Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010

MỤC LỤC

Tính cấp thiết mở rộng thị trường tiêu thụ chè VN

Lịch sử phát triển chè thế giới

Chè bắt đầu là thứ đồ uống dành riêng các tầng lớp quý tộc vua chuá và những người giàu có và qua quá trình phát triển của thương mại dần dần đã trở thành một loại đồ uống thông dụng trên toàn thế giới như ngày nay và cây chè đã được trồng ở một số các quốc gia như một ngành công nghiệp chính như Aán độ, Trung quốc, Nhật bản, Sri lanca, Indonesia. Bên cạnh các công năng của chè đối với sức khoẻ con người được các nhà khoa học Nga và Nhật Bản khám phá ra trước đây, các nhà khoa học Nhật bản hiện đại đã tìm ra các đặc tính dược liệu của chè xanh, đã chứng minh rằng chất catechin trong chè xanh có ảnh hưởng ngăn chặn các chức năng của các chất gây ra đột biến trong tế bào con người mà có thể dẫn đến ung thư.

Tình hình sản xuất chè thế giới

SriLanka là nước sản xuất đứng thứ ba trên thế giới sau Aán Độ và Trung Quốc, tập trung vào các tỉnh miền trung, miền tây và miền bắc, đa số diện tích phân bố ở độ cao trừ 600m trở lên, diện tích vào khoảng 187,309 ha được trồng bằng các loại gống Assam của Aân Độ. + Riêng Trung Quốc, nổi tiếng về chè Oolong và chè xanh do giống chè có chất lượng cao nhưng phần lớn tiêu dùng nội địa, chè đen XK chiếm tỷ lệ thấp (15.000T/năm) chất lượng được đánh giá là thấp trên thế giới.

Tình hình thị trường chè thế giới 1 Tình hình XK chè trên thế giới

Do phát triển của xã hội công nghiệp, môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, con người càng có nhu cầu các loại uống các tác dụng phòng chống bệnh tật, hiện nay đang có nhu cầu dùng các loại chè chất lượng cao nhất là loại chè có tác dụng phòng chống bệnh tật, chè “hữu cơ”, chè dưỡng lão, chè giảm béo..trong khi các nước sản xuất lớn vẫn đưa ra thị trường các loại chè cấp thấp, nên thị trường đang có xu hướng thừu chè chất lượng thấp và thiếu chè chất lượng cao. Do cạnh tranh với các loại NGK tiện dụng rất quyết liệt trên thị trường, các loại chè uống nhanh được chế biến từ chè thành phẩm như chè lon uống nhanh, chè hoà tan, cô đặc, các loại chè thảo dược có gốc là chè và được pha với một số nước hoa quả khác giàu chất bổ dưỡng và năng lượng các loại chè này được giới trẻ trong các nước công nghiệp như EU, Mỹ, Nhật, Hà Lan.

Bảng 3: Nhu cầu nhập khẩu chè các nước lớn trên thế giới(ĐVT :1000 T)
Bảng 3: Nhu cầu nhập khẩu chè các nước lớn trên thế giới(ĐVT :1000 T)

Đánh giá tình hình sản xuất chè VN

Chính vì điều này mà xuất khẩu chè xanh của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng mạnh trong vài năm gần ủaõy.

Khái quát tình hình phát triển của cây chè VN

Giống chè Shan (chiếm 31,1%), 27.979ha trồng phổ biến ở vùng núi và vùng cao (trên 500 mét so với mực nước biển), còn lại là các giống mới như chè cành, chè ghép và chè giống mới nhập của Nhật, Aán Độ Đài Loan và Trung Quốc gồm 20 loại có chất lượng cao hương thơm đặc biệt đã trồng ở Lâm Đồng và phiá Bắc. Nhưng mới ở giai đoạn bắt đầu chuyển đổi giống mới, tốc độ còn chậm, vườn chè kinh doanh chủ yếu bằng hạt nên SP không đồng nhaát. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư cho trồng và chăm sóc chè thấp chỉ đạt 80% yêu cầu, cho trồng chè đạt 40% yêu cầu) (ở những vùng nghèo tỷ lệ này còn thấp hơn). + Bên cạnh các điều kiện tự nhiên (đất đai thổ nhưởng, khí hậu) thuận lợi còn có sự thay đổi hợp quy luật trong cơ chế quản lý kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, những thay đổi kịp thời chính sách của nhà nước về chính sách khoán, nhất là chính sách khoán 01 giao đất dài hạn cho người lao động tạo điều kiện cho người trồng chè đẩy mạnh đầu tư phát triển, chính sách phát triển các thành phần kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước cả đầu tư trong nước lẫn nước ngoài đã huy động được nguồn lực vào sự nghiệp phát triển ngành chè.

