Phân tích Dịch vụ Thương mại của Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (SVC)

MỤC LỤC

Dịch vụ Thương mại – Phân phối xe gắn máy (tiếp theo)

Dịch vụ sửa chữa và phụ tùng phụ kiện có tốc độ tăng trưởng cao và tỷ suất lợi nhuận gộp trên 20%. Chiến lược của Savico là gia tăng lợi nhuận từ dịch vụ này qua phát triển các trung tâm kinh doanh xe đã qua sử dụng.

Dịch vụ Thương mại – Dịch vụ và phụ tùng phụ kiện

Thách thức của công ty sẽ là đẩy mạnh triển khai, vốn hóa và đi vào khai thác các dự án hiệu quả và chuyển nhượng các dự án không có tính tương hỗ cho lĩnh vực dịch vụ thương mại của công ty. Savico hiện đầu tư 9 dự án và tham gia góp vốn 7 dự án bất động sản TP.HCMC, Hà Nội, Đà Nẵng và Vũng Tàu.

Dịch vụ bất động sản

Việc khai trương Khu B Tổ hợp Thương mại Savico Mega Mall Hà Nội đã tạo điểm nhấn trong các dự án bất động sản của Savico và tạo nguồn thu ổn định từ năm 2011 trở đi. Khu A đã có hai khách hàng lớn là Big C (thuê toàn bộ tầng hầm) và Trần Anh Computer (thuê một phần tầng 2). Khu A của Savico Mega Mall với hơn 13 ngàn m2 đang xây thô, hiện tại đã cho thuê được tầng hầm làm đại siêu thị & tầng 3 làm trung tâm điện máy.

Việc chuyển nhượng này nằm trong chủ trương giảm tỷ trọng mảng bất động sản trong tổng cơ cấu tài sản đến 2015 về 40%. • Hiệp Bình Phước-Tam Bình: Hiện đã hoàn tất san lấp mặt bằng, được phê duyệt quy hoạch 1/500, dự án trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng và nền móng cho khu nhà liên kế nhằm mục tiêu triển khai bán nhà liên kế trong Q2/2011.

Dịch vụ bất động sản (tiếp theo)

Các dự án Savico góp vốn đầu tư bất động sản: Savico hầu hết đã góp đủ vốn đầu tư qua quyền sử dụng đất hoặc tiền mặt dựa trên cơ cấu vốn tự có và vốn vay của dự án là 30/70. Savico tham gia góp vốn với một số đối tác để đầu tư các dự án bất động sản và đơn vị đối tác là chủ đầu tư. Đối tác chính mà Savico góp vốn bao gồm Công ty Xuất nhập Khẩu Khánh hội (KHA), Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH), FIDECO (FDC) và Công ty Quản lý Kinh doanh Nhà Thành Phố.

• Savico 115-117 Hồ Tùng Mậu:Đã thực hiện xong việc đền bù giải tỏa, tập trung khảo sát địa chất, bổ sung chuyển đổi công năng điều chỉnh thiết kế, dự kiến triển khai xây dựng trong năm 2011. Savico đã quyết liệt thanh lý các khoản đầu tư tài chính nhằm chuyển dịch nguồn lực sang mảng dịch vụ thương mại.

Bảng 4: Danh mục dự án  bất động sản Savico góp vốn đầu tư
Bảng 4: Danh mục dự án bất động sản Savico góp vốn đầu tư

Kết quả kinh doanh

Savico tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu cao năm 2010 nhờ mở rộng thêm 7 đại lý ô tô. • Doanh số của Savico chủ yếu là phân phối ô tô nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chính sách liên quan như thuế (VAT, trước bạ, nhập khẩu) và đặc biệt là chính sách tài chính tiền tệ liên quan đến cho vay nói chung và mua xe trả góp nói riêng. Theo Savico, năm 2010 thị trường ôtô bước vào thời điểm nhiều khó khăn khi các chính sách ưu đãi về thuế, phí không còn như năm 2009, cùng với đó áp lực lãi suất, tăng giá, tâm lý khách hàng chờ biểu thuế mới.

• Chi phí lãi vay tăng do Savico tăng quy mô tài trợ vốn lưu động và gia tăng lãi suất vay. • Chi phí tài chính bao gồm hai khoản mục chính là chi phí lãi vay và lỗ đầu tư tài chính.

Kết quả Kinh doanh

Với mức lãi suất bình quân 20% thì chi phí lãi vay 65tỷ đồng trong năm là hợp lý. Lợi nhuận ròng năm 2010 giảm do chi phí lãi vay gia tăng và lợi nhuận gộp bán xe giảm. • Thu nhập từ công ty liên kết chủ yếu phản ảnh các khoản thu tiền cổ tức nhận được từ các công ty liên kết.

• Riêng trong năm 2008, SVC phát sinh khoản lãi 101 tỷ hạch toán vào thu nhập khác do đánh giá lại tài sản dự án từ công ty liên kết Savico – Vinaland. • Sau khi trừ 17 tỷ phần lợi nhuận của cổ đông thiểu số (trong các công ty còn mà Savico chi phối), lợi nhuận để lại cho cổ đông công ty mẹ đạt 71 tỷ.

Kết quả Kinh doanh (tiếp theo)

Doanh số dịch vụ và phụ tùng mặc dù còn chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong các năm tới. Phần còn lại dịch vụ sửa chữa và bán phụ kiện và kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng dưới 10% trong vòng 5 năm qua. • Doanh thu dịch vụ năm 2010 đạt 272tỷ đồng chủ yếu đến từ dịch vụ sửa chữa và bán phụ tùng phụ kiện cho các khách hàng đã sở hữu ô tô.

• Năm 2010, SVC đưa vào khai thác một trung tâm phân phối xe Toyota đã qua sử dụng tại TP.HCM, đại lý đầu tiên tại Việt Nam của Toyota. • Dự án Quốc lộ 13 Thủ Đức: Công ty đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án cho một đối tác trong nước dự kiến thu về 180 tỷ đồng.

Kết quả Kinh doanh (tiếp theo)

• Mức cạnh tranh mảng phân phối ô tô xe máy ngày càng tăng, mức lợi nhuận gộp mảng dịch vụ thương mại sẽ chủ yếu được cải thiện trong tương lai chủ yếu do việc phát triển về chiều ngang qua việc mở rộng hệ thống các đại lý bán xe, tăng tỷ trọng và hiệu quả của mảng kinh doanh dịch vụ bao gồm sửa chữa và phụ kiện. • Do vậy, chúng tôi cho rằng bên cạnh việc mở rộng hệ thống đại lý Savico cần tăng cường tỷ trọng của dịch vụ sửa chữa và phụ kiện thông qua chiến lược nâng cấp các đại lý lên 3S và 4S nhằm gia tăng tỷ trọng doanh số và lợi nhuận của mảng kinh doanh dịch vụ đi kèm phân phối ô tô hiện tại. • Sản lượng xe bán tăng đồng thời cũng làm cho doanh thu phụ kiện tăng, lợi nhuận gộp của phụ kiện tương đối cao, khoảng 20%.

Mảng kinh doanh phụ tùng cũng đang được các đại lý của Savico tập trung phát triển, đây cũng là mảng kinh doanh chính nên đóng góp rất nhiều cho hoạt động dịch vụ nói chung. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân là do các chính sách kích cầu năm 2009 đã kết thúc thay vào đó là hàng loạt các chính sách thắt chặt chi tiêu, hạn chế cho vay USD, lãi suất vay ở mức cao.

Bảng 10: Lợi nhuân gộp theo lĩnh vực
Bảng 10: Lợi nhuân gộp theo lĩnh vực

Cổ phiếu SVC

• SVC có cơ cấu cổ đông khá “đậm đặc” ngay từ khi niêm yết, đặc biệt Tổng Công ty Bến Thành luôn nắm giữ trên 30% số cổ phiếu lưu hành. Tuy nhiên số cổ phiếu nắm giữ hiện tại của hai quỹ này đều đã giảm so với thời điểm đầu tư năm 2007. Trong đó đáng chú ý là Công ty TNHH Đầu Tư Kinh Đô, một cổ đông sáng lập của SVC.

• Ngoại trừ hai quỹ đầu tư tham gia là cổ đông chiến lược, SVC không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài khác tham gia giao dịch thường xuyên. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại SVC hiện là 8.5%, con số này thấp hơn so với mức 17% mà khối ngoại đang sở hữu trên toàn thị trường chứng khoán Việt nam.

Cơ cấu sở hữu

Thanh khoản giao dịch cổ phiếu SVC đang có dấu hiệu cải thiện đặc biệt trước giao dịch của các cổ đông lớn. Tuy nhiên cổ phiếu này chỉ thực sự giao dịch sôi động trong vòng 1 năm sau khi chuyển từ sàn, phần lớn thời gian còn lại SVC giao dịch với thanh khoản thấp, dưới 50 ngàn cổ phiếu/phiên. • Bên cạnh tác động từ việc chuyển sàn nêm yết, việc thanh khoản của SVC tăng trong thời gian này được cho là do tác động của các thông tin về đợt phát hành riêng lẻ cho cổ đông vào giữa tháng 10/2009, các thông tin về trả cổ tức đợt 1 và 2 năm 2009 và Kết quả kinh doanh năm 2009 được kiểm toán hợp nhất toàn tập đoàn.

Chúng tôi đánh giá cơ cấu sở hữu đậm đặc chính là nguyên nhân khiến thanh khoản của SVC ở mức thấp như hiện nay. Nguyên nhân là do Tổng công ty Bến Thành thực hiện mua vào để tăng tỷ lệ sở hữu lên 40,3%, tổng số lượng đăng ký mua là 1,25 triệu cổ phiếu.

Giao dịch và thanh khoản cổ phiếu SVC

Điều này sẽ cản trở nhà đầu tư thực hiện giao dịch khi có ý định đầu tư vào cổ phiếu SVC.

Diễn biến giá SVC tại HOSE

Ô tô là mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn, chi phối cán cân thương mại quốc gia, do đó các chính sách của Chính phủ, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay, đều ảnh hưởng không tốt đến ngành ô tô nói chung và lĩnh vực nhập khẩu ô tô. Lãi suất ngân hàng ở mức cao, tỷ giá tăng mạnh gần đây và hàng loạt các dự thảo tăng thuế và phí liên quan đến ô tô đang ảnh hưởng xấu đến sức cầu của thị trường. Để hạn chế ảnh hưởng từ chính sách này, SVC đang xây dựng các kế hoạch phát triển 5 năm với cỏc mục tiờu rừ ràng về mở rộng mạng lưới, tăng thị phần và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Đề giảm thiểu tác động của các rủi ro kinh doanh SVC tập trung đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ thương mại, cụ thể: mở rộng hệ thống phân phối và số dòng sản phẩm phân phối, phát triển các dịch vụ đi kèm. Đây là mức thấp so với lượng cổ phiếu niêm yết là 25 triệu và lượng free-float khoảng 10 triệu cổ phiếu, cổ phiếu SVC tồn tại rủi ro thanh khoản cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn với lượng giao dịch vài chục ngàn cổ phiếu/phiên.