MỤC LỤC
Tại nhà máy, cơ cấu tài sản lưu động được xây dựng dựa vào tính chất, đặc điểm của các loại tài sản lưu động của nhà máy. Sự gia tăng này biểu hiện ở mhững bước phát triển lớn mạnh về quy mô kinh doanh mà biểu hiện của nó là quy mô vốn lưu động. Để đánh giá đúng về sự thay đổi này ta xem xét về sự thay đổi tỷ trọng cũng như mức tăng giảm của từng loại vốn lưu động.
Số vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Điều này cho thấy rằng tăng lượng vốn băng tiền là một dấu hiệu tốt về sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy nhà máy cần phát hhuy hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ tăng của loại vốn lưu động này trong những năm tiếp theo.
Các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động mà nhà máy bị khách hàng, các tổ chức, cá nhân khác chiếm dụng trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy công tác quản lý tài chính đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục, có các chính sách phù hợp sao cho thu được các khoản phải thu, giảm tình trạng vốn của nhà máy bị chiếm dụng. Đối với lượng hàng hoá tồn kho, ở nhà máy thì hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm.
Điều này đã thể hiện xu hướng biến đổi tốt về cơ câu vốn lao động của nhà máy. Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng nhưng lại giảm về tỷ trọng, chứng tỏ nhà máy đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm tỷ trọng hàng tồn kho. Nguyên nhân la do lượng thành phẩm của công ty nhập quá nhiều nguyên vật liệu.
Một số tài sản lưu đông khác, đây là loại vốn lưu động không thuộc các loại vốn trên có trong cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp nên nó chiếm một tỷ trọng nhỏ.
- Quản lý các khoản phải thu: Các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh giá trị tài sản của doanh nghiệp hiện đang bị các tổ chức cá nhân chiếm dụng. Số vốn kinh doanh nằm trong các khoản phải thu thường có giía trị lớn như: doanh nghiệp có thể thiếu vốn hoạt động dẫn đến phải phân bổ chi phí trả lãi vay ngân hàng hay các tổ chức khác. Do đó quản lý cỏc khoản phải thu là việc làm cần thiết, cần thường xuyờn theo dừi, kiểm tra để nhanh chóng thu hồi.
Các khoản phải thu tăng trong đó phải thu của khách hàng tăng nhiều nhất, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản phải thu. Các khoản phải thu khác cũng tăng nhưng nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong các khoản phải thu. Đây là nguyên nhân chính làm các khoản phải thu của nhà máy tăng bởi vì khoản phải thu này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tống số các khoản thu.
Do đó nhà máy cần có biện pháp phù hợp để quản lý chặt chẽ các khoản phải thu để tranh rủi ro trong thanh toán. - Quản lý hàng tồn kho: Để quản lý hàng tồn kho, ta phải đi xem xét tinh hình tăng giảm hàng tồn kho.Từ đó tính toán lượng sẽ tiêu thụ trong các chu khỳ kinh doanh để cung cấp một lượng vừa đủ, tránh dự trữ quá nhiều để tồn đọng vốn nên vấn đề dự trữ với quy mô thế nào cho hợp lý. Trong cơ cấu vốn lưu đông của nhà máy thì hàng tồn kho chiếm tỷu trọng lớn nhất trong tổng số vốn lưu động.
Vì thế việc quản lý tồn kho dự trữ đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, lại sử dụng tiết kiệm hợp lý vốn lưu động. Qua bảng trên ta thấy lượng hàng tồn kho của nhà máy tăng do lượng thành phẩm tồn kho nguyên vật liệu tăng.
Điều này cho thấy nhà máy chưa quan tâm đúng mức tới công tác tiêu thụ sản phẩm nên làm cho hàng tồn kho tăng.
Như vậy lượng nguyên vật liệu tăng về quy mô nhưng lại giảm về tỷ trọng.