Bảng 8:  Sản lượng và diện tích chè thời kỳ 1995-2000
Bảng 8: Sản lượng và diện tích chè thời kỳ 1995-2000

Thị trường tiêu thụ chè VN- những vấn đế đặt ra 1 Thị trường trong nước

Ngoài ra các loại SP chè thường dùng làm nước giải khát thông thường rẻ tiền ở trong nhà, bến xe, bến đò chủ yếu là các loại chè ướp hương rời có giá thấp..Vì hiện nay sức mua của nông thôn còn rất thấp trong khi còn nhiều nhu cầu thiết yếu hơn, giá chè thương phẩm chưa phù hợp, nên đại đa số gia đình nông thôn chỉ mua chè vào các dịp lễ tết vì vậy tính thời vụ rất cao, (theo thống kê của một số các DN chè hương mức tiêu thụ vào dịp tết gấp trên 10 lần các ngày thường). + Tổ chức kiểm tra chất lượng ngành chưa quan tâm đúng mức, tiêu chuẩn chất lượng ngành đã ban hành nhưng không được thực hiện đầy đủ do hoạt động của ngành kém hiệu quả, một thực trạng là tồn tại và phát triển một cách ồ ạt các xưởng chế biến mini ở một số các địa phương cạnh tranh với công nghệ chế biến hoàn chỉnh trong việc tranh mua nguyên liệu và tranh bán SP để thu lợi trước mắt không kịp thời ngăn chặn đã làm giảm uy tín chè VN, chưa xây dựng được lộ trình hiện đại hoá công nghệ ngành trên cơ sở dự báo thị trường và SP.

Bảng 11 : Phân bố thị trường nước giaỉ khát theo khu vực
Bảng 11 : Phân bố thị trường nước giaỉ khát theo khu vực

Quan điểm, mục tiêu phát triển của ngành chè VN- dự báo nhu cầu SP chè ở các thị trường

Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành chè VN đến 2010 Quan ủieồm

Những giải pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010.

Dự báo và định hướng thị trường chè đến năm 2010

Nhu cầu nội địa: Tiêu thụ chè Bình quân đầu người tiêu thụ khoảng 260 gr/năm là mức còn thấp so với nhiều nước, Tiêu thụ nội địa dự đoán sẽ tăng khi dân số tăng lên và tiêu thụ mỗi đầu người cũng có triển vọng tăng lên do lợi ích của việc uống chố ngày càng biểu hiện rừ. Vấn đề là làm thế nào để có thể tăng khả năng cạnh tranh về SP, chất lượng, giá cả và tổ chức kênh phân phối để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ nhất là thâm nhập vào thị trường chính của thế giới về tiêu thụ chè mà SP chè VN có thể đáp ứng được.

Bảng 19: Dự báo một số thị trường lớn có nhu cầu tăng trưởng đối với  chè của VN đến 2010:  (ĐVT : 1000 T)
Bảng 19: Dự báo một số thị trường lớn có nhu cầu tăng trưởng đối với chè của VN đến 2010: (ĐVT : 1000 T)

Tiềm năng phát triển ngành chè VN và các nhân tố tác động đến sản xuất và mở rộng thị trường

Nhìn chung triển vọng của thị trường chè XK của VN còn rất lớn trong khi với khả năng hiện tại ngành chè VN chỉ cung cấp một lượng khoảng trên 4%.

Các nhân tố tác động đến mở rộng thị trường

Chính sách phát triển các thành phần kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài đã thu hút các nguồn lực phát triển ngành chè. Chính sách cổ phần hoá DNNN tạo điều kiện huy động nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản lý của các DNNN, chính sách khuyến khích XK của Nhà nước, đặc biệt chính sách thuế đối với hàng nông sản kích thích các DN hướng vào hoạt động XK.

Mở rộng thị trường trong nước

+ Sự đổi mới và thông thoáng của hệ thống chính sách của nhà nước VN:. Chính sách phát triển các thành phần kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài đã thu hút các nguồn lực phát triển ngành chè. Chính sách cổ phần hoá DNNN tạo điều kiện huy động nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản lý của các DNNN, chính sách khuyến khích XK của Nhà nước, đặc biệt chính sách thuế đối với hàng nông sản kích thích các DN hướng vào hoạt động XK. lượng của chè rất khác nhau nên giá cả cũng rất khác nhau, có thể thay đổi từ loại 5-10ngàn đ/kg đến loại hàng triệu đ/kg. Khi thu nhập thấp người tiêu dùng chỉ quan tâm đến chè như là NGK rẻ tiền có hương vị với giá cả chấp nhận được, đối với khúc thị trường người có thu nhập thấp định giá dựa trên cơ sở hướng vào khách hàng, vì khu vực thị trường này nhạy cản về giá, đặc biệt vào các dịp tết không nên tăng giá có thể giảm giá hoặc tặng quà để thu hút khách hàng tăng sản lượng bán, tăng doanh thu. + Phân phối: Xây dựng kênh phân phối tới các đại lý ở các thị trấn, thị tứ, thị xã và tới các người bán lẻ với độ dày mỏng khác nhau tuỳ theo từng địa phương, không nên chỉ tập trung vào các thị trấn như vừa qua. + Chiêu thị : Quảng cáo trên các bao bì về công năng của chè đối với sức khoẻ con người, đầy mạnh dịch vụ bán hàng cách khuyến mãi, thưởng cho các đại lý, người bán lẻ, vì họ là người tác động trực tiếp đến người tiêu dùng, tác động trực tiếp đến quá trình diễn biến tâm lý tiêu dùng, và quyết định mua của khách hàng. b)- Chiến lược thị trường hướng về thành thị, người có thu nhập cao. Phân phối: Tạo dựng các kênh phân phối tại các đại lý, các siêu thị trong thành phố, các nhà hàng, gần nơi công sở, quán ăn và bến xe..Liên kết với các doanh nghiệp nước giải khát trong nước trong việc sản xuất và tiêu thụ các loại chè uống nhanh như công ty Lipton và Netsle của mỹ đã liên kết với Cocacola và Pepsi để sản xuất ra các loại chè RTD (chè uống nhanh) và phân phối trong mạng lưới phân phối như các loại NGK khác.

