sá, cầu cống, bệnh viện, trường học, khu thể thao… để cho cuộc sống vùng nông thôn được cải thiện tốt hơn, giảm áp lực dân số khu công nghiệp và khu đô thị. Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng nhất là khu vực sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế nông thôn của một số nước trong khu vực được các nước rất coi trọng và coi đó là chính sách lớn trong đường lối phát triển kinh tế, chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn của Chính Phủ.
- Triều Tiên, Malaixia có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp để tăng nhanh sản phẩm nông nghiệp và lương thực, chú trọng việc đầu tư xây dựng vào các dự án thủy lợi, chính phủ không thu phí thủy lợi và coi đây là khoản hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Các nước này, Chính Phủ cũng rất coi trọng và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển nhằm thu hút nội lực.
Thế nhưng mức độ quan tâm đầu tư cho công nghiệp chế biến vẫn còn hạn chế, vấn đề kỹ thuật còn ở mức lạc hậu, thậm chí chưa đề cập tới như: công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch, công nghệ chế biến thức ăn gia súc… Vì vậy để cung cấp các loại sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao cho thị trường trong nước và quốc tế thì vấn đề đầu tư cho công nghệ là cần thiết. Tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế: đa số quy mô sản xuất nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công nghiệp chế biến chưa nhiều, việc đổi mới công nghệ chỉ mới tập trung ở một số doanh nghiệp có điều kiện, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn, thị trường nguyên liệu chưa ổn định… Nhưng có thể nói, trong xu thế hiện nay, với những gì đã đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, ngành công nghiệp sẽ tăng cường đầu tư nhiều hơn để góp phần quan trọng thực hiện định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tuy nhiên, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa đa dạng, thiếu tính chuyên nghiệp, hầu như không có các khu vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm, hạ tầng phục vụ du lịch còn hạn chế, chưa khai thác tốt cảnh quan, nhiều vùng phát triển chậm, chưa có sức lan tỏa để lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển của các vùng, các ngành kinh tế khác. Sự hạn chế trên là chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh là được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan du lịch sinh thái gắn với biển, hồ, núi rừng, cùng với các lễ hội đặc sắc riêng có của tỉnh Bình Thuận thì vấn đề đầu tư cho du lịch phải lớn mạnh, phong phú, hấp dẫn hơn nữa thì mới có thể đáp ứng được lượng khách tăng dần và giữ chân du khách lâu hơn.
Mặc dù, đầu tư ngành cũng tranh thủ rất nhiều nguồn: trung ương, địa phương, vốn sự nghiệp, vốn chương trình, huy động trong dân, các tổ chức xã hội… Thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Ban bí thư về “củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế”’ Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy, ngành Y tế Bình Thuận đã nỗ lực phấn đấu nâng cao hoạt động trên mọi mặt, từ khám chữa bệnh, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất… Bệnh viện lớn của tỉnh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2005 có thể nói đây là một sự cố gắng rất lớn. Ngoài kinh phí đầu tư cơ bản của nhà nước, nhân dân đã tự nguyện đóng góp hàng trăm ngày công và hàng tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, làm cho bộ mặt nông thôn, đô thị ở các địa bàn dân cư thêm khởi sắc và kịp thời chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa.
Điển hình là công trình Khu neo đậu tàu cá Phú Hài: khởi công năm 2002, dự kiến cuối năm 2005 hoàn tất, thế nhưng đến nay đạt hơn 60% công trình, giá trị công trình 65 tỷ đồng, và với tính cấp bách của công trình là tạo nơi trú ẩn cho tàu thuyền tránh bão, việc đầu tư là vô cùng cần thiết phải tranh thủ vốn chủ yếu từ trung ương; kế hoạch vốn trung ương ghi trước mắt 5 tỷ đồng nhưng đến nay chưa nhận được đồng nào mặc dù tỉnh đã nhiều lần làm việc với Chính Phủ, còn khả năng của tỉnh thì đã cố gắng vay khắp nơi cũng chỉ được 36 tỷ đồng… có thể nói dự án đầu tư bằng kinh phí trên giấy còn tỉnh như đang ngồi trên đống lửa. Kết luận, công tác đầu tư phát triển của tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua đã có những bước khởi sắc, tổng số vốn đầu tư ngày một tăng, cơ cấu đầu tư tương đối hợp lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế kỹ thuật xã hội được tăng cường tạo thêm năng lực sản xuất cho nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện một bước.
