MỤC LỤC
Do vậy các căn cứ để thẩm định là các điều ước quốc tế đã kí kết giữa các tổ chức quốc tế với chính phủ Việt Nam hay giữa chính phủ các nước với nhau về điều kiện sử dụng vốn, số lượng vốn, quá trình và tiến độ giải ngân; Các quy định về thương mại, tín dụng, bảo lãnh, nguồn vốn đối ứng, điều kiện sử dụng vốn…. - Nếu không đồng ý cho khách hàng vay vốn hay nhận thấy báo cáo đề xuất tín dụng và tờ trình thẩm định còn chưa đầy đủ thì cấp có thẩm quyền gửi văn bản xuống phòng tín dụng yêu cầu xem xét lại hồ sơ vay vốn và chấm điểm tín dụng.
Phương pháp này được SGD 3 áp dụng với một số ngành, lĩnh vực nhất định như dự án về ngành điện, công nghiệp sản xuất xi măng, kinh doanh bất động sản… Với phương pháp này, cán bộ thẩm định sẽ so sánh, đối chiếu nội dung của dự án với các tiêu chuẩn, định mức, quy định cụ thể và so sánh với những dự án trong cùng lĩnh vực, cùng quy mô… Từ đó xem xét tính hiệu quả của dự án và đưa ra quyết định cho vay vốn. Phương pháp này SGD 3 có sử dụng nhưng ở một mức độ tương đối hạn hẹp bởi đặc thù của hoạt động của SGD 3 là đại lý ủy thác nguồn vốn cho BIDV, nguồn vốn này chủ yếu là vốn ODA nên thời gian thực hiện rất dài, có khi hàng vài chục năm.
Tại SGD 3 phương pháp này được sử dụng để đánh giá tác động của một số yếu tố có thể xảy ra với dự án trong tương lai như: trượt giá, lạm phát, lãi suất, sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô, các chính sách của nhà nước…Quan trọng hơn nó được sử dụng để đánh giá tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả như IRR, NPV, T…. Sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy CBTĐ tiến hành khảo sát sự thay đổi của các chỉ tiêu NPV, IRR, T khi doanh thu giảm, chi phí tăng…Nếu trong phạm vi tác động của các yếu tố mà các chỉ tiêu hiệu quả dự án vẫn đạt yêu cầu thì dự án có tính khả thi cao, nên cho vay và ngược lại.
Như vậy, những yếu tố không chắc chắn, yếu tố rủi ro cần được nhận định, phân tích và định hướng ngay từ các nội dung phân tích dự án, định lượng để trực tiếp hoặc gián tiếp đưa vào nội dung đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Kết quả tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đặc biệt là kết quả phân tích, khảo sát độ nhạy với các yếu tố được đánh giá là không chắc chắn hay rủi ro sẽ là cơ sở để cán bộ Thẩm định hoặc quản lý rủi ro đưa ra hình thức và biện pháp bảo đảm tiền vay cũng như các điều kiện tín dụng khác trong trường hợp chấp thuận tham gia tài trợ vốn cho dự án. - Ngành nghề kinh doanh chính: Đầu tư tài chính; Đầu tư hạ tầng và phát triển đô thị mới, khu công nghiệp; Phát triển các lĩnh vực mới trong xây lắp; chuyển giao công nghệ… trên địa bàn TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hà Tây, Hòa Bình….
Ta nhận thấy có sự chênh lệch tổng vốn đầu tư sau khi thẩm định lại, ở nội dung này CBTĐ đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu của dự án với việc dự tính tổng mức đầu tư theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 và xác định nguyên nhân của chênh lệch tổng vốn đầu tư là do chủ đầu tư dự tính mức chi phí dự phòng là 5%. Kết luận: Qua dự án minh họa ở trên, chúng ta có thể thấy việc thẩm định tổng mức đầu tư được SGD 3 thực hiện kỹ càng và chi tiết, việc thẩm định không đơn thuần chỉ là việc xem xét lại sự chính xác của các kết quả tính toán mà còn đảm bảo tính hợp lý của kết quả so với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được đề ra. Kết luận: Qua dự kiến kế hoạch huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn của chủ đầu tư, ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn tương đối hợp lý, tỷ trọng vốn vay trên tổng VĐT là 32% và được huy động ở giai đoạn sau của quá trình đầu tư sẽ đáp ứng đúng tiến độ huy động và sử dụng vốn, đồng thời giúp chủ đầu tư giảm được chi phí lãi vay.
