MỤC LỤC
Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt;. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các NHTM (ngân hàng thương mại) phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN (ngân hàng nhà nước) nhưng hiện tại, NHNN chưa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc.
Khá nhiều dịch vụ ví điện tử phục vụ các hoạt động thanh toán nhanh gọn đã xuất hiện tại VN. Tuy nhiên, người sử dụng đến giờ vẫn không mấy mặn mà với loại ví công nghệ này.
Khi người mua chuyển tiền, tiền sẽ được giữ lại ở tài khoản lưu ký đặt tại ngân hàng; khi người bán chuyển hàng cho người mua (hoặc có xác nhận giao dịch mua bán đã hoàn tất) thì tiền từ tài khoản lưu ký mới chính thức được chuyển vào tài khoản của người bán. Nếu như ATM cho phép người dùng thanh toán trực tiếp tại các quầy thanh toán khi mua sắm offline thì ví điện tử trực tuyến giúp họ thanh toán khi mua hàng online một cách nhanh chóng và thuận tiện, qua máy tính kết nối internet, với độ bảo mật cao hơn nhiều, giảm thiểu được rủi ro sử dụng tiền mặt, hoặc lộ thông tin thẻ ATM, lại không phải đi lại nhiều,. Ví điện tử đem lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, giúp họ thanh toán khi mua hàng online một cách nhanh chóng và thuận tiện qua máy tính kết nối internet, sẽ xóa bỏ khá nhiều khâu trung gian như đi lại, ký giấy tờ, rút tiền mặt.
Một trong những điều khiến người tiêu dùng còn e dè trước khi chấp nhận hỡnh thức vớ điện tử là họ khụng được cung cấp rừ thụng tin phớ phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ là bao nhiêu.Họ cũng không biết khi giao dịch mua bán thì ai là người phải chịu phí. Vì thế, cơ sở an toàn phải đi từ hệ thống hạ tầng, đường truyền cho đến các giải pháp quản lý cơ sở dữ liệu và bảo mật thông tin cho người dùng, bằng cách nào để không thất thoát thông tin của khách hàng. Mặc dù ví điện tử có khá nhiều công dụng như: thanh toán trực tuyến, nạp tiền điện thoại, mua vé máy bay, thanh toán điện nước,… nhưng thực tế thì mỗi loại thẻ chỉ có một hay vài những tính năng trên.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải báo cáo việc phát triển mạng lưới ATM, công tác bảo đảm an toàn và hoạt động thông suốt cho các máy ATM của ngân hàng; việc phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đi kèm thẻ để tạo điều kiện cho chủ thẻ, trong đó có các đối tượng nhận lương qua tài khoản áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Ví dụ: Thẻ Flexicard do Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) kết hợp đầy đủ hai tính năng trả trước (Prepaid) và ghi nợ (Debit), cho phép khách hàng thanh toán tiền mua xăng, dầu tại hơn 1.800 điểm phân phối xăng, dầu của Petrolimex trên toàn quốc. Dù còn có những bất cập gây nên những trở ngại nhất định cho khách hàng, nhưng ông Lê Đình Long, Tổng giám đốc Ngân hàng Hong Leong Việt Nam cho rằng, ATM đang trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống”, và kênh mở chi nhánh sẽ không còn là kênh duy nhất để các ngân hàng thương mại tiếp cận khách hàng.
Debit card quốc tế có các thương hiệu như: Visa Debit card, Visa Electron card, MasterCard Dynamic, MasterCard Electronic, Master MTV Debit Card, … Debit card nội địa là tất cả các loại thẻ mà chúng ta thường gọi là thẻ ATM (thật ra do thói quen chứ tên này không chính xác, như đã trình bày thì có nhiều loại thẻ có thể sử dụng tại máy ATM) do các NH VN phát hành với chính thương hiệu của NH đó, ví dụ : VCB Connect 24, Đông Á, Techcombank, Inconbank, BIDV, Agribank…. Nguyên nhân mà NH VN không thu phí là do đây là DV mới cần phát triển để khuyến khích không dùng TM theo chủ trương của Nhà nước (Nhà nước sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề và sẽ quản lý XH chặt chẽ hơn nếu đa số thanh toán qua NH), và 1 lí do quan trọng nữa là tổng số dư tiền gửi của các chủ thẻ ATM luôn lên đến con số vài ngàn tỷ VNĐ, NH tha hồ mà sử dụng nguồn vốn này với chi phí rất rẻ (vì chỉ trả lãi tiền gửi không kỳ hạn cho người gửi, mà lãi suất này cực kỳ thấp). Riêng các DC quốc tế, có 1 số thu phí khoảng 1 – 2% khi rút TM bằng ATM tại máy không phải của NH phát hành (chẳng hạn Master MTV Debit card do VCB phát hành sẽ không bị charge phí khi rút TM tại các máy ATM của VCB, nhưng sẽ bị charge phí khi rút tiền tại máy ATM của NH khác hoặc ở NN).
