MỤC LỤC
Một nghiên cứu về vấn đề này cho thấy khi người ta đứng trước quyết định đóng góp thế nào cho khoản lương hưu của mình, thường thì họ phải đối mặt với quá nhiều sự chọn lựa và thường sẽ áp dụng phương pháp phân chia đồng đều 50 – 50 nếu chỉ có 2 loại hình, 25 – 25 – 25 - 25 nếu có 4 loại hình, v.v… Điều này có nghĩa là họ có đưa ra được những quyết định sáng suốt hay không là phụ thuộc hoàn toàn sự lựa chọn mà nhà quản lý cung cấp. Với khối lượng thông tin điện tử khổng lồ chúng ta phải đối diện, thì bây giờ thay vì phải giải quyết vấn đề bằng cách lựa chọn trong 200 nhãn hiệu ngũ cộc hay 5000 quỹ chung, chúng ta lần đầu tiên phải giải quyết vấn đề bằng cách chọn trong số 10.000 website sẵn sàng cung cấp thông tin cho người tiêu dùng như chúng ta. Khi những sinh viên đại học phải quyết định học môn nào vào học kỳ tới, họ thường có thông tin tổng hợp về các đánh giá khóa học từ hàng trăm sinh viên cho một kết luận theo một hướng và một bài phỏng vấn với một sinh viên duy nhất được quay lại trên video cho kết luận theo một hướng khác, họ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi bài phỏng vấn sinh động đó hơn là những nhận xét của hàng trăm người khác.
Không có ai có thời gian và nguồn nhận thức đủ để trở nên chuẩn xác và hoàn toàn thấu đáo trong mỗi quyết định của mình, khi đòi hỏi phải có nhiều quyết định và càng nhiều lựa chọn có thể hơn, cái thách thức của việc thực hiện quá trình ra quyết định cho chính xác lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, tôi cần phải nhấn mạnh một yếu tố quan trọng: những nghiên cứu trên cho thấy trở thành một người cầu toàn có liên quan tới việc không hạnh phúc, chứ chúng không phải là nguồn cơn của những nỗi buồn trong cuộc sống, vì một mối quan hệ tương liên không nhất thiết chỉ là nguyên nhân - kết quả. Tuy vậy tôi vẫn tin là trở thành một người cầu toàn đóng một vai trò lớn trong những sự bất hạnh trong cuộc sống và học được 2 chữ “tri túc” chính là một bước quan trọng, không chỉ để đối phó với một thế giới đầy lựa chọn, mà còn trong việc tận hưởng cuộc sống một cách dễ chịu nhất.
Vì thế, nếu bằng cách thực hiện một quá trình đưa ra quyết định kỹ càng và đánh giá thỏa hiệp tôi đã đưa ra ở chương vừa rồi, bạn sẽ đi nghỉ và trong đầu mường tượng tất cả những thứ tuyệt vời nhưng thực ra lại không như vậy, khi đó ngay cả khi kỳ nghỉ là tuyệt vời, tâm trí chắc chắn phải có chỗ để nghĩ về những điều tiêu cực….
Nếu khả năng chọn lựa giúp bạn kiếm được xe hơi, nhà cửa, công việc hoặc máy pha cà phê xịn hơn, nhưng quá trình chọn lựa lại làm bạn cảm thấy không hài lòng về những gì bạn chọn, thì thực sự bạn chẳng đạt được gì từ cơ hội được chọn lựa đó. Xem lại những quyết định gần đây của ban, cả quyết định quan trọng lẫn không quan trọng (ví như việc mua quần áo, mua đồ dùng nhà bếp, đi nghỉ ở đâu, dành lương hưu vào việc gì, việc chăm sóc sức khỏe hoặc thay đổi chỗ làm hoặc một mối quan hệ nào đó). Bài tập trên giúp bạn biết đánh giá tốt hơn cái giá bạn phải trả liên quan đến những quyết định bạn đưa ra, điều này có thể giúp bạn từ bỏ bớt một số quyết định cùng lúc, hoặc ít nhất cũng lập ra được những quy tắc ngón tay cái (tức phương pháp thực hành để tính toán hoặc làm gì đó dựa trên những kinh nghiệm quá khứ) cho chính mình về việc cần xem xét lựa chọn nào, hoặc cần bỏ ra bao nhiêu thời gian và nỗ lực cho việc chọn lựa.