Mở rộng thị trường nước ngoài

Tăng cường quảng cáo SP bằng cách công bố rộng rãi các công trình nghiên cứu của các học giả ở nhiều nước trên thế giới về giá trị dinh dưỡng, công năng sinh lý và hiệu ứng dược lý của các SP chè đối với sức khoẻ con người, hiện nay có nhiều người uống chè theo thói quen nhưng vẫn không hiểu biết được hết công năng của nó. Vậy các DN chè VN cần tiến hành công tác xúc tiến thương mại bằng cách liên kết với các nhà phân phối lớn này bằng hình thức liên doanh bao tiêu SP, vừa có thể có thị trường tiêu thụ ổn định vừa có thể học hỏi kinh nghiệm trên thị trường tiếp cận với thị trường nhanh hơn cũng như tranh thủ được vốn để đầu tư đổi mới công nghệ và kỹ thuật hiện đại tạo ra SP tinh chế phù hợp với thị trường giảm thiểu rủi ro khi chỉ xuất nguyên liệu thô.

Nâng cao chất lượng nguyên liệu

Mở rộng mô hình chuyển đổi giống chè bằng các dự án cải tạo trong đó 25% vốn góp bằng công lao động của người lao động và 75% vốn của các DN và cùng chia lợi ích theo tỷ lệ góp vốn gắn trách nhiệm của người trồng chè trong việc sử dụng vốn. Để tăng chất lượng nguyên liệu các tỉnh trồng chè tập trung thành lập đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực làm công tác hướng dẫn cho người trồng chè cách chăm sóc thâm canh, tăng cơ cấu phân hữa cơ bón cho chè lên 60-80%, hạn chế dùng các loại phân vô cơ và thuốc phòng trừ sâu bệnh.

Hoàn thiện công nghệ chế biến

+ Kỹ thuật chăm sóc: Theo đánh giá của các chuyên gia về chè hiện nay hàm lượng vật chất (chất tan và pectin) trong chè rất thấp, do đất thiếu dinh dưỡng, bạc màu. +Xây dựng mới một số cơ sở chế biến công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng đến năm theo mục tiêu của ngành chè là tăng gần 200% , và đạt 70-80% mặt hàng chè cao cấp.

Hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm

+Các đơn vị quy mô vừa sản xuất chè XK quy mô vừa thì tập trung cải tiến một số khâu bằng thiết bị trong nước có tính chất quyết định đến chất lượng SP. + Thành lập một phòng thí nghiệm dư lượng thuốc trừ sâu cho cây chè, tiến hành kiểm tra bắt buộc, để bảo đảm rằng nồng độ thuốc trừ sâu không vượt quá giới hạn tối đa, bảo đảm danh tiếng cho chè VN trên thị trường quốc tế.

Quy hoạch, tổ chức lại ngành chè VN

Các DN nhà nước như Tổng Công ty chè Việt nam và Công ty chè Lâm Đồng phải tổ chức lại theo hướng CPH để nâng cao hiệu quả (vì hai đơn vị này chiếm 30% năng lực sản xuất của cả nước), xoá bỏ cấp nông trường, đối với mỗi nhà máy chế biến phải gắn liền với một vườn chè nhất định theo mô hình của hầu hết các nước sản xuất chè trên thế giới, để đảm bảo cung cấp nguyên liệu đồng nhất, giảm bớt chi phí cấp trung gian, nâng cao hiệu quả chế biến và gắn trách nhiệm của nhà máy và người trồng chè trong việc đầu tư chăm sóc vườn chè, đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngày nay lợi thế cạnh tranh giữa quốc gia không chỉ là lợi thế về nhân công rẻ tiền, hay lợi thế về taì nguyên thiên nhiên mà là nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao có khả năng quản lý và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tiếp cận được công nghệ mới, tiếp cận được thị trường, mở rộng thị trường, lợi thế cạnh tranh quốc tế thể hiện ở chỗ phản ứng nhanh nhạy với sự thay đổi của nhu cầu, thay đổi của thị trường, và sự thay đổi của công nghệ, từ đó có đối sách thích hợp.