Hiện nay, Vietcombank đang cho phép khách hàng trả tiền điện, nước trên máy ATM cũng như cung cấp sản phẩm dịch vụ thanh toán điện tử đa dạng trên các kênh như POS, điện thoại di động, Internet để khách hàng được hưởng các tiện ích từ các dịch vụ như thanh toán vé máy bay điện tử, nạp tiền, trả cước viễn thông..của Vietnam Airlines, Viettel, MobiFone, VinaPhone, VinaGame, VDC, FPT…. Còn theo bà Lý Thị Ngọc, Giám đốc Trung tâm thẻ Ngân hàng Đông Á, thì sau khi ngân hàng đưa ra những tiện ích thanh toán qua ngân hàng như trả tiền điện, nước, điện thoại qua các kênh giao dịch như Internet Banking, Mobile Banking thì rất nhiều khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ, vì nó thoả mãn. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán mua hàng hóa dịch vụ tại tại đơn vị chấp nhận thẻ qua các phương thức như cà thẻ tại quầy giao dịch của đơn vị, đặt hàng qua thư hoặc điện thoại, thanh toán trực tuyến qua Internet, và cũng có thể dùng để rút tiền mặt từ máy ATM mang thương hiệu của tổ chức thẻ.
Được các ngân hàng toàn cầu như Citibank (Mỹ), HSBC (Hồng Kông- Thượng Hải), ABN (Hà Lan), SMBC (Nhật), Ing BHF (Hà Lan), Standard Chartered Bank (Anh), Fortis Bank (Hà Lan), Natexis Banque Populaire (Pháp), Credit Suisse (Thụy Sĩ). Với tỷ lệ điện chuẩn gần như tuyệt đối cho toàn bộ điện thanh toán quốc tế, ngân hàng đảm bảo cho mọi giao dịch của khách hàng được thực hiện nhanh chóng nhất với chi phí cạnh tranh qua mạng thanh toán liên ngân hàng toàn cầu – SWIFT. Khi cung cấp dịch vụ, Tổng giám đốc hoặc giám đốc các tổ chức tín dụng, Kho bạc nhà nước được ấn định mức thu phí của từng dịch vụ thanh toán cụ thể - ao gồm cả dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống và qua hệ thống chuyển tiền điện tử liên ngân hàng – phù hợp với nội dung, điều kiện và phương thức dịch vụ của tổ chức mình theo đúng qui định, nhằm hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.
Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán , thay vì sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc tạo ra giá trị gia tăng trên thị trường, lại chỉ tập trung vào yếu tố giá cả nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh. Phí dịch vụ thanh toán còn khá cao và khó chấp nhận đối với các giao dịch thanh toán mức trung bình, đặc biệt đối với các giao dịch thanh toán liên ngân hàng và liên tỉnh. Hệ thống thanh toán cốt lỗi là hệ thống thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng về hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng.
Đối với kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về sử dụng tiền mặt đối với các tổ chức hưởng lương NSNN đã có Kho bạc Nhà nước quản lý nhưng đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp, bởi các NHTM cũng là một doanh nghiệp không phải là cơ quan quản lý hành chính trong lĩnh vực này, vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp về thanh toán của các tổ chức này nên giao cho cơ quan thanh tra các cấp từ huyện trở lên hoặc cơ quan thanh tra thuế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ phải sớm có biện pháp thực hiện việc thống nhất mạng lưới các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên phạm vi toàn quốc để đảm bảo khả năng mỗi thẻ thanh toán đều có thể sử dụng tại hầu hết các máy ATM, thiết bị chấp nhận thẻ POS. Giải pháp cho vấn đề này một mặt các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, mặt khác Ngân hàng Nhà nước cùng toàn bộ hệ thống ngân hàng thúc đẩy nhanh quá trình kết nối liên mạng ATM và các thiết bị chấp nhận thẻ của các hệ thống ngân hàng khác nhau thông qua việc hình thành Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất sau khi được Chính phủ phê duyệt đề án này.