- Ngoài trách nhiệm giám sát của tư vấn, cần tổ chức công khai và động viên sự tham gia giám sát của quần chúng nhân dân (giám sát cộng đồng). Đây là lực lượng giám sát thật sự vô tư, khách quan. Để phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân một cách tích cực, thì nhà nước phải có chính sách khen thưởng, động viện kịp thời khi quần chúng phát hiện tiêu cực trong đầu tư. - Không để tình trạng khép kín trong đầu tư đối với họat động tư vấn: dự án của ngành này phải sử dụng tư vấn của ngành khác; các tổ chức tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng, tư vấn giám sát của một dự án không được thuộc cùng một ngành, tiến tới độc lập toàn bộ. Cải tiến công tác quản lý dự án trong quá trình thực hiện dự án:. * Cơ quan nhà nước thường xuyên kiểm tra, thanh tra công tác đấu thầu;. phải chủ động trong kiểm tra nhằm ngăn chận kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật, đưa nhanh hoạt động này đi vào nề nếp. Tăng cường tính công khai hóa, minh bạch trong công tác đấu thầu. Cơ quan quản lý nhà nước cấp trên phải tăng cường chỉ đạo các cấp có thẩm quyền trực thuộc lựa chọn hình thức đấu thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu đảm bảo theo quy định. * Áp dụng rộng rải quy chế về đấu thầu mua sắm máy móc thiết bị vật tư. Mức đầu tư thiết bị, vật tư thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức đầu tư. Do ít am hiểu về công nghệ kỹ thuật của chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án nên việc mua sắm trang thiết bị của dự án thường được mua với giá cao hoặc đã qua sử dụng. Vì vậy, thực hiện rộng rải quy chế đấu thầu nhằm nâng cao tính cạnh tranh và chuyên môn hóa công tác cung ứng thiết bị vật tư với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. * Hoàn thiện công tác đấu thầu, thực hiện đúng đắn hình thức đấu thầu khoán gọn. Công tác chuẩn bị phải đi trước một bước và đủ điều kiện mới tổ chức đấu thầu. Chỉ nên áp dụng hai hình thức: đấu thầu và chỉ định thầu, bỏ bớt đấu thầu hình thức. Thống nhất phương thức phân chia gói thầu tư khi quyết định đầu tư nhằm tránh hiện tượng phân chia nhỏ gói thầu để trốn thủ tục, nâng trách nhiệm của người quyết định đầu tư. Khuyến khích hình thức đấu thầu khoán gọn và thực hiện hợp đồng chỉ định còn một hình thức đó là hợp đồng trọn gói theo giá khoán gọn thay cho nhiều phương thức thực hiện hợp đồng như hiện nay. Một số tỉnh như: An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng… áp dụng mạnh hình thức khoán trọn gói cho các nhà thầu nghĩa là khi xong khối lượng hạng mục công trình thì các nhà thầu được thanh toán một số tiền đã thỏa thuận trước. Với hình thức này thì các nhà thầu phải lo toan tính toán vì không được thanh toán khoản chênh lệch vốn do trượt giá. Tránh trường hợp chủ đầu tư và nhà thầu cố tình tạo ra phát sinh hoặc quy trách nhiệm cho tổ chức thiết kế tính toán không chính xác. Để thực hiện được hình thức đấu thầu khoán gọn, cơ quan quản lý cấp trên chủ dự án phải quản lý chặt chẽ dự toán trên cơ sở định mức kinh tế-kỹ thuật, đây là căn cứ quan trọng để lập dự toán một cách chính xác. Giá khoán gọn chính là giá dự toán dùng để quyết toán, áp dụng hình thức này vào hoạt động đầu tư xây dựng là một giải pháp tích cực để chống lãng phí, thất thoát vốn. Nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu tư từ khâu lập kế hoạch đấu thầu, tổ chức công tác đấu thầu, giám sát quá trình triển khai dự án của các nhà thầu và có chế độ xử phạt khi nhà thầu vi phạm, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. b) Kiện toàn công tác tổ chức quản lý dự án. - Phải triển khai kịp thời, đồng bộ các chính sách chế độ quản lý trong đầu tư đến các chủ đầu tư, các nhà đầu tư. Hạn chế tình trạng như hiện nay, Luật Xây dựng đã có, một số Thông tư, Nghị định Trung ương đã ban hành nhưng đến nay địa phương chưa có Quyết định áp dụng cụ thể, từ đó có những việc phát sinh đã không giải quyết được làm chậm tiến độ dự án. - Trong đầu tư, tính