Kể từ khi nhà máy thành lập,nhà máy đã dần dần tự khẳng định vị thế trên thị trường, tạo ấn tượng người tiêu dùng trong cả nước. Để có quy mô sản xuất và trình độ quản lý như hiện nay là một quá trình phấn đấu liên tục của toàn bộ cán bộ công nhân viên của nhà máy. Trong điều kiện cơ chế thị trường có tính cạnh tranh mạnh mẽ thi nhà may đã cố gắng tìm mọi biện pháp để hoà nhập bước đi của mình cùng với nhịp độ phát triển của đất nước.
Sự tăng lên của vốn sản xuất kinh doanh cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của nhà máy tăng lên và tính cạnh tranh trên thị trường tăng lên, việc mở rộng quy mô sản xuất, khả năng huy động vốn từ bên ngoài vao cang tốt. Đối với vấn quản lý và sử dụng vốn lưu động, nguồn vốn của nhà máy đã đạt những thanh tích nhất định. Đồng thời nhà máy có nhiều biện pháp quản lý và sử dụng vốn và hạn chế những lãng phí về vốn nên vốn trong nhà máy được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn.
- Số vòng quay vốn lưu động tăng so với năm 2002, chứng tỏ việc thu hồi vốn lưu động nhanh và làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi hơn. Những kết quả đạt được là một quá trình phấn đấu liên tục của cán bộ công nhân viên các thế hệ của nhà máy và sư quan tâm của Đảng và Nhà nước. Những năm gần đây, nhà máy đã tăng cường đổi mới máy móc trang thiết bị công nghệ mới để phục vụ sản xuất.Đồng thời nhà máy đã vạn dụng linh hoạt, nhạy bén trong quản lý kinh tế và quản lý sản xuất để tồn tại, phát triển của nhà máy.
Nhà máy đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng hoạt động hiệu quả, cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh cho ban lãnh đạo nhà máy. Nhà máy giao chỉ tiêu cho các phân xưởng về các chỉ tiêu kinh tế tài chính như: doanh thu , lợi nhuân, thuế. Ngoài ra bộ máy kế toán quan trọng không thể thiếu trong quản lý kinh tài chính của nhà máy.
Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ, chức năng của từng bộ phận do mình phụ trách.
- Các khoản nợ phải trả của nhà máy tăng lên kéo theo sự tăng lên của nhu cầu thanh toán. - Lợi nhuận thu nhập của hoạt động tài chính cần xem xét lại hoạt động đầu tư tài chính. - Đối với công tác quản lý tài chính hàng tồn kho, Nhà máy vẫn vấp phải những khó khăn nhất định.
Nhưng về lâu dài thì việc gia tăng hàng tồn kho quá mức sẽ gây lãng phí vốn và làm gia tăng các chi phí liên quan như : chi phí bảo quản, hao hụt mất mát, hỏng .Việc xác định lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc làm rất cần. Nó đem lại những lợi ích cho nhà máy trên khía cạnh tài chính lẫn thuế khoá. - Các khoản phải thu tăng đáng kể trong những năm qua cũng là một vấn đề nhà máy cần quan tâm.
Mức độ rủi ro của các khoản phải thu này lớn, nếu số nợ khó đòi cứ liên tục gia tăng trong khi đó số nợ vay của nhà máy rất lớn thì phải cần tìm ra nguồn nào để trả nợ. Các khoản phải thu tăng cả về tỉ trọng lẫn quy mô trong tài sản lưu động. - Về nguồn tài trợ cho tài sản lưu động chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn.
Các khoản nợ ngắn hạn lớn dẫn đế chi phí vốn cao, dễ xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán. Trên nguyên tắc cơ cấu vốn hợp lý và tài sản lưu động phải được tài trợ bằng một phần vốn chung và dài hạn. Cơ cấu vốn đầu tư cho tài sản lưu động hiện nay là chưa hợp lý.
- Do hệ thốn ngân hàng chưa thực sự phát triển, thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu trong dân chúng cũng như các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.