Chiến lược xuất khẩu gốm sứ Minh Long sang thị trường Nga: Thách thức và cơ hội

MỤC LỤC

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU GỐM SỨ MINH LONG SANG THỊ TRƯỜNG NGA

Thị trường Nga

Thách thức lớn nhất đối với Nga là các biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các xí nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong điều kiện môi trường kinh doanh với hệ thống ngân hàng trẻ và khác thường, được nắm giữ bởi các ông trùm Nga (oligarch). Việc định hướng cho người tiêu dùng và thúc đẩy chi tiêu vào hàng tiêu dùng là một việc khá khó khăn đối với nhiều khu vực ở các tỉnh, khi mà ở các khu vực này nhu cầu tiêu dùng rất đơn giản, mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng khen ngợi đã được thực hiện ở các thành phố lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực như may mặc, lương thực, thực phẩm, công nghiệp giải trí. Thực tế, kim ngạch xuất khẩu của Nga chỉ có thể tăng mạnh trong trường hợp giá dầu mỏ và khí đốt tăng cao trên thị trường thế giới, mà điều này chưa chắc đã xảy ra khi rủi ro kinh tế vĩ mô là rất lớn ở cả châu Âu, lẫn Mỹ và Trung Quốc.

Trong cơ cấu kinh tế của mình, nước Nga chú trọng phát triển các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng như: dầu mỏ, năng lượng, khai khoáng.., những mặt hàng tiêu dùng, hàng hóa đòi hỏi nhiều nhân công chủ yếu nhập từ nước ngoài trong đó có nhiều mặt hàng là thế mạnh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU… giảm mạnh do bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong khi đó xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga, một nền kinh tế đang dần hồi phục, một thị trường mở và cũng là thị trường truyền thống của Việt Nam lại chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Trong việc xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ cũng vậy, (quý đầu năm 2009) Nga hiện đang thứ 21 trong các nước nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam (Đức đứng đầu, Mỹ đứng thứ hai, sau đó là Anh,…), với một đất nước có diện tích lớn nhất thế giới, dân số đông, thị trường đầy tiềm năng, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam sang Nga thật sự chưa tương xứng với tiềm năng thương mại giữa hai nước.

Là một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và nhiều kinh nghiệm trong việc xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ qua các thị trường Pháp, Nhật, Đức…, chúng tôi đã gặt hái những thành công nhất định và tạo được lòng tin của khách hàng về chất lượng thẩm mỹ cũng như độ bền mặt hàng này của Việt Nam. Một lợi thế của chúng tôi nữa là, do là doanh nghiệp xuất khẩu theo thị hiếu của khách hàng nên thường chúng tôi đặt hàng tại các doanh nghiệp sản xuất với một số lượng nhất định, do đó thường không có hàng tồn từ đó cắt giảm được chi phí kho bãi. Hiện nay, nếu doanh nghiệp có nhu cầu mở văn phòng đại diện tại LB Nga hoặc tìm kiếm đối tác, lãnh đạo Trung tâm Thương mại Mêkông Emeral (tổng diện tích 37.000m2 nằm trên đường vành đai lớn nhất Mátxcơva) sẵn sàng hỗ trợ với giá ưu đãi (bằng ẳ so với cỏc trung tõm thương mại khỏc).

Năm 2008, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Liên bang Nga đạt 1,641 tỷ USD (đây đã là con số kỷ lục từ trước đến nay), có nhiều cơ hội để đưa vào thị trường này mặt hàng đồ gốm, thiết bị vệ sinh, đồ nhựa gia dụng, thuốc đông nam dược… mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao.

CHIẾN LƯỢC MARKETING

    Điểm yếu: hệ thống phân phối tương đối, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm thấp, marketing đơn giản, quản lý chất lượng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000, thương hiệu mới phát triển. Trong những năm gần đây, Nga đặc biệt đề cao lối nghệ thuật dân gian, đây là một trong những yếu tố thúc đẩy chúng tôi xuất mặt hàng gốm sứ sang Nga, vì đây là sản phẩm vừa mang tính truyền thống, đồng thời mang hơi thở của thời đại với những sáng tạo không ngừng trong kiểu dáng và họa tiết thiết kế. Có thể nói, nghệ thuật gốm của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ trên của người Nga, sự tận dụng bố cục, màu sắc, nhịp điệu của nông thôn, thành thị, của nông nghiệp và cả công nghiệp trong những họa tiết và bức vẽ trang trí trên những sản phẩm mang hơi hướng nghệ thuật thể hiện cái đẹp của quá khứ và của thời đại.