kịp thời là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả đầu tư, một quyết định chậm trễ có thể làm mất cơ hội đem lại hiệu quả đầu tư, thậm chí mất cơ hội đầu tư. Vì vậy phải cải cách hành chính trong quản lý đầu tư, đó là: cải cách thể chế, kiện toàn bộ máy quản lý, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ… tại địa phương, tại các cơ quan tham gia quản lý đầu tư. - Phải triệt để tuân thủ trình tự xây dựng cơ bản từ công tác kế hoạch hóa, công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch chi tiết về xây dựng đô thị và nông thôn, công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án. Vì thực hiện đúng trình tự này là điều kiện tiên quyết đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. - Nâng cao chất lượng xây dựng, thẩm định phê duyệt dự án của các cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Quy định rừ cỏ nhõn làm chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm một cách toàn diện về chất lượng thực hiện dự án và nhà thầu phải chấp hành đầy đủ nội dung như cam kết hợp đồng đã ký. Đến nay Luật Xây dựng đã có, thì các văn bản dưới luật cần sớm triển khai và đồng bộ về công tác lập, thẩm định dự án đầu tư, phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền để nâng cao trách nhiệm cá nhân của cấp quyết định đầu tư. - Quán triệt phương châm đầu tư có trọng điểm và dứt điểm. Theo đó, mặc cho dự án đầu tư được thực hiện bằng nguồn vốn nào cũng phải được cân đối đủ vốn để hoàn thành theo đúng tiến độ được phê duyệt nhằm khuyến khích các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công mà không bị ràng buộc bởi kế hoạch hàng năm như hiện nay mà phụ thuộc vào dự toán đã được xây dựng theo kế hoạch ngắn hạn, dài hạn. Kiên quyết không bố trí vốn dàn trải. c) Chấn chỉnh và tăng cường kỷ luật quyết toán công trình hoàn thành. Việc bổ sung sửa đổi hệ thống văn bản trước hết nên tập trung vào công tác quy hoạch, công tác kế hoạch hóa đầu tư, phân cấp quản lý đô thị, xây dựng và ban hành hệ thống định mức tiêu chuẩn trong đầu tư xây dựng, hoàn thiện các mô hình giao thầu hợp lý (ngoài phương thức đấu thầu thay cho chỉ định thầu như hiện nay, còn cần bổ sung phương thức khoán gọn), ban hành quy định về sự lựa chọn cũng như phân định quyền hạn của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các quy định về điều kiện hành nghề của các nhà tư vấn, kiến trúc sư… Các giải pháp đề xuất sẽ khó thực hiện nếu các vấn đề trên không được bổ sung sửa đổi thông qua các văn bản pháp luật.
Quán triệt được đường lối trên Đảng và Nhà nước ta đã tích cực chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng: giao thông, điện lực, thông tin, thủy lợi… trong đó năng lượng phải đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia; Cung cấp đủ nước sạch cho đô thị, khu công nghiệp và cho trên 90% dân cư nông thôn; Giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý chất thải đô thị. Thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và xây dựng kết cấu hạ tầng của tỉnh Bình Thuận cũng ngày càng được quan tâm rất lớn thể hiện qua tỷ trọng chi trong tổng chi ngân sách, mức chi năm sau luôn cao hơn năm trước, phần tăng thu ngân sách hàng năm luôn ưu tiên bổ sung chi cho đầu tư, nhiều công trình đã hoàn thành và phát huy tác dụng….
• Cần đổi mới những cơ chế quản lý làm phát sinh tư tưởng cục bộ trong quy hoạch, khiến các địa phương - cho dù không có cơ sở - vẫn xin trung ương cơ chế chính sách “đặc thù” cho mình, thay vì khuyến khích các địa phương liên kết, hợp tác với nhau để phát huy thế mạnh của vùng và để cùng phát triển. • Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính thực hiện đúng Luật ngân sách, cụ thể là hai dòng ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản và chi thường xuyờn cần được quản lý thống nhất, quy định rừ bộ nào chịu trỏch nhiệm cuối cùng trước Chính phủ và trước Quốc hội về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước chi cho xây dựng cơ bản./.