Việc chủ đầu tư sử dụng một khối lượng vốn tự có lớn tạo điều kiện cho chủ đầu tư đảm bảo các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, quá trình luân chuyển tiền tệ và thực hiện đầu tư diễn ra liền mạch, tránh đứt quãng, ảnh hưởng tới chất lượng công trình. - Đối với vốn tự có: được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như từ quỹ đầu tư phát triển, huy động vốn qua thị trường chứng khoán…các nguồn này hiện chưa được sử dụng với mục đích cụ thể, do vậy rất khó xác định chính xác chi phí cơ hội của các nguồn vốn này. Thẩm định tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của DA Thông qua bảng tính dòng tiền hàng năm của dự án, CBTĐ tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, chú trọng vào 3 chỉ tiêu quan trọng nhất, có tính chất quyết định tới tính khả thi của dự án về mặt tài chính.
Trong năm 2008 SGD 3 đạt dư nợ thương mại gần 1000 tỷ VNĐ, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng nợ vay là 79% hướng tới các nhóm khách hàng mục tiêu chủ yếu là các Ban Quản lý dự án, tổng công ty, tập đoàn lớn, các khách hàng sử dụng nguồn ODA, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất quy mô lớn. - Do đặc thù hoạt động của Sở đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống BIDV, thực hiện thẩm định và ra quyết định cho vay đối với các dự án thuộc lĩnh vực trọng điểm như điện, sản xuất công nghiệp…Do vậy SGD 3 đã kết hợp cùng Hội Sở chính ra văn bản quy định về trình tự, thủ tục thẩm định và thẩm quyền cấp tín dụng cho các dự án chuyên ngành về ngành điện. Để thực hiện thẩm định các nội dung khía cạnh tài chính dự án đầu tư vay vốn, tại SGD sử dụng kết hợp rất nhiều phương pháp: phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo, phương pháp triệt tiêu rủi ro.
Để có thể đưa ra những đánh giá về tính khả thi của dự án về mặt tài chính, CBTĐ chủ yếu dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp, sau khi P.QHKH đã kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ, CBTĐ đi sâu vào phân tích từng nội dung, đánh giá tính chính xác của từng vấn đề. Tuy nhiên trong nhiều dự án, khi thực hiện công tác thẩm định một cách độc lập thì ý kiến của 2 phòng, Phòng Tín dụng và Phòng Thẩm định mâu thuẫn nhau hoặc tờ trình của cả hai phòng không được cấp trên chấp thuận, phê duyệt dẫn đến việc tái thẩm định lại hồ sơ vay vốn của khách hàng. - Đối với phương pháp so sánh đối chiếu mà CBTĐ sử dụng trong phân tích khía cạnh tài chính: khi đánh giá khả năng tài chính của khách hàng mới chỉ dừng lại ở báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, do vậy nhiều khi không phản ánh đầy đủ quá trình phát triển của khách hàng, những rủi ro nào có thể tiềm ẩn và nảy sinh.
- Về thẩm định tổng vốn đầu tư và phương án nguồn vốn: Để thẩm định nội dung này SGD 3 đã có sự đánh giá cẩn thận và kỹ càng, việc xác định tổng vốn đầu tư phải thông qua phân tích cung cầu thị trường, phương án kỹ thuật…Tuy nhiên do đặc thù của SGD 3 là đại lý ủy thác của BIDV, tiếp nhận nguồn vốn ODA, do vậy thường xuyên thẩm định tổng vốn đầu tư của các dự án lớn, quan trọng quốc gia như dự án ngành điện, bất động sản, cơ sở hạ tầng…Việc liệt kê tất cả các danh mục chi phí để tính toán tổng vốn đầu tư là rất khó khăn, đôi khi còn nhiều thiếu sót hoặc tính toán chưa chính xác.