    Xét về xu hướng thưởng thức cái đẹp là có điểm tương đồng giữa Nga và Việt nhưng trên nhưng trên thực tế có những điểm khác biệt về điều kiện địa lý làm nảy sinh những cái đẹp riêng mà chỉ Nga mới có, vì vậy chúng tôi phải hiểu được điều này nhằm tạo ra những sản phẩm có thể mang được những thế mạnh của Việt Nam về độ sáng tạo và chất lượng cũng như mang cái đẹp Nga thổi vào những tác phẩm gốm sứ. Chúng tôi tự tin nói rằng những tuyệt tác gốm sứ của Việt Nam có thể đáp ứng được kỳ vọng về cảm quan nghệ thuật của người Nga, để họ thấy rằng có một sản phẩm gốm của Việt Nam trang trí trong là thể hiện được họ không những hòa nhập với thế giới mà còn biết được nước Nga đẹp như thế nào. Thị trường Nga là một thị trường đầy tiềm năng nhưng lại là thị trường mới nên thông tin của chúng tôi về khách hàng chưa được chính xác, cũng như khách hàng cũng chưa có thông tin gì về doanh nghiêp chúng tôi và sản phẩm chúng tôi cung cấp trên thị trường Nga.

    Với chính sách giá này, giá chúng tôi cung cấp tại thị trường Nga cũng giống như giá chúng tôi đã cung cấp tại các thị trường trước đây: Pháp, Nhật, Đức… Tuy nhiên đây cũng chỉ là chiến lược ban đầu của chúng tôi, vì chưa có thông tin chính xác cũng như chưa nắm bắt được thị trường nên chúng tôi đưa ra chinh sách giá này, nhưng sau khi đã thâm nhập được thị trường Nga, chúng tôi sẽ thiết lập lại chinh sách giá cho phù hợp với thị trường này. Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp Trung Quốc, chúng tôi phải định một chính sách giá sao cho phù hợp: có nghĩa là làm sao phải đúng với mức giá của mặt hàng cao cấp, vừa phải có một mức giá cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc.

    QUY TRÌNH XUẤT KHẨU

    Hoàn thành thủ tục xuất hàng khi đã thanh lí hải quan giám sát hàng xuất và vô sổ Phải hạ bãi trước giờ máy bay bay theo quy định trên booking máy bay của đại lí cung cấp. Cán bộ hải quan ghi nhận xét của mình về tình trạng hàng vào tờ khai, ký tên rồi đưa về đội trưởng đội thủ tục hải quan ký và đóng dấu sau đó bóc hai tờ khai hải quan chuyển qua hãng tàu. Sau những nghiên cứu cùng với những thông tin chúng tôi thu thập được, chúng tôi đã nhận thấy một điều rằng Nga thực sự là một thị trường có tiềm năng rất lớn để chúng tôi xây dựng hình ảnh thương hiệu gốm Việt tại Nga.

    Bởi thị trường Nga được xem là thị trường tương đối dễ tính, với ít hàng rào kĩ thuật và những qui định không quá khắt khe nên chúng tôi có thể tiến vào thị trường dễ dàng. Nhiều bạn hàng Nga, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Nga và Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga và bà con Việt kiều tại LB Nga sẽ là cầu nối quan trọng giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm vào thị trường Nga. Có nhiều cơ hội để đưa vào thị trường này mặt hàng đồ gốm, thiết bị vệ sinh, đồ nhựa gia dụng, thuốc đông nam dược… mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao.

    Dù vậy nhưng chúng tôi thấy rằng mỗi cơ hội đều ẩn chứa những thử thách nhất định, nhưng điều quan trọng là việc tận dụng những thuận lợi, khắc phục những khó khăn để đến được với thị trường Nga đầy hứa hẹn. Tóm lại, với chiến lược kinh doanh đưa mặt hàng gốm sứ Việt Nam tiến vào thị trường Nga, chúng tôi cần một thời gian lâu dài và ổn định cũng như cần có một sự kiên trì để có thể xây dựng thành công thương hiệu gốm sứ Việt tại một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng như nước Nga.