Cho đến lỳc này, nếu bạn đã bị thuyết phục bởi những lý luận và dẫn chứng của cuốn sách này, thì bạn đã nhận thức được lựa chọn cũng có mặt trái của nó. Sau khi bạn đã thực hành bài tập xem lại những quyết định gần đây của minh, bạn sẽ không chỉ ý thức hơn về cái giá phải trả mà bạn còn khám phá ra có những thứ bạn thực sự quan tâm và những thứ bạn không quan tâm. Sử dụng thời gian rảnh mà bạn vừa có được để tự hỏi mình bạn thực sự muốn điều gì trong những quyết định về những khía cạnh của cuộc sống quan trọng đối với bạn.
Bởi tôi phải thường phải gọi rất nhiều cuộc gọi đường dài và lúc đó tôi cũng bị choáng ngợp bởi rất nhiều quảng cáo mời gợi của nhiều công ty, tôi thấy mình cũng không thể cưỡng lại mong muốn mình phải tìm cho ra công ty tốt nhất và tìm được gói dịch vụ tốt nhất. So sánh đủ để tìm ra cái tốt nhất thực sự rất khó khăn, tốn thời gian và nhức đầu bởi các công ty khác nhau thì thiết kế dịch vụ và cước phí theo những các khác nhau. Thôi biết bản thân mình không muốn phải bỏ ra tất cả chỉ để giải quyết vấn đề lựa chọn dịch vụ điện thoại, nhưng thực sự nó giống như một chỗ ngứa mà tôi không thể không gãi.
Nhưng nếu chúng ta quên hết về giá của cơ hội thì điều đó là rất khó, hoặc không thể để đánh giá một lựa chọn là tốt nếu không có mối liên hệ với những lựa chọn khác. Do người biết thỏa mãn có những tiêu chuẩn riêng của họ về mức độ “vừa phải” nên họ cũng ít phụ thuộc hơn những người cầu toàn vào những so sánh về những lựa chọn khác. Nếu bạn chỉ ngồi yên và đợi những điều “mới mẻ, tiến bộ” tìm đến bạn, thì bạn sẽ mất ít thời gian hơn cho việc chọn lựa và sẽ thấy ít bực mình hơn nếu bạn không tìm được thứ thay thế mà đáp ứng mọi yêu cầu của bạn.
Dù sao đi nữa thì bạn sẽ luôn phải đối mặt với những thứ mới lạ. Bạn bè và đồng nghiệp của bạn sẽ nói cho bạn nghe về các sản phẩm mà họ mua trong kỳ nghỉ của họ chẳng hạn. Vì vậy bạn sẽ thay đổi những lựa chọn theo thói quen của bạn mặc dù bạn không tìm kiếm điều đó.
Khi bạn mới bắt đầu thì bạn có thể thấy việc này có gì đó hơi ngớ ngẩn, thậm chí khiến bạn cảm thấy ngượng ngập. Bạn cũng sẽ tự mình khám phá ra nhiều thứ mà mình có thể biết ơn dù trong những ngày bình thường nhất. Cuối cùng, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và thấy cuộc sống đẹp hơn, ít bị lôi cuốn vào cuộc tìm kiếm những thứ “mới lạ và hiện đại”.
Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục thì bạn sẽ thấy rằng nó sẽ ngày càng dễ và ngày càng tự nhiên. Nhưng có một điều tôi chắc chắn nếu anh ta bớt hối tiếc đi thì anh ta đã sống hạnh phúc hơn.
Tự nhắc mình những điểm tốt của những thứ mình có thay vì cứ chú tâm vào những điểm đã xấu hơn so với ban đầu.
Hãy nhớ rằng suy nghĩ “ai mà khi chết có nhiều của cải nhất là người thắng cuộc” là một cái gai kìm hãm chứ không phải là sự khôn ngoan. Chú trọng vào những gì làm bạn hạnh phúc và những gì làm cuộc sống của bạn có ý nghĩa.
BARRY SCHWARTZ: Như đã đề cập trong cuốn sách này, trong lịch sử loài người với tư cách là một sinh vật, các lựa chọn mà ta phải đưa ra là “Tôi có nên tiếp cận nó không hay chạy trốn nó ?” hay “Tôi ăn nó hay nó ăn tôi ?” Ý tưởng về nhiều sự lựa chọn hấp dẫn là điều gì đó đặc trưng đối với thời hiện đại. Điều đó có thể hợp lý khi một người không thể lúc nào cũng tối đa hóa, chỉ chọn làm người cầu toàn với những gì quan trọng (công việc, bạn đời, con cái, sự đầu tư khi về hưu, …) và làm người thỏa mãn khi liên quan đến những thứ khác. Điều này cũng đúng với những lựa chọn không liên quan đến tiền bạc, bởi vì nếu bạn làm việc gần như kiệt sức mỗi ngày chỉ để đủ sống, bạn sẽ không có thời gian hay năng lượng để đưa ra nhiều quyết định cải thiện lối sống.