Phân tích hiệu quả kinh tế các hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

MỤC LỤC

Các hình thức nuôi Nuôi quảng canh (QC)

Ưu điểm của hình thức này là ít tốn kém, ngoài chi phí tu bổ xây dựng hồ ra, chỉ cần ít trang thiết bị đơn giản, khi thu hoạch và người nuôi tôm không phải bỏ thêm chi phí nào khác, lại tận dụng được nguồn tôm tự nhiên, phù hợp với những hộ nông dân nghèo. Nuôi tôm thâm canh là hình thức nuôi đòi hỏi phải cung cấp hoàn toàn giống tôm nhân tạo và thức ăn công nghiệp, được đầu tư cơ sở hạ tầng (hệ thống ao hồ, thủy lợi, giao thông, điện nước, cơ khí…) đầy đủ để chủ động khống chế môi trường, nguồn nước, các yêu cầu kỹ thuật nuôi phải đảm bảo, đặc biệt là việc quản lý môi trường nước, lượng oxy hòa tan,…Hình thức này đòi hỏi người nuôi phải có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, vốn đầu tư lớn.

Giá trị kinh tế của tôm

Nuôi công nghiệp là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo với mật độ rất cao. Sử dụng các máy móc và thiết bị nhằm tạo cho vật nuôi một môi trường sinh thái và các điều kiện sống tối ưu, sinh trưởng tốt nhất, không phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ, trong thời gian ngắn nhất đạt các mục tiêu sản xuất và lợi nhuận.

CƠ SỞ THỰC TIỄN

    Vậy để nâng cao hiệu quả của nghề nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian tới, các địa phương cần phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ quy định, điều kiện cơ sở vùng nuôi, điều kiện vệ sinh môi trường vùng nuôi, chất lượng con giống trước khi thả nuôi, cần hỗ trợ và hướng dẫn người nuôi về kỹ thuật nuôi trồng, các biện pháp cải tạo ao nuôi trước khi thả giống, các biện pháp phòng trị bệnh và quản lý môi trường ao nuôi 1.2.4. Trước thực trạng ngày càng có nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh phát triển mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở môi trường nươc lợ (có độ mặn <25‰), làm cho nguồn nước ngọt trong lòng đất ở vùng ven biển ngày càng khan hiếm, để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất cho nghề nuôi tôm chân trắng, hạn chế sử dụng nguồn nước ngọt, năm 2009 Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở môi trường nước có độ mặn >= 25‰ tại xã Đức Phong và Đức Minh, huyện Mộ Đức.

    Bảng 2: Tình hình nuôi trồng thủy sản Việt Nam qua 2 năm 2007-2008
    Bảng 2: Tình hình nuôi trồng thủy sản Việt Nam qua 2 năm 2007-2008

    ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

    ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .1 Vị trí địa lý

      Mộ Đức năm trên các tuyến giao thông đồng thời là các trục quan hệ liên vùng quan trọng của tỉnh như: Quốc lộ 1A chạy dọc theo chiều từ Bắc đến Nam với tổng chiều dài trên địa bàn huyện khoảng 20 km, quốc lộ 24 từ Kon Tom đi Quảng Ngãi giáp quốc lộ 1A tại Thạch Trụ. Với vị trí địa lý này của Mộ Đức đã hội tụ nhiều điều kiện để có thể hình thành , phát triển một cơ cấu kinh tế đa dạng, nhiều ngành nghề, thành phần kinh tế khác nhau và có điều kiện mở rộng giao thương, buôn bán với bên ngoài. Trung Bộ và bị chi phối bởi điều kiện địa hỡnh phớa Đụng dóy Trường Sơn rừ rệt: mựa khụ từ tháng 3 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, trung bình đạt từ 124 giờ/tháng (thấp nhất là tháng 12).

      Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của sông Vệ, với lưu lượng dòng chảy lớn, tháng ít nước nhất trong năm đạt từ 14,3 – 23,7 m3, sự hình thành lũ và số lượng các cơn lũ trên sông quyết định bởi thời gian và cường độ mưa ở tâm mưa sông Vệ, ở đây mưa lũ chỉ kéo dài 3 tháng vào khoảng giữa các mùa mưa (tháng 10 đến tháng 12), nghĩa là xảy ra chậm hơn 1 tháng và kết thúc trước gần 2 tháng so với mùa mưa.

      KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM THẺ

      Là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trải qua những năm năm tháng chiến tranh ác liệt, cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều thiếu thốn, kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, gây trở ngại cho cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Trình độ dân trí không đều, đội ngũ cán bộ quản lý thiếu về số lượng, còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn vì thế gặp nhiều khó khăn khi chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Diện tích mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản chưa cao, hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước sạch cho sản xuất vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu.

      Việc chuyển dần hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang thâm canh là rất phù hợp, đáp ứng kỹ thuật hiện đại cũng như nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

      CHÂN TRẮNG TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

      • ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CÁC HỘ ĐIỀU TRA
        • KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

          Riêng đối với hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát có đặc điểm là cần nhiều lao động, trong khi các hộ nuôi chỉ có từ 1-2 lao động gia đình, thậm chí có người thuê hoàn toàn, do đó chi phí cho hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng rất lớn. Không giống như các ngành nghề sản xuất nông nghiệp, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng cần một lượng vốn đầu tư lớn vào TSCĐ như xây dựng ao nuôi, mua máy móc thiết bị phục vụ quá trình nuôi như: Máy bơm nước, giàn sục khí, vải bạt nilon,…Qua thực tế điều tra, tôi nhận thấy đầu tư thiết bị của mỗi hộ gia đình phụ thuộc vào quy mô ao nuôi, vị trí ao nuôi. Mặt dù, trong những năm qua giá cả về giống, thức ăn, nhiên liệu biến động theo hướng bất lợi cho người sản xuất nhưng người dân cũng có những điều chỉnh kịp thời góp phần tối thiểu hóa chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.

          Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế xã hội trước mắt, việc nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, đặc biệt là với quy mô lớn, vẫn còn tiềm ẩn một số tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên về mặt lâu dài như ô nhiễm các vùng nước biển và nước ngầm do nước thải, mặn hóa đất và nước ngầm,… Điều này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng cũng như toàn xã hội sau này. Vì vậy, tỉnh Quảng Ngãi đang lập dự án thu hút đầu tư vào các vùng nuôi tôm tập trung mới như: nuôi tôm trên đất cát Bình Phú, Châu Me - Bình Sơn, nuôi tôm Cổ Lũy - Tịnh Khê,… dự án ứng dụng khoa học công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát Đức Phong, Đức Thắng- Mộ Đức và thực hiện các dự án đầu tư xử lý nước thải ở các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung trên cát hiện có. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá mức độ ảnh hưởng của qui mô diện tích; chi phí trung gian (lượng giống, lượng thức ăn, công lao động,…) có ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng.

          Bảng 8: Thông tin chung của các hộ điều tra năm 2009
          Bảng 8: Thông tin chung của các hộ điều tra năm 2009

          HUYỆN MỘ ĐỨC, QUẢNG NGÃI

          PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

            - Ngoài các lớp đào tạo kỹ thuật cho người dân được tổ chức hàng năm như Trung tâm Khuyến ngư, Sở NN&PTNT,…của tỉnh cần tăng cường công tác tập huấn nhằm nâng cao trình độ nhận thức người dân về mọi mặt như: Kỹ thuật nuôi, thị trường, môi trường sinh thái,…. - Phát triển nghề nuôi tôm cần kết hợp cân đối hài hòa gắn liền với phát triển cộng đồng, không có những tác động xấu gây ô nhiễm hệ thống ao hồ, nguồn nước và môi trường nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ châ trắng. Đồng thời, cần sắp xếp, điều chỉnh lại hệ thống ao hồ, kênh mương hiện có hợp lý hơn bảo đảm cho các dòng chảy, cấp thoát nước, đáp ứng phát triển ổn định và bảo vệ môi trường sinh thái.

            Nhiệm vụ tiếp theo là đa dạng hóa các ngành nghề như nuôi cá lồng và các loài thủy sản khác để người dân phát triển hết tiềm năng của địa phương, giúp người dân giảm bớt rủi ro, có cơ hội tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

            MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI ĐỊA BÀN

              Mở các lớp tập huấn cho cán bộ thủy sản cấp huyện, cán bộ quản lý HTX và người nuôi trồng thủy sản về kỹ thuật NTTS, quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP, CoC), quản lý con giống, các chính sách, các qui định đề ra, kiểm soát, phòng chống dịch bệnh, kinh doanh thức ăn, dịch vụ thú y thủy sản, công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản,…. Cần đẩy mạnh hợp tác, liên doanh liên kết giữa các hộ nuôi tôm, liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ, liên kết giữa các hộ nuôi tôm với các nhà thu mua sản phẩm để phát huy lợi thế của từng hộ nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi tôm. Mặt khác, hiện nay có nhiều nguồn giống có xuất xứ khác nhau trên thị trường, do đú người mua cần lựa chọn giống cú nguồn gốc, xuất xứ rừ ràng và nờn mua ở những cơ sở tin cậy nhằm đảm bảo nguồn giống sạch, đảm bảo thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát.

              Trước mắt là do diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chưa nhiều nên ảnh hưởng của chất thải đối với môi trường chưa biểu hiện rừ, nhưng nếu tỡnh trạng này diễn ra cựng với việc mở rộng ao nuụi, thỡ sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với chính hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng.