Đào tạo và phát triển nhân lực tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội: Các hình thức phổ biến và hiệu quả

MỤC LỤC

Các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện nay 1. Đào tạo trong công việc

Đặc trưng của phương pháp đào tạo này là quá trình đào tạo được bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạy về công việc phải thực hiện, các thao tác khi thực hiện hay vận hành máy móc công nghệ, sau đó người học sẽ được quan sát người hướng dẫn thực hiện và cuối cùng người học mới thực sự bắt tay vào công việc thực sự khi đã thành thục công việc thực hiện. Đây là một phương pháp đào tạo có khá nhiều ưu điểm và hay được áp dụng trong các tổ chức do người được đào tạo sẽ tiếp thu và học tập được nhiều kỹ năng tốt từ những người chỉ bảo có nhiều kinh nghiệm nhưng với hình thức đào tạo này cũng tồn tại những khuyết điểm của nó như người được đào tạo rất dễ bị ảnh hưởng bởi những kỹ năng hay hành động không tốt của người hướng dẫn. Ưu điểm của hình thức đào tạo luân chuyển và thuyên chuyển công việc là người lao động được làm nhiều công việc, có cơ hội thử sức thực sự trong nhiều lĩnh vực , mở rộng kỹ năng học tập của học viên nhưng với hình thức đào tạo này người lao động sẽ hay gặp phải tình trạng không hiểu sâu về bất cứ một lĩnh vực nào và thời gian đảm nhiệm một vị trí quá ngắn sẽ làm người lao động không có nhiệt huyết trong công việc và xảy ra tình trạng trán nản.

Còn đối với hình thức đào tạo ngoài công việc để khắc phục được tình trạng người học sau khi tốt nghiệp khụng làm được việc mặc dự lắm rừ kiến thức đào tạo do khụng cú điều kiện tiếp xúc thực tế hay áp dụng các kiến thức học được vào công việc thì các nhà trường, trung tâm cần liên tục đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giảng dạy để giúp cho học viên có cơ hội tiếp xúc với thực tế.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các tổ chức

Nhu cầu đào tạo của tổ chức phụ thuộc vào thực trạng lao động hiện có của tổ chức là thừa hay thiếu, trình độ của người lao động đã đủ đáp ứng công việc hay chưa, chính vấn để này sẽ quyết định đến việc doanh nghiệp quyết định có tổ chức đào tạo hay không, và cần đào tạo cho các bộ phận hay đối tượng nào. Công tác đào tạo và phát triển không chỉ với mục đích đáp ứng nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp trước mắt mà nó còn mang tính chiến lược lâu dài, để phục vụ cho việc kế hoạch phát triển của doanh nghiệp sau này thì việc xây dựng kế hoạch về nhân sự để đáp ứng kế hoạch đó là vô cùng cần thiết. Các lao động khi được chọn làm đối tượng đào tạo và phát triển của tổ chức thì họ cần ý thức được sự quan trọng của công tác đào tạo và phát triển với bản thân và sự sống còn của tổ chức có như vậy họ sẽ có ý thức trong quá trình đào tạo và đạt kết quả tốt theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Nếu trên thị trường lao động có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tổ chức để thu hút những người tài về mình thì các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ rất ít có khả năng để làm được điều đó, chi phí bỏ ra lại cũng rất cao, mà doanh nghiệp thì luôn cần những lao động có chất lượng cao.

Sự cần thiết phải nâng cao công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các tổ chức

Lúc đó doanh nghiệp phải căn cứ vào đây để quyết định có nên tiến hành đào tạo hay không, và lựa chọn loại hình đào tạo nào. Vì vậy có hiệu quả nhất, an toàn nhất, và tiết kiệm vẫn là doanh nghiệp tiến hành công tác đào tạo và phát triển của mình một cách có hiệu quả. Sở dĩ xu thế phát triển của xã hội có ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển là do xu thế phát triển của xã hội sẽ quyết đinh đến việc các nguồn lực của xã hội sẽ tập chung cho việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở các lĩnh vực nào và hạn chế ở lĩnh vực nào.

Vì thế tổ chức cần có sự đánh giá thật cẩn thận về xu thế phát triển của xã hội để đưa ra các định hướng phát triển cũng như kế hoạch cụ thể cho việc phát triển nguồn nhân lực tại tổ chức, đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến công tác đào tạo và phát triển.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tỷ lệ công nhân trong công ty chiếm 68,89%, sở dĩ công ty có tỷ lệ công nhân cao như vậy là do ngành nghề kinh doanh chính là điện nên đòi hỏi một đội ngũ lao động cả kỹ sư và các công nhân kỹ thuật đông đảo, để phục vụ cho việc xây lắp các nhà máy điện, truyền tải và sửa chữa điện trên hầu hết địa bàn miền bắc.Trong đội ngũ công nhân thì số lượng công nhân qua đào tạo Đại học chiếm 5,4%, Trung học và Cao đẳng là 27,91%. Để xác định nhu cầu đào tạo trước mỗi khóa đào tạo của năm người lao động của Công ty được đánh giá năng lực đào tạo, dựa trên các mặt trình độ học vấn, kết quả hoàn thành nhiệm vụ trong Công ty, kỹ năng làm việc, kinh nghiệm. Căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo được Tổng công ty và Công ty phê duyệt , lãnh đạo các đơn vị có trách nhiệm chọn ra các cán bộ nhân viên tham dự các khoá đào tạo một cách dân chủ công khai, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn.

Đối với các bậc đào tạo Tiến sỹ, Thạc sỹ, Thực tập sinh, ngoài việc thực hiện các thủ tục theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ giáo dục, những người được cử đi đào tạo phải có đề cương theo chuyên ngành học phù hợp với yêu cầu công tác của đơn vị , được Hội đồng tuyển chọn của Công ty xem xét và trình Hội đồng khoa học của Tổng công ty chấp thuận. Đơn vị trực thuộc Công ty phải căn cứ kế hoạch nguồn nhân lực của mình, xét điều kiện, tiêu chuẩn và khả năng của từng cán bộ, viên chức để xét chọn và cử người đi đào tạo, bồi dưỡng các cấp học đại học và sau đại học, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Việc lựa chọn người lao động để đào tạo của Công ty là chặt chẽ và có kỷ luật, các Giám đốc đều có trách nhiệm về về việc tuyển người đi đào tạo cũng như sử dụng đúng ngành nghề chuyên môn và nhu cầu công tác sau khi đào tạo đối với cán bộ công nhân viờn của đơn vị.

Sau khi xác định nhu cầu đào tạo và mục tiêu cần đào tạo, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ trực tiếp lên kế hoạch đào tạo cho toàn bộ Công ty bao gồm: ngành nghề đào tạo , cấp bậc đào tạo, số lượng người dự kiến đào tạo, nguồn kinh phí đào tạo và thời gian đào tạo. Đối tượng được xét để tham gia bồi huấn nâng bậc công nhân là các công nhân kỹ thuật các nghề trong công ty điện lực Cầu Giấy, không áp dụng đối với cán bộ nhân viên chức danh chuyên môn nghiệp vụ; Đối với cán bộ nhân viên ở thang bảng lương chức vụ quản lý hoặc chuyên trách: Công tác đảng, đoàn thanh niên, cán bộ công đoàn chuyên trách. + Cán bộ nhân sự của công ty lập kế hoạch về: số lượng, tiến độ, thời gian, chương trình, lịch trình; cán bộ công nhân viên thuộc diện tiêu chuẩn được bồi huấn nâng bậc của năm trình giám đốc duyệt và thông báo cho các bộ phận.

+ Các bộ phận căn cứ vào kế hoạch, trên cơ sở số lao động là công nhân kỹ thuật hiện có, căn cứ vào tiêu chuẩn cấp bậc công nhân kỹ thuật các nghề, tiêu chuẩn thuộc diện được bồi huấn kiểm tra nâng bậc, lập danh sách đăng ký bồi huấn. * Căn cứ vào danh sách đề nghị nâng bậc của các bộ phận phòng tổ chức tập hợp, kiểm tra thoả mãn các tiêu chuẩn điểu kiện xét bồ huấn nâng bậc và trình giám đốc công ty ra quyết định các công nhân đủ điều kiện bồi huấn nâng bậc năm. * Đối với các nghề quản lý, sửa chữa đường dây và trạm; công nhân kinh doanh; công nhân đo lường công ty phối hợp với các trường đào tạo nghề điện, trường cao đẳng điện lực và các giáo viên kiêm nhiệm của công ty tổ chức bồi huấn lý thuyết, tay nghề, hướng dẫn chyên đề cho công nhân thuộc diện nâng bậc.

- Việc bồi huấn kiểm tra phải đảm bảo thể hiện được trình độ hiểu biết về lý thuyết và mức độ thành thạo về tay nghề chuyên môn: Bắt buộc bồi huấn và kiểm tra hai phần là lý thuyết và kiểm tra tay nghề bậc thợ, đối với thợ bậc cao phải thực hiện viết báo cáo chuyên đề.

Bảng 2.3 Chất lượng cán bộ khoa học và kỹ thuật, chuyên môn- nghiệp vụ Phân theo trình độ
Bảng 2.3 Chất lượng cán bộ khoa học và kỹ thuật, chuyên môn- nghiệp vụ Phân